Bệnh viện Quân y 175

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bệnh viện Quân y 175
Bộ Quốc phòng
Biểu trưng

Chỉ huy
Thiếu tướng Trần Quốc Việt
từ 01/10/2022

Quốc gia Việt Nam
Thành lập26 tháng 5 năm 1975; 48 năm trước (1975-05-26)
Phân cấpBệnh viện (Nhóm 5)
Nhiệm vụlà bệnh viện tuyến trung ương khu vực phía Nam; Khám chữa bệnh cho quân nhân và nhân dân cả nước
Quy mô2.000 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng
Bộ chỉ huy786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Websitehttps://benhvien175.vn/
Chỉ huy
Giám đốcThiếu tướng Trần Quốc Việt
Bí thư Đảng ủyThiếu tướng Trần Quốc Việt

Bệnh viện Quân y 175[1] trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía nam, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sỹ quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, và các đối tượng khác.

Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 26/5/1975, Bệnh viện Quân y 175 được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 Quân y viện và một số đội điều trị thuộc Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam, với tên gọi ban đầu là: Viện Quân y 175 (phiên hiệu hợp thành bởi số đầu của 3 bệnh viện: K.116, K.72, K.59) phát triển thành Bệnh viện Quân y 175 ngày nay.
  • Từ tháng 5/1975 - 9/1977: Viện Quân y 175 hình thành làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh và giải quyết di chứng vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía Nam.
  • Từ tháng 9/1977 - 12/1989: Phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, và làm nhiệm vụ Quốc tế tại Cam-pu-chia, tiếp tục xây dựng Bệnh viện theo hướng Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
  • Từ 1990 - 2000: Đổi mới toàn diện, vững chắc, xây dựng Bệnh viện làm nhiệm vụ Bệnh viện tuyến cuối, trung tâm y học Quân sự ở phía Nam. Tham gia chương trình y tế chuyên sâu của ngành Y tế Nhà nước.
  • Từ 2001 - 2005: Xây dựng chuẩn Bệnh viện loại A, tuyến cuối, trung tâm nghiên cứu y học Quân sự của Bộ Quốc phòng ở phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Với bề dày lịch sử và truyền thống, Trải qua quá trình hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Tổng cục Hậu cần trước đây, nay là Bộ Quốc phòng, các thế hệ cán bộ, y bác sỹ đã làm nên những kỳ tích, xây dựng Bệnh viện Quân y 175 ngày nay trở thành một trong những bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn mạnh nhất khu vực Miền Nam[2].

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giám đốc: Thiếu tướng, TS.TTUT.BS Trần Quốc Việt
  • Bí thư Đảng ủy: Thiếu tướng, TS.TTUT.BS Trần Quốc Việt
  • Phó Giám đốc Ngoại: Đại tá, TS.BS Nguyễn Việt Cường.
  • Phó Giám đốc Nội: Đại tá, PGS.TS.BS Trương Đình Cẩm
  • Phó Giám đốc: Thượng tá, TSBS Bùi Đức Thành

Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[3] Tổ chức Đảng bộ trong Bệnh viện Quân y 175 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Bệnh viện Quân y 175 là cao nhất.
  • Đảng bộ các Khoa trực thuộc Bệnh viện Quân y 175
  • Chi bộ các Phòng, ban cơ quan đơn vị trực thuộc Bệnh viện Quân y 175

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Về thành phần của Đảng ủy Bệnh viện Quân y 175 thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Phó Giám đốc
  2. Phó Bí thư: Giám đốc

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc
  3. Ủy viên Thường vụ: Chủ nhiệm chính trị

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Phó Giám đốc
  2. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Chính trị
  3. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
  4. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Hậu cần Kỹ thuật
  5. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Điều dưỡng
  6. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Tài chính
  7. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  8. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  9. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  10. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  11. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa

Tổ chức khoa phòng ban[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Kế hoạch Tổng hợp
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật
  • Phòng Điều dưỡng
  • Khoa Dược (C9)
  • Khoa Trang bị (C10)
  • Trung tâm Huấn luyện - Đào tạo
  • Phòng Khoa học Quân sự - Đào tạo
  • Ban Quân lực
  • Phòng Tham mưu Hành chính

Khối nội, khối ngoại & khối cận lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Khối nội Khối ngoại Khối cận lâm sàng
Viện Ung bướu và Y học hạt nhân (A20.1, A.20.2, A20.3, A20.4, A20.5) Viện Chấn thương Chỉnh hình B1(a,b,c,h) Khoa khám bệnh C1
A1 Khoa Điều trị cán bộ cao cấp Quân đội B2 Khoa Ngoại Tiết Niệu C1-3 Khoa Cấp Cứu Lưu
A2 A2.1 Khoa Tim Mạch Khớp Nội tiết

A2.2 Khoa can thiệp tim mạch

B3 Khoa Ngoại bụng C2 Khoa Huyết học
A3 Khoa Nội tiêu hóa B4 Khoa Ngoại lồng ngực C3 Khoa Sinh hóa
A4 Khoa Truyền Nhiễm B5 Khoa Gây mê hồi sức C4 Khoa Vi Sinh Vật
A5 Khoa Lao và Bệnh phổi B6 Khoa Ngoại Thần kinh C5 Khoa Giải Phẫu Bệnh Lý
A6 Khoa Tâm thần B7 Khoa Mắt C7 Khoa Chẩn đoán Chức năng
A7 Khoa Nội Thần kinh B8 Khoa Hàm Mặt C8 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh
A8 Khoa Da Liễu - Dị ứng B9 Khoa Tai Mũi Họng C11 Khoa Dinh dưỡng
A9 Khoa Nhi B10 Khoa Răng C12 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
A10 Khoa Y học Cổ truyền B11 Khoa Phụ sản C16 Khoa Tiếp huyết
A11 Khoa Chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ TW A12 Khoa Hồi sức tích cực
A14 Khoa Lọc máu
A15 Khoa Nội Thận
A16 Khoa Quốc tế
A25 Khoa Bệnh nghề nghiệp và huyết học lâm sàng
A26 Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

Giám đốc qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đỗ Hoài Nam, Thiếu tướng (1990)
  • Nguyễn Văn Hoàng Đạo Thiếu tướng (2000)
  • Nguyễn Phục Quốc, Thiếu tướng (2008)
  • Nguyễn Hồng Sơn, Thiếu tướng (2013)
  • Trần Quốc Việt, Thiếu tướng (2022)

Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Các tướng lĩnh tiêu biểu khác[sửa | sửa mã nguồn]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trang chủ Bệnh viện 175”.
  2. ^ Bệnh viện Quân y 175 - Bệnh viện Anh hùng
  3. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”.
  4. ^ a b “Cơ sở vật chất”.