Bốn bảo vật (Ireland)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theo thần thoại Ailen, người Ailenbốn bảo vật được dân tộc Tuatha Dé Danann mang về hòn đảo này từ bốn thành phố đó là Murias, Falias, Gorias và Findias.

Bốn bảo vật đó là Tảng đá Định mệnh, ngọn giáo của Lug, thanh kiếm của Núadu, và cái vạc của Dagda.

Nguồn đề cập[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn vật này được đề cập bởi ít nhất ba văn bản viết bằng tiếng Ailen giữa:

Vào thế kỷ 17 Geoffrey Keating có đề cập trong tác phẩm Foras feasa ar Éirinn.[3]

Trích đoạn trong Lebor Gabála Érenn:

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

Lebor Gabála miêu tả dân tộc Tuatha Dé Danann (có nghĩa là "dân tộc của thần Danu) đã đến sống những hòn đảo ở phía Bắc của thế giới và học phép thuật tại đó. Sau đó họ đến Connaught ở Ailen. Lebor Gabála miêu tả rằng Tảng đá Định mệnh đã được mang tới Ailen bằng đường biển.[4]

Tác phẩm Cath Maige TuiredLebor Gabála kể lại rằng trên 4 hòn đảo ở cực Bắc của thế giới có 4 thành phố Falias, Gorias, Findias và Murias.[5] Cụm từ "Bốn bảo vật" cũng hàm ý ám chỉ các thành phố này, nhưng theo mô tả thì nó tọa lạc ở Lochlann. Mỗi thành phố đó có một nhà thơ (fili) rất uyên thâm về các thuật huyền bí. Dân tộc Tuatha Dé Danann — hậu duệ của Béothach con Iarbonel — đến 4 thành phố để học về phép thuật, tiếp thu đạo giáo (druidecht), kiến thức (fis), thuật tiên tri (fáitsine), và các kỹ năng phép thuật(amainsecht). Và họ băng qua biển bằng cách đi bộ trên mặt nước chứ không bằng sương mù.[5]

Khi dân Tuatha Dé Danann di cư đến Ailen, họ mang theo 4 bảo vật từ 4 thành phố trên:

Thành phố Thi sĩ Bảo vật Tính chất
Falias Morfessa hay Fessus Tảng đá Định mệnh Tảng đá sẽ cất tiếng kêu lớn dưới chân người sẽ làm vua của Ailen. Nó được cho là tọa lạc trên đồi Tara tại hạt Meath.
Goirias hay Gorias Esras Ngọn giáo của Lug Không có trận chiến nào có thể đả bại được nó hay người sử dụng nó.
Findias Uiscias hay Uscias Thanh kiếm của Núadu Không ai có thể thoát khỏi hay chống lại thanh kiếm này khi nó đã được rút ra khỏi vỏ.
Muirias hay Murias Semias Cái vạc của Dagda Không ai có thể thoát khỏi nó.
  1. ^ a b Malory's Anatomy of Chivalry: Characterization in the Morte Darthur, tr. 36
  2. ^ Although the text may go back to the 9th century, this introductory section seems to have been inserted by a Middle Irish redactor on the basis of Lebor Gabála. See Gerard Murphy, "Notes on Cath Maige Tuired." Éigse 7 (1954). p. 195.
  3. ^ Keating, Foras feasa ar Éirinn. Book 1, section 10.
  4. ^ Lebor Gabála Érenn, ed. and tr. R.A.S. Macalister. Lebor Gabála Érenn: The Book of the Taking of Ireland. Part IV. Irish Texts Society 41. First Redaction. §§ 55-7.
  5. ^ a b Lebar Gabála Érenn Part IV § 203; Cath Maige Tuired §§ 1-2.