Bệnh viện Nhi đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1
Khu khám bệnh của bệnh viện trên đường Lý Thái Tổ
Tên khácBệnh viện Nhi đồng
Vị trí
Vị trí341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°46′09″B 106°40′15″Đ / 10,76916°B 106,67071°Đ / 10.769160; 106.670710 (Bệnh viện Nhi đồng 1)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện chuyên khoa
Giường1.400
Lịch sử
Thành lập1956
Liên kết
Điện thoại(028) 39271119
Websitenhidong.org.vn

Bệnh viện Nhi đồng 1 là một bệnh viện chuyên khoa Nhi trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] địa chỉ tại số 341 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Bệnh viện được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I,[3] hiện là một trong ba bệnh viện Nhi tuyến cuối phục vụ các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 2Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.[4][5]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Về tổ chức, hiện nay bệnh viện chia ra 9 phòng chức năng và 37 khoa.[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu bệnh viện có tên là Bệnh viện Nhi đồng, được chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa vào hoạt động năm 1956 với 60 giường và trong những năm sau đó tiếp tục được mở rộng quy mô. Theo thông tin của chính quyền vào năm 1961, Bệnh viện Nhi đồng khi đó đã có 230 giường, chia ra làm hai khu trị bệnh: khu bệnh lây và khu giải phẫu, được trang bị đầy đủ tiện nghi. Bệnh viện đồng thời là nơi thực tập và đào tạo nhân viên chuyên môn. Hàng năm có khoảng 3.000 trẻ em được điều trị tại đây.[7] Tính đến năm 1971, Bệnh viện Nhi đồng có 12 khu: ngoại chẩn, nhi khoa A (dưới 24 tháng), nhi khoa B (từ 2 đến 4 tuổi), nhi khoa C (từ 4 đến 12 tuổi), nha khoa, truyền nhiễm, tai mũi họng, vật lý trị liệu, giải phẫu, quang tuyến, thí nghiệm và ngân hàng máu, tiếp liệu y dược cụ.[8]

Cho đến năm 1975, đây là bệnh viện chuyên khoa Nhi duy nhất của toàn miền Nam điều trị cho bệnh nhi về nội, ngoại khoa và các chuyên khoa khác. Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bệnh viện được Bộ Y tế, Xã hội và Thương binh của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản, rồi được bàn giao cho Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.[2] Năm 1978, bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 1 do thành phố lập thêm Bệnh viện Nhi đồng 2 tại Quận 1.[9]

Giai đoạn 1985–1994, bệnh viện tập trung phát triển nhi khoa đại chúng; 1995–2004 phát triển nhi khoa chất lượng. Từ năm 2005 đến nay phát triển nhi khoa chuyên sâu với các lĩnh vực mũi nhọn: Hồi sức cấp cứu, Phẫu thuật, Sơ sinh, Bệnh lý nhiễm trùng và Tim mạch.[2][10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b c “Bệnh viện nhi đồng 1 - 60 năm xây dựng và phát triển”. Bệnh viện Nhi đồng 1. 21 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (1 tháng 6 năm 2018). “Chuyện hiếm có: một thành phố có 3 bệnh viện Nhi, đều là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối với cùng quy mô 1.000 giường”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ P.Thương (15 tháng 10 năm 2022). “Chuyển mùa khiến bệnh hô hấp ở trẻ tăng”. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ “Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Nhi đồng 1”. Bệnh viện Nhi đồng 1. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Thành tích bảy năm hoạt động của chánh phủ. Ấn quán Mai Lĩnh. 1961. tr. 1144–1145. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Quy-pháp vựng-tập Quyển XIV – Tập II. Sở Công báo. 1971. tr. 1315–1316.
  9. ^ Trần Nam Tiến (2006). Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Những sự kiện đầu tiên và nhất. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 15–16. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Vy Hiếu, Mạnh Hùng (4 tháng 8 năm 2022). “Bệnh viện Nhi đồng 1 đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Bệnh viện Nhi Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]