Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bệnh viện phong da liễu Văn Môn là bệnh viện trực thuộc sở y tế tỉnh Thái Bình.

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện phong da liễu Văn Môn nằm sát Sông Hồng dưới con đê thuộc xã Vũ Vân huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện phong da liễu Văn Môn là nơi khám và chữa cho các bệnh nhân phong,da liễu,quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc người mắc bệnh phong bị tổn thương nặng đã được điều trị ổn định,ngoài ra còn khám chữa bệnh đa khoa cho nhân dân xã Vũ Vân

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Là Bệnh viện điều trị bệnh phong ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Để tiếp nhận và chữa bệnh cho bệnh nhân phong của 21 tỉnh, thành phố ở phía Bắc Việt Nam, thuộc 6 dân tộc. Khu điều trị phong Văn môn Thái bình được thành lập từ năm 1900 tiền thân của Bệnh viện phong da liễu Văn môn ngày nay. Năm 1980 bấy giờ là Thị xã Thái Bình và hiện nay là Thành phố Thái Bình. Là trung tâm kinh tế của tỉnh, nên đã cuốn hút những người nghèo khổ ở các làng xã trong tỉnh, trong đó có bệnh nhân phong, về đây ban ngày họ vào tỉnh lỵ xin ăn, đêm thì tá túc ở các xóm làng quanh đó. Vì tỉnh lỵ cũng là trung tâm chính trị, văn hóa theo đề xuất của một vị giám mục Kitô tên là Sr.D.F Pedro Muan gorni (Tên tiếng việt làm Giám mục Trung). Ông công sứ bấy giờ là Vouillon người Pháp (Tiếng Pháp Notiasur La Province de Thái Bình). Thấy cần thiết phải dành một nơi ở xa tỉnh lập trại phong, để thu gom tập trung những bệnh nhân phong đi lang thang ở tỉnh lỵ, và từ đó trại được thành lập ở một gò bên bãi sông Hồng của làng Văn Môn, được gọi là trại phong Văn Môn[1].

Từ khi thành lập đại đa số nhân viên y tế ở đây là con em bệnh nhân phong, tự học y về điều trị cho chính cha mẹ, người quen của mình. Bởi sự kì thị xa lánh của xã hội những thời kì trước là rất lớn. Khi

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện phong da liễu Văn Môn đã được tặng thưởng các danh hiệu tiêu biểu: Huân chương Lao động hạng Ba (1995), Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2000), Huân chương Độc lập hạng Ba (2006) và nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, UBND tỉnh Thái Bình, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam...[2]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Hồng (17 tháng 12 năm 2014). “Cuộc sống phía sau cánh cổng làng phong Văn Môn”. http://anninhthudo.vn. Báo An ninh thủ đô. Truy cập 1 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Thái Bình: Kỷ niệm 110 năm Bệnh viện phong - da liễu Văn Môn”. http://dangcongsan.vn. 17 tháng 2 năm 2012. Truy cập 1 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)