Bộ Cá vây cung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Cá vây cung
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Amiiformes
Hay, 1929
Các họ
Xem văn bản.

Bộ Cá vây cung (danh pháp khoa học: Amiiformes) là một bộ cá vây tia nguyên thủy. Hiện tại người ta biết rằng bộ này chỉ còn 1 loài sinh tồn là cá vây cung (Amia calva) thuộc họ Amiidae, mặc dù các loài bổ sung khác trong một số họ đã tuyệt chủng cũng đã được biết đến từ các hóa thạch có niên đại thuộc các kỷ như Jura, Cretathế Eocen trong kỷ Paleogen. Cá vây cung cùng các loài cá khác, như cá láng (Lepisosteiformes) và cá tầm (Acipenseriformes) thuộc về số ít các loài cá nước ngọt còn sinh tồn đã từng sinh sống cùng thời với khủng long.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Amiiformes Hay 1929

Thời gian hóa thạch các chi[sửa | sửa mã nguồn]

QuaternaryNeogenePaleogeneCretaceousJurassicTriassicHolocenePleistocenePlioceneMioceneOligoceneEocenePaleoceneLate CretaceousEarly CretaceousLate JurassicMiddle JurassicEarly JurassicLate TriassicMiddle TriassicEarly TriassicStromerichthysLophiostomusAphanepygusMacrepistiusNeorhombolepisOtomitlaAmiopsisOligopleuraLiodesmusEusemiusCallopterusIonoscopusOdmdeniaOsteorachisHeterolepidotusFuro (fish)Caturus (fish)EoeugnathusSinoeugnathusAllolepidotusWatsonulusTungusichthysStensioonotusLehmanotusJacobulusBroughiaThomasinotusParasemionotusParacentrophorusOspiaQuaternaryNeogenePaleogeneCretaceousJurassicTriassicHolocenePleistocenePlioceneMioceneOligoceneEocenePaleoceneLate CretaceousEarly CretaceousLate JurassicMiddle JurassicEarly JurassicLate TriassicMiddle TriassicEarly Triassic

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài của bộ Amiiformes vẫn là khía cạnh có vấn đề nhất trong phát sinh chủng loài của cá vây tia. Theo truyền thống người ta cho rằng Amiiformes và Lepisosteiformes có quan hệ họ hàng gần và gộp chúng cùng vài nhánh đã tuyệt chủng khác trong nhóm gọi là Holostei[1][2]. Một số phân tích hình thái lại cho rằng Amiiformes có quan hệ họ hàng gần nhất với Teleostei còn Lepisosteiformes có quan hệ họ hàng gần nhất với nhánh chứa cả Teleostei lẫn Amiiformes[3][4]. Tuy nhiên, các phân tích hình thái khác và phân tích phát sinh chủng loài phân tử lại cho thấy tính đơn ngành của Holostei[5][6].

Một trong những mâu thuẫn gần đây nhất trong phát sinh chủng loài của cá vây tia là phân tích phát sinh chủng loài của các trình tự bộ gen ti thể tổng thể, với kết quả cho thấy Amiiformes, Lepisosteiformes và Acipenseriformes hợp lại thành một nhánh có quan hệ họ hàng gần nhất với Teleostei[7], và nhánh này được nhắc tới như là nhánh "cá cổ đại"[7].

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Thomas và Miya (2009)[8]

Actinopterygii 

Polypteriformes

Teleostei

Amiiformes

Acipenseriformes

Lepisosteiformes

Phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Amiiformes như sau:

Amiiformes 
Caturoidea

Liodesmidae

Caturidae

"Amioidea"

Sinamiidae

Amiidae

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ A. S. Romer, Vertebrate Paleotology, ấn bản lần tứ 3, Nhà in Đại học Chicago, 1966, trang 468.
  2. ^ M. Jollie, Development of cranial and pectoral girdle bones of Lepisosteus with a note on scales, Copeia, 1984, tr. 476-502.
  3. ^ C. Patterson trong P. H. Greenwood, R. S. Miles, C. Patterson (chủ biên), Interrelationships of Fishes, Academic Press, London, 1973, tr. 233-305, ISBN 0123008506.
  4. ^ G. Arratia trong G. Arratia, A. Tintori (chủ biên), Mesozoic Fishes 3: Systematics, Paleoenvironments and Biodiversity, Verlag Dr. Friedrich Pfeil, München, 2004, tr. 279-315, ISBN 978-3-89937-053-9.
  5. ^ L. Grande trong F. J. Poyato-Ariza (chủ biên), Abstracts of the Fourth International Meeting on Mesozoic Fishes - Systematics, Homology, and Nomenclature (Ediciones Universidad Autónoma et Madrid, Madrid, 2005, tr. 119-121
  6. ^ B. B. Normark, A. R. McCune, R. G. Harrison, 1991, Phylogenetic relationships of neopterygian fishes, inferred from mitochondrial DNA sequences, Mol. Biol. Evol., 8(6):819-834.
  7. ^ a b J. G. Inoue, M. Miya, K. Tsukamoto, M. Nishida, 2003, Basal actinopterygian relationships: a mitogenomic perspective on the phylogeny of the "ancient fish", Mol. Phylogenet. Evol. 26(1):110-120
  8. ^ Thomas J. Near, Masaki Miya, 2009, Ray-finned fishes (Actinopterygii), Oxford Biology.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]