Bổn Cách

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bổn Cách
本格
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Dự Thân vương
Tại vị1868 - 1898
Tiền nhiệmNghĩa Đạo
Kế nhiệmMậu Lâm
Thông tin chung
Sinh(1846-04-12)12 tháng 4, 1846
Mất30 tháng 10, 1898(1898-10-30) (52 tuổi)
Phối ngẫuPhí Mạc thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Bổn Cách
(愛新覺羅 本格)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Dự Thành Thân vương
(和碩豫誠親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụDự Thận Thân vương Nghĩa Đạo
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Tần Giai thị

Bổn Cách (tiếng Mãn: ᠪᡝᠨᡤᡝ, Möllendorff: benge,[1] chữ Hán: 本格; 12 tháng 4 năm 184630 tháng 10 năm 1898), là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Bổn Cách sinh vào giờ Dậu, ngày 17 tháng 3 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 26 (1846), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Dự Thận Thân vương Nghĩa Đạo, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Tần Giai thị (秦佳氏).[2] Năm Đồng Trị nguyên niên (1762), ông được thưởng mũ mão Đầu phẩm (头品顶戴), tương đương Nhất phẩm.[3] Tháng 8 năm thứ 7 (1868), cha ông qua đời, ông được thế tập tước vị Dự Thân vương đời thứ 12.[4] Tháng 6 năm thứ 8 (1869), ông trở thành Tổng tộc trưởng của Chính Lam kỳ.[a] Đến tháng 9 năm thứ 11 (1872), ông được ban thưởng mang Tam nhãn Hoa linh (戴三眼花翎).[b][5]

Năm Quang Tự thứ 2 (1876), tháng 4, ông nhậm chức Nội đại thần (內大臣),[6] quản lý sự vụ Giác La học (覺羅學) của Chính Bạch kỳ.[7] Một năm sau (1877), Phu Quận vương Dịch Huệ qua đời, ông được lệnh đến Phu vương phủ tế lễ.[8] Năm thứ 4 (1878), tháng 6, ông trở thành Đô thống Mông Cổ Tương Bạch kỳ.[9] Tháng 8 cùng năm thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ.[10] Đến tháng 12 ông lại nhậm chức Chuyên thao Đại thần (專操大臣), thay quyền Đô thống Mông Cổ Chính Hồng kỳ. Tháng 2 năm sau (1879), ông lại được điều làm Đô thống Mông Cổ Tương Hoàng kỳ.[11]

Năm thứ 6 (1880), tháng 6, ông nhận mệnh tra xét Nội thất thương Đại thần (內七倉大臣). Tháng 11 cùng năm, nhậm Tả dực Tra thành Đại thần (左翼查城大臣).[c] Đến tháng 12 cùng năm, quản lý Tân Cựu Doanh phòng Đại thần (新舊營房大臣). Năm thứ 7 (1881), ông liên tiếp thay quyền Đô thống Mông Cổ Tương Bạch kỳ [12] và Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ.[13] Tháng 4 năm sau (1882), ông thay quyền Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ. Năm thứ 10 (1884), tháng 3, ông trở thành Tông Nhân phủ Tả tông chính (左宗正).[14] Tháng 8 cùng năm ông được điều làm Đô thống Hán quân Chính Bạch kỳ.[15] Năm thứ 11 (1885), tháng 3, ông thay quyền Đô thống Mông Cổ Chính Hồng kỳ.[16] 1 năm sau (1886), ông liên tiếp thay quyền Đô thống Mông Cổ Tương Hoàng kỳ [17]Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[18]

Năm thứ 13 (1887), tháng 4, ông được điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Lam kỳ. Tháng 9 năm sau (1888), ông thay quyền Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ.[19] Năm thứ 15 (1889), tháng giêng, nhậm Duyệt binh Đại thần (閱兵大臣).[20] Không lâu sau, ông tiếp tục thay quyền Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ.[21] Tháng 6, thụ Tổng lý Hành dinh sự vụ Đại thần (總理行營事務大臣). Cùng năm, ông chính thức nhậm Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[22] Cũng trong năm này, ông được ban thưởng Tứ đoàn Chính long Bổ phục (四团正龙补服).[d][23] Năm thứ 16 (1890), tháng giêng, ông bị bệnh nên bị khai bỏ hết chức vị, được thưởng nửa bổng lộc.[24] Năm thứ 24 (1898), ngày 16 tháng 9 (âm lịch), ông qua đời, thọ 54 tuổi, được truy thụy Dự Thành Thân vương (豫誠親王).[25][26] Ông lúc sinh thời không có con, nên tước vị sẽ do Mậu Lâm – con trai thứ ba của Nhàn tản Tông thất Thịnh Chiếu (盛照) - cháu 3 đời của Dự Khác Thân vương Đức Chiêu thế tập.

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đích Phúc tấn: Phí Mạc thị (費莫氏), con gái của Nhất đẳng Uy Cần hầu Văn Hậu (文厚).
  • Con thừa tự: Mậu Lâm (懋林; 1892 - 1913) là con trai thứ ba của Nhàn tản Tông thất Thịnh Chiếu (盛照) – cháu 3 đời của Dự Khác Thân vương Đức Chiêu. Năm 1898 được cho làm con thừa tự và được thế tập tước vị Dự Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Dự Mẫn Thân vương (豫敏親王). Có hai con trai.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.
  2. ^ Hoa linh là lông khổng tước được gắn trên mũ của quan viên và tông thất, trên đó sẽ có các "nhãn" hình tròn, chia làm Đơn nhãn, Song nhãn và Tam nhãn.
  3. ^ Bát kỳ được chia là "Tả dực" tức cánh trái (gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Lam kỳ) và "Hữu dực" tức cánh phải (gồm Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ)
  4. ^ Bổ phục (áo khoác ngoài) có bốn hoa văn rồng hình tròn, dùng cho Hoàng tộc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Công văn nhà Thanh, Số 170777
  2. ^ Ngọc điệp, tr. 6005, Quyển 12, Bính 4
  3. ^ Công văn nhà Thanh, Số 185398
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1879), tr. 327, Quyển 240
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1879), tr. 491, Quyển 341
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 442, Quyển 30
  7. ^ Ngọc điệp, tr. 6005 - 6008, Quyển 12, Bính 4
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 662, Quyển 48
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 152, Quyển 75
  10. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 183, Quyển 77
  11. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 330, Quyển 88
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 936, Quyển 134
  13. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 1016, Quyển 141
  14. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 501, Quyển 179
  15. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 700, Quyển 191
  16. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 915, Quyển 205
  17. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 40, Quyển 225
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 162, Quyển 234
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 476 - 477, Quyển 259
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 547, Quyển 265
  21. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 585, Quyển 268
  22. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 647, Quyển 273
  23. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 7801, Chú thích tập 10, Quyển 225
  24. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 733, Quyển 280
  25. ^ Lưu Cẩm Tảo (1912), tr. 10298, Quyển 286
  26. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), tr. 639, Quyển 430

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Công văn nhà Thanh. “Cung trung đương tấu triệp và Quân cơ xứ đương triệp”.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.
  • Lưu Cẩm Tảo (1912). Thanh triều tục Văn hiến Thông khảo (pdf).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1879). Bảo Vân, 寶鋆; Thẩm Quế (biên tập). 穆宗毅皇帝實錄 [Mục Tông Nghị Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927). Trần Bảo Sâm, 陳寶琛 (biên tập). 德宗景皇帝實錄 [Đức Tông Cảnh Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).