Bệnh viện Quân y 211

Bệnh viện Quân y 211
Quân đoàn 3
Vị trí
Vị trí410, Phạm Văn Đồng, phường Thống Nhất, Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
Tọa độ14°00′47″B 107°59′43″Đ / 14,0130271°B 107,9953681°Đ / 14.0130271; 107.9953681
Loại bệnh việnbệnh viện quân sự
Giường500
Lịch sử
Thành lập31 tháng 12 năm 1965; 58 năm trước (1965-12-31)
Bệnh viện Quân y 211
Hoạt động31/12/1965 (58 năm, 92 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Phân loạiBệnh viện (Hạng 1)
Chức năngLà bệnh viện trực thuộc Cục
Bộ phận củaQuân đoàn 3, Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huy410, Phạm Văn Đồng. thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Các tư lệnh
Giám đốc:Đại tá Hoàng Tiến Dũng
Chính ủyĐại tá Trần Văn Tài
Huy hiệu
Phù hiệuTập tin:Vietnam People's Army Medical Corps.jpg

Bệnh viện Quân y 211 là một bệnh viện Quân đội, trực thuộc Quân đoàn 3 và đóng tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tiền thân từ các bộ phận của Bệnh viện Quân y 103Bệnh viện Quân y 108 phục vụ chiến trường Tây Nguyên.

Hiện nay là Bệnh viện hạng 1 của Quân đội phục vụ cho nhân dân và lực lượng vũ trang khu vực Bắc Tây Nguyên.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Quân y 211 tiền thân là Bệnh viện 84 được thành lập ngày 31-12-1965 theo Quyết định số 2241 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ chủ yếu là "thu dung điều trị thương-bệnh binh của chiến trường B3 (Tây Nguyên). Ngoài ra còn nhận thêm thương-bệnh binh của Hạ Lào và Đường dây 559" [1].

Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đội hình chiến đấu của Binh đoàn Tây Nguyên (nay là Quân đoàn 3), cán bộ chiến sĩ Bệnh viện Quân y 211 tiếp tục tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trực tiếp cứu chữa, giành lại sự sống cho biết bao đồng đội, trả nhanh quân số về đơn vị chiến đấu, góp phần quan trọng vào thành tích chung của Binh đoàn, vun đắp nên truyền thống vẻ vang "Đoàn kết, dũng cảm; tận tụy, thủy chung; sáng tạo, tự lực; khoa học, thực tiễn".

Năm 2015, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 118/2015/TT- BQP về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 215/2013/TT- BQP ngày 13-12-2013 về việc công nhận xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bệnh viện được bổ sung nhiệm vụ, trở thành bệnh viện hạng 1 nằm trong đội hình của Quân đoàn[1].

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Giám đốc: Đại tá Hoàng Tiến Dũng
  2. Chính ủy: Đại tá Trần Văn Tài
  3. Phó giám đốc y vụ: Thượng tá Phạm Quỳnh
  4. Phó giám đốc nội:
  5. Phó giám đốc ngoại : Đại tá Trần Xuân Lợi

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Giám đốc, Viện trưởng: GS Võ Văn Vinh (1965-1967); GS Lê Cao Đài (1967-1973); GS Đào Gia Thìn (1973-1975); GS Phan Chúc Lâm (1975); BS Đặng Phì (1975-1978; BS Lê Viết Nho (1978-1981); BS Nguyễn Khiết (1981-1986); BS Lê Đăng Dung (1986-1993); BS Kiều Mỹ (1993-2003); BS Trần Đình Thụ (2003-2011); BS Bùi Xuân Hữu (2011-2020); BS Trần Vương Linh (2020-2023);BS Hoàng Tiến Dũng (2023-nay)...
  2. Chính ủy, Phó viện trưởng chính trị:...
  3. Phó giám đốc, Phó viện trưởng:...

Chức năng - nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện có nhiệm vụ khám, cấp cứu, thu dung, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong Binh đoàn và các đơn vị của Bộ, của Quân khu 5 trên địa bàn đứng chân. Đồng thời, đơn vị cũng tham gia điều trị cho các đối tượng hưởng bảo hiểm y tế, điều trị cho nhân dân có thu một phần viện phí[1].

Cùng với việc tập trung khám chữa bệnh cho quân, dân, Bệnh viện Quân y 211 còn tổ chức các đội công tác về các thôn làng ở Chư Sê, Đắc Đoa, để thăm, tặng quà, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 2.150 lượt người[2].

Nguồn lực và cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 80% bác sĩ của bệnh viện có trình độ trên đại học, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sĩ...[1]

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện đã trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ như[2]:

  • Hệ thống cộng hưởng từ 1,5T Magnetom Essenza
  • Máy siêu âm đàn hồi mô
  • Hệ thống chụp CT Scanner 64 lát cắt
  • Máy xét nghiệm huyết học thế hệ mới phân tích đầy đủ 5 thành phần bạch cầu, xét nghiệm tầm soát ung thư

Chuyên môn kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật gồm nhiều chuyên ngành:[3]

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bệnh viện đã làm chủ được hoàn toàn các kỹ thuật và vươn lên làm chủ nhiều kỹ thuật khó như phẫu thuật sọ não, phẫu thuật vi phẫu nối các chi thể đứt lìa, phẫu thuật tạo hình Răng – Hàm – Mặt; phẫu thuật phaco, chạy thận; thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm tầm soát ung thư vú, phổi, gan, mật, tụy, tiền liệt tuyến, các bệnh lý nội tiết như bệnh lý tuyến giáp, tuyến tụy, phát hiện các loại virus gan B, gan C và tầm soát dị tật thai nhi trước sinh...[1][3][4]
  • Tỉ lệ sử dụng giường bệnh trung bình hàng năm đạt 171%[4]
  • Tỉ lệ khỏi ra viện đạt trên 75%[4]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 50 năm qua, Bệnh viện Quân y 211 đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng[1]:

Nhà nước Campuchia tặng thưởng Huân chương Ăng-ko cho bệnh viện[6].

Bên cạnh đó, Khoa Ngoại 1 của Bệnh viện được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân[1].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “Bệnh viện Quân y 211 – Gia Lai: 50 năm xây dựng và trưởng thành”.
  2. ^ a b “Bệnh viện Quân y 211: Đột phá về chuyên môn kỹ thuật”.
  3. ^ a b “Chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện 211 - Quân đoàn 3”.
  4. ^ a b c “Bệnh viện Quân y 211 viết tiếp truyền thống trong thời kỳ đổi mới”.
  5. ^ “Bệnh viện Quân y 211: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba”. https://www.qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ “Một số đề xuất trong xây dựng và phát triển Bệnh viện Quân y 211”.