Bộ chỉ huy tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ chỉ huy tối cao
Lực lượng Viễn chinh Đồng minh
Supreme Headquarters,
Allied Expeditionary Force

(SHAEF)
Phù hiệu SHAEF
Hoạt động1943–1945
Giải tán14 tháng 7, 1945
Quốc gia United Kingdom
 United States
 Australia
 Canada
 India
 New Zealand
 South Africa
Occupied countries:
Bỉ Belgium
Tiệp Khắc Czechoslovakia
 Free France
Vương quốc Hy Lạp Greece
Luxembourg Luxembourg
Hà Lan Netherlands
Na Uy Norway
Ba Lan Poland
Vương quốc Nam Tư Yugoslavia
Phục vụĐồng Minh
Phân loạiBộ chỉ huy hỗn hợp
Chức năngChiến trường tác chiến
Bộ phận củaTham mưu liên quân
Tên khácSHAEF
Tham chiếnThế chiến thứ hai
Các tư lệnh
Tư lệnh tối caoDwight D. Eisenhower
Phó tư lệnh tối caoArthur Tedder
Các chỉ huy SHAEF tại một hội nghị ở London
Từ trái sang phải: Trung tướng Omar N. Bradley, Đô đốc Sir Bertram Ramsay, Đại tướng Không quân Sir Arthur Tedder, Đại tướng Dwight D. Eisenhower, Đại tướng Sir Bernard Montgomery, Đại tướng Không quân Sir Trafford Leigh-Mallory và Trung tướng Walter Bedell Smith

Bộ chỉ huy tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng minh (tiếng Anh: Supreme Headquarters Allied Expeditionary Force - SHAEF ; /ˈʃf/ SHAYF) là cơ quan chỉ huy các lực lượng Đồng minh ở Tây Bắc châu Âu, từ cuối năm 1943 cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Đại tướng Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower là Chỉ huy trưởng của SHAEF trong suốt thời gian tồn tại của nó. Về bản chất, vai trò này có chung nhiệm vụ với Bộ tư lệnh tối cao quân Đồng Minh tại châu ÂuBộ tư lệnh tối cao quân Đồng Minh tại Đại Tây Dương, tuy nhiên chúng là những cơ quan khác nhau.

Lịch sử trong Thế chiến thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Eisenhower được chuyển từ vai trò chỉ huy trưởng Chiến trường Tác chiến Địa Trung Hải sang chỉ huy trưởng SHAEF, được thành lập tại Trại Griffiss, Bushy Park, Teddington, London, từ tháng 12 năm 1943; trụ sở tại một con phố liền kề tên là Shaef Way, và một cổng vào công viên được gọi là Shaef Gate, vẫn còn cho đến ngày nay.[1] Southwick House được sử dụng làm trụ sở thay thế gần Portsmouth. Các nhân viên của nó đã lên kế hoạch phác thảo cho Chiến dịch Overlord do Trung tướng Sir Frederick E. Morgan, Tham mưu trưởng cho Tư lệnh tối cao quân Đồng Minh (Chief of Staff to the Supreme Allied Commander - COSSAC), và Thiếu tướng Ray Barker, lập ra.[2] Morgan, người đã được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng vào giữa tháng 3 năm 1943, bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc đổ bộ vào châu Âu trước khi Eisenhower được bổ nhiệm [3] và đưa kế hoạch này thành phiên bản cuối cùng, được thực hiện vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. Quá trình đó được định hình bởi Eisenhower và chỉ huy lực lượng trên bộ, Đại tướng Sir Bernard Law Montgomery, trong phần đầu của cuộc đổ bộ.

Chỉ huy sở của SHAEF vẫn ở lại Anh cho đến khi quân Đồng Minh đổ bộ thành công vào nước Pháp. [4] Tại thời điểm đó, Montgomery không còn chỉ huy trưởng các lực lượng trên bộ nhưng tiếp tục làm Tổng tư lệnh Cụm tập đoàn quân 21 của Anh (21 AG) phụ trách cánh phía đông của đầu cầu Normandy. Cụm tập đoàn quân 12 của Mỹ (12 AG) do Trung tướng Omar Bradley chỉ huy phụ trách cánh phía tây của đầu cầu. Khi cuộc đột phá vào Normandy diễn ra, quân Đồng minh tiến hành cuộc tiến công vào miền nam nước Pháp vào ngày 15 tháng 8 năm 1944 với Cụm tập đoàn quân 6 của Mỹ (6 AG) dưới sự chỉ huy của Trung tướng Jacob L. Devers. Trong chiến dịch này, 6 AG nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ chỉ huy Lực lượng Đồng minh (Allied Forces Headquarters - AFHQ) thuộc Chiến trường Tác chiến Địa Trung Hải, nhưng sau một tháng quyền chỉ huy được chuyển cho SHAEF. Vào thời điểm này, ba cụm tập đoàn quân đã giữ các hướng tiến công trên Mặt trận phía Tây cho đến khi kết thúc chiến tranh — 21 AG của Anh ở phía Bắc, 12 AG của Mỹ ở Trung tâm và 6 AG ở phía Nam. Đến tháng 12 năm 1944, SHAEF đã dời chỉ huy sở về Khách sạn Trianon Palace ở Versailles, Pháp.[5] Vào tháng 2 năm 1945, nó chuyển đến Reims và vào ngày 26 tháng 5 năm 1945, SHAEF chuyển đến Frankfurt.[6]

Lực lượng thuộc quyền[sửa | sửa mã nguồn]

SHAEF chỉ huy số lượng biên chế đơn vị lớn nhất từng tham gia vào một chiến dịch ở Mặt trận phía Tây, với các đơn vị của Mỹ, Pháp Tự do, lực lượng Lục quân Anh và Canada. Nó chỉ huy tất cả các lực lượng đổ bộ đường không của Đồng minh với tư cách là một Tập đoàn quân Dù, cũng như ba cụm tập đoàn quân, với tổng cộng tám tập đoàn quân dã chiến;

SHAEF cũng đã giữ quyền chỉ huy một lực lượng hải quân đáng kể trong Chiến dịch Neptune, giai đoạn tấn công Overlord, và hai lực lượng không quân chiến thuật: Không lực 9 Hoa Kỳ và Không lực 2 Chiến thuật RAF. Lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Đồng minh tại Anh cũng được đặt dưới sự chỉ huy của SHAEF trong Chiến dịch Neptune.

Chỉ huy và tham mưu cao cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ảnh Chi nhánh
Chỉ huy trưởng Thống tướng Lục quân Dwight D. Eisenhower  Lục quân Hoa Kỳ
Phó chỉ huy trưởng Đại tướng Không quân Sir Arthur Tedder  Không quân Hoàng gia Anh
Tham mưu trưởng Trung tướng Walter Bedell Smith  Lục quân Hoa Kỳ
Phó tham mưu trưởng (Tác chiến) Trung tướng Frederick E. Morgan  Lục quân Anh
Phó tham mưu trưởng (Hành chính) Trung tướng Humfrey Gale  Lục quân Anh
Phó tham mưu trưởng (Không quân) Trung tướng Không quân James Robb (to May 1945[7])  Không quân Hoàng gia Anh
Thiếu tướng Không quân Roderick Carr (from June 1945)  Không quân Hoàng gia Anh
Chỉ huy lực lượng mặt đất Thống chế Lục quân[8] Sir Bernard Montgomery  Lục quân Anh
Cụm tập đoàn quân số 21
Trung tướng Omar Bradley  Lục quân Hoa Kỳ
Cụm tập đoàn quân số 12
(activated 14 July 1944)
Trung tướng Jacob L. Devers  Lục quân Hoa Kỳ
Cụm tập đoàn quân số 6
(activated 29 July 1944)
Tổng tư lệnh Không quân Trung tướng Không quân Sir Trafford Leigh-Mallory  Không quân Hoàng gia Anh
AEAF
Phó tổng tư lệnh Không quân Thiếu tướng Hoyt Vandenberg  United States Army Air Force
Tư lệnh lực lượng Hải quân Đô đốc Sir Bertram Ramsay.[9]  Hải quân Hoàng gia Anh
Đại diện Pháp Trung tướng Marie-Pierre Kœnig  Quân đội Pháp
Đại diện Liên Xô Thiếu tướng Ivan Susloparov  Hải quân Liên Xô

Các trưởng ban

  • Bí thư, Bộ Tổng tham mưu: Đại tá Ford Trimble
  • G-1: Thiếu tướng Ray Barker
  • G-2 (Tình báo): John Whiteley, [10] sau đó là Thiếu tướng Kenneth Strong
  • G-3: Thiếu tướng Harold Bull
  • G-4: Thiếu tướng Robert Crawford
  • G-5: Thiếu tướng Sir Roger Lumley sau đó là Trung tướng Arthur Edward Grasett
  • Ban Cung ứng / Liên lạc: Trung tướng John CH Lee
Sĩ quan chính trị
  • Đại sứ William Phillips (Hoa Kỳ)
  • Ông Charles Peake (Anh)
  • Ông Christopher Steel (Anh)
  • Ông Samuel Reber (Mỹ)
  • Đại sứ Robert Daniel Murphy (Hoa Kỳ)

Các phái bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Phái bộ SHAEF [11]
Quốc gia Tên Nhánh Chức vụ
 Belgium &
 Luxembourg
Thiếu tướng George Erskine  Lục quân Anh Trưởng phái bộ
Đại tá John B. Sherman  Lục quân Hoa Kỳ Phó trưởng phái bộ (đặc trách Bỉ)
Đại tá F. E. Fraser  Lục quân Hoa Kỳ Phó trưởng phái bộ (đặc trách Luxembourg)
 France Thiếu tướng John Taylor Lewis  Lục quân Hoa Kỳ Trưởng phái bộ
Thiếu tướng Harold Redman  Lục quân Anh Phó trưởng phái bộ
 Netherlands Thiếu tướng John George Walters Clark  Lục quân Anh Trưởng phái bộ
Chuẩn tướng George P. Howell  Lục quân Hoa Kỳ Phó trưởng phái bộ
 Denmark Thiếu tướng R. H. Dewing  Lục quân Anh Trưởng phái bộ
Đại tá Ford Trimble  Lục quân Hoa Kỳ Phó trưởng phái bộ
 Norway Đại tướng Sir Andrew Thorne  Lục quân Anh Trưởng phái bộ
Đại tá Charles H. Wilson  Lục quân Hoa Kỳ Phó trưởng phái bộ

Sau khi Đức đầu hàng, SHAEF được giải thể vào ngày 14 tháng 7 năm 1945.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Shaef Gate - Bushy Park - Hampton”. Traces of War. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ Harrison, Gordon A. (2002) [1951]. “Chapter II Outline Overlord”. Cross Channel Attack. United States Army in World War II. United States Army Center of Military History. CMH Pub 7-4. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ See: Ambrose, Stephen E. (1994). D-Day. Simon & Schuster. ISBN 0-684-80137-X., p. 71.
  4. ^ Eisenhower moved to Normandy and set up an advance command post on the morning of 7 August 1944. See: Ambrose, Stephen E. (1997). Citizen Soldiers. Simon & Schuster. ISBN 0-7434-5015-9., p. 92.
  5. ^ Ambrose, Stephen E. (1997). Citizen Soldiers. Simon & Schuster. ISBN 0-7434-5015-9., p. 199.
  6. ^ Linke, Vera (2 tháng 3 năm 2002). “Das I.G. Farbenhaus – Ein Bau der, deutsche Geschichte widerspiegelt (The IG Farben Building – A building that reflects German History)”. Transcript of lecture given in Frankfurt Archive No.K20840 (bằng tiếng Đức). Hausarbeiten.de. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2006.
  7. ^ Robb became AOC RAF Fighter Command.
  8. ^ from 1 September 1944 when he was promoted from general.
  9. ^ “Unity of Command – Normandy Invasions”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2007.
  10. ^ until Brooke released Strong; Whitely then became deputy to G3.
  11. ^ Forrest C. Pogue European Theater of Operations: The Supreme Command, Appendix C, Roster of Key Officers SHAEF United States Army in World War II via Hyperwar Foundation.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]