Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Nhân dân 115
Vị trí
Vị trí88 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°46′29″B 106°40′02″Đ / 10,77476°B 106,66722°Đ / 10.774760; 106.667220 (Bệnh viện Nhân dân 115)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnbệnh viện đa khoa hạng I
Giường1.600
Lịch sử
Thành lập31 tháng 8 năm 1989
Liên kết
Điện thoại028 3865 2368
028 3865 4139
028 3865 5110
Websitebenhvien115.com.vn

Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện đa khoa hạng I hướng viện - trường trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh với các chuyên khoa thần kinh, tim mạch và thận học... tọa lạc tại số 520 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là số 88 đường Thành Thái, Phường 12, Quận 10).

Bệnh viện hiện có Khoa nội với các chuyên khoa: Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa Tim mạch tổng quát, Khoa Thận nội - lọc máu & miễn dịch ghép, Khoa Hồi sức tim mạch, Khoa Nội tiêu hóa gan mật, Khoa Dược, Khoa Khám Bệnh, khoa Nội tiết, Khoa Cơ - Xương - Khớp, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng. Khoa ngoại với các chuyên khoa: Khoa Ngoại Thần kinh chấn thương, Khoa Ngoại tổng quát, Khoa Ngoại niệu - ghép thận, Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình, Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, Khoa Phẫu thuật tim, Khoa Y học thể thao.[1] Bệnh viện có gần 1.700 nhân viên y tế và chỉ tiêu giường bệnh là 1.600 giường.[2]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 5 năm 1975, Bệnh viện Trần Ngọc Minh- cạnh trường Quân y quân lực Việt Nam Cộng hòa cũ - được trường Quân y Miền (H24) tiếp quản và bàn giao cho K52 - một đơn vị điều trị thuộc Đoàn Hậu cần 50, thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1968. Tháng 9 năm 1975, K52 được bổ sung thêm ĐT25 (ra đời năm 1966, thuộc Đoàn Hậu cần 85) trở thành Viện Quân y 52, thuộc Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng.

Tháng 10 năm 1976, Viện Quân y 52 đổi tên thành Viện Quân y 115.

Tháng 1 năm 1978, Viện Quân y 115 hợp nhất với Trường Trung học Quân y II thành Trường Trung học Quân y II (thực chất là chuyển từ bệnh viện thành trường). Tháng 1 năm 1983, Viện Quân y 115 được tách ra trở lại và bước vào giai đoạn xây dựng thành bệnh viện loại B đa khoa khu vực để thực hiện điều trị cho thương bệnh binh của các đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời trở thành bệnh viện thực hành cho Trường Trung học Quân y II và Cơ sở II của Đại học Quân y.

Tháng 12 năm 1984 đến tháng 3 năm 1985, Viện Quân y 115 trực thuộc Cục Hậu cần Quân khu 7.

Từ tháng 3 năm 1985 đến tháng 8 năm 1989, Viện Quân y 115 trực thuộc Phân hiệu Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng.

Ngày 14 tháng 7 năm 1989, Bộ Quốc phòng quyết định bàn giao Viện Quân y 115 và một phần Phân hiệu Học viện Quân y về ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý).

Đến 31 tháng 8 năm 1989, ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định chính thức thành lập Bệnh viện Nhân dân 115 và tên gọi đó được sử dụng cho đến ngày nay.

Kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Bệnh viện Nhân dân 115 áp dụng nhiều kỹ thuật trong chẩn đoán và can thiệp: phẫu thuật thần kinh, điều trị đột quỵ, can thiệp tim mạch-mạch máu qua DSA cấp cứu và theo chương trình, nong mạch vành cấp cứu, đặt stent, đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn, đặt máy phá rung tim trong cơ thể, MRI khớp, MRI tim mạch, mổ nội soi khớp, thay khớp, nội soi điều trị (soi não, khớp, tai mũi họng, bụng tổng quát, soi mật tụy ngược dòng...), can thiệp bằng máy DSA (TOCE điều trị ung thư gan, cầm máu xuất huyết tiêu hoá, can thiệp mạch máu...).

Trên 20 ca ghép thận đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115 cùng với các kỹ thuật lấy thận qua ngã nội soi, lọc thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc...

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Bên lề[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Bệnh viện Nhân dân 115 đưa vào sử dụng khu chẩn đoán và điều trị theo yêu cầu (Thành Thái, Phường 12, Quận 10). Tại đây có 10 phòng khám, một phòng lưu bệnh tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị… cho tất cả bệnh nhân có yêu cầu. Ngày 4 tháng 1 năm 2007, bệnh viện đã thực hiện ca mổ tim hở đầu tiên của mình. Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện thứ ba sau Viện Tim và Bệnh viện Tâm Đức thực hiện mổ tim hở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ đầu tháng 1 năm 2007 đến hết tháng 6 năm 2007, Bệnh viện Nhân dân 115 đã thực hiện hơn 100 ca phẫu thuật tim hở với tỷ lệ thất bại dưới 2% cho bệnh nhân người lớn có các bệnh lý - khiếm khuyết tim mạch hay bệnh nhi có dị tật tim bẩm sinh.[cần dẫn nguồn]

Ngày 2 tháng 6 năm 2008, gần cả ngàn bệnh nhân - trong đó có nhiều người già yếu, phụ nữ mang thai - chen lấn tại quầy nhận bệnh, chờ được gọi tên khám bệnh từ sáng sớm đến gần trưa vẫn không được giải quyết.

Báo Lao động liên tục nhận được phản ánh từ bạn đọc là những bệnh nhân nghèo đã và đang khám chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhân dân 115 kể cả có hoặc không có thẻ Bảo hiểm xã hội đều phải mua thuốc giá cao tại nhà thuốc bệnh viện, thậm chí cao hơn từ 100% đến 800%.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Giới thiệu các khoa
  2. ^ VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
  3. ^ “Danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động”.
  4. ^ “Bệnh viện Nhân dân 115 đón nhận Huân chương lao động hạng nhất”.
  5. ^ “BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TRƯỞNG THÀNH”.
  6. ^ 40 tỉ đồng vào túi ai? - Cập nhật ngày 19 tháng 1 năm 2010