Ban nhạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ảnh chụp dàn nhạc The King & Carter Jazzing Orchestra tại Houston, Texas, tháng 1 năm 1921.
Một dàn nhạc giao hưởng.

Ban nhạc hay nhóm nhạc là tập hợp một nhóm người cùng phối hợp với nhau biểu diễn các tiết mục âm nhạc. Trong âm nhạc, ngoài trình diễn độc tấu, hình thức biểu diễn theo nhóm được ra đời từ rất lâu. Thông thường mỗi nghệ sĩ trong nhóm nhạc sẽ chơi một nhạc cụ (hoặc hát, hoặc phối hợp cả hai) để tạo hòa âm cùng những giai điệu.

Ứng với mỗi phong cách âm nhạc với những tiêu chuẩn khác nhau, số lượng các thành viên trong nhóm nhạc cũng khác nhau. Những nhóm hai người được gọi là song tấu (duo), ba người là tam tấu (trio), bốn người là tứ tấu (quartet) và nhóm năm người được gọi là ngũ tấu (quintet).

Hình thức biểu diễn có quy mô nhất chính là hòa tấu giao hưởng (orchestra) với việc phân chia cụ thể 3 bộ nhạc cụ chính trong dàn nhạc: bộ gõ, bộ hơi và bộ dây.

Ban nhạc (band) là một khái niệm mới xuất hiện khi nhạc hát trở thành thứ âm nhạc chủ đạo từ đầu thế kỉ 20 với sự ra đời của các thể loại Blues, JazzRock.

Âm nhạc hòa tấu sơ khai[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc hòa tấu được xuất hiện từ những hình ảnh sơ khai của xã hội loài người. Trong những bức tranh vẽ của các danh họa từ thời xa xưa, các nhóm biểu diễn được minh họa với hình ảnh thường thấy của cây đàn lia, cùng với đó là một người hát, tiêu biểu nhất là hình ảnh thần đồng áng Pan. Các khái niệm của hình thức hòa tấu ra đời cùng với sự phát triển của nền văn minh Hy Lạp cổ đại: duo, trio, quartet và quintet.

Cùng với sự phát triển của kĩ thuật chép nhạc, đặc biệt là việc thống nhất các nguyên tắc về nốt và âm giai ở thế kỉ 16, âm nhạc đã trở nên phổ thông hơn đối với người dân (chủ yếu là ở châu Âu). Các nhóm nhạc hòa tấu nhỏ xuất hiện nhiều hơn để phục vụ các lãnh chúa và các vị vua ở chế độ phong kiến. Nhiều nghệ sĩ thực thụ đã xuất hiện. Đây là nền móng cho sự ra đời của nền âm nhạc cổ điển sau này.

Âm nhạc cổ điển[sửa | sửa mã nguồn]

Có 2 hình thức chính trong biểu diễn nhóm của âm nhạc cổ điển: một là hòa tấu nhóm nhỏ được phát triển từ những hình thức từ xa xưa và hai là biểu diễn dàn nhạc giao hưởng.

Với sự xuất hiện của những nhạc sĩ Baroque và Cổ điển như Haydn, Mozart, BachBeethoven, sau đó là sự phát triển của những nghệ sĩ âm nhạc lãng mạn rồi nhạc kịch (như Debussy, Tchaikovsky, Ravel,...), âm nhạc hòa tấu có những biến chuyển mạnh mẽ với những nét chấm phá riêng của từng nghệ sĩ.

Sự chuyển biến của nền âm nhạc thế kỷ 20[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng Jazz và Blues[sửa | sửa mã nguồn]

Count Basie và ban nhạc, với ca sĩ Ethel Waters, trong phim Stage Door Canteen (1943)

Thế kỷ 20 đánh dấu sự thay đổi nhanh chóng của nền văn minh nhân loại. Sự phát triển vũ bão của nền công nghiệp và sự thoái trào của chủ nghĩa thực dân khiến nền kinh tế không còn vững vàng. Thế giới không còn nhiều ưa chuộng với âm nhạc hòa tấu cổ điển, thay vào đó, nền âm nhạc dần chấp nhận vào trào lưu nhạc hát với những bài nhạc ngắn gọn và hợp với nhịp sống hơn.

Âm nhạc cổ điển, bao gồm cả hòa tấu lẫn giao hưởng thính phòng vẫn tồn tại song song, tuy nhiên không có nhiều thay đổi và biến chuyển so với nền âm nhạc hiện đại.

JazzBlues là những thể loại âm nhạc hoàn toàn mới được du nhập từ các thuộc địa châu Phi, chuyển thể và trở nên phổ thông trong những năm đầu thế kỉ 20. Tới những năm 30, giữa cơn đại khủng hoảng kinh tế thế giới, Jazz trở nên cực thịnh với những nghệ sĩ tên tuổi như Louis Armstrong, sau đó là Frank Sinatra,... Cấu trúc của nhóm nhạc hòa tấu thay đổi theo trào lưu Jazz và Blues: những nhạc cụ mộc được thay bằng những nhạc cụ hiện đại, và thường chỉ có đàn cello được giữ lại để làm chức năng bass cho nhóm. Thông thường, nhóm có một (vài) người hát chính (vocal lead), một tay trống (drum kick) kèm với đó là số lượng cello và nhạc cụ hơi (như trumpet, saxophone,...) thay đổi tùy theo kết cấu của nhóm.

The Beatles và sự tấn công của nhạc Rock[sửa | sửa mã nguồn]

McCartney, Harrison và Lennon biểu diễn trên truyền hình Hà Lan năm 1964

Trong những năm 50, RockRock and Roll bắt đầu xuất hiện song song với những dòng nhạc vốn có. Tới những năm 60, nhạc Rock khuấy đảo nền âm nhạc Mỹ với sự xuất hiện của Jimi HendrixChuck Berry. The Beach Boys được thành lập năm 1961 và tạo nên số lượng fan khủng khiếp ở Mỹ. Và ở Anh, một ban nhạc Rock xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn nền âm nhạc thế giới và trở thành hiện tượng cho tới tận ngày nay, The Beatles.

Trong cấu trúc ban nhạc của The Beatles, ngoài Ringo Starr phụ trách trống, 3 thành viên còn lại (Paul McCartney, John LennonGeorge Harrison) nhờ vào tài năng của họ đều đảm nhiệm được ba vai trò hát, guitar, bass, thậm chí cả piano. Khái niệm ban nhạc trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn với hình ảnh của The Beatles. Tuy nhiên điều kiện để đảm bảo thành công như The Beatles là gần như không thể và cách làm này mới chỉ được áp dụng lại với nhóm nhạc The CarpentersThe Bee Gees trong những năm 80 sau này.

Sự xông pha của nhạc Rock tạo nên những huyền thoại của làng nhạc thế giới. Ngoài The Beatles, đó là The Rolling Stones, Deep Purple, The Who, Led Zeppelin và những The Police, U2, Oasis, Nirvana sau này.

Định hình và phát triển của band trong những năm 80 - 90[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc của band dần được khẳng định trong những năm 80 của thế kỷ 20. Thông thường, một band có cấu trúc thường thấy của một band nhạc Jazz những năm 30, với một (vài) vocal, trống và các nhạc cụ phụ kèm (guitar, piano, violon,...) Với sự xuất hiện của nhạc cụ điện tử, guitar bass thay thế cello để giữ bè cho ban nhạc và guitar heavy gần chiếm được số đông với trào lưu nhạc Rock.

Một vài ban nhạc đã trở nên thành công với cấu trúc ổn định này như Queen, ABBA, U2, Nirvana, Red Hot Chili Peppers, Matchbox Twenty, Keane, Linkin Park,...

Sự phát triển của các band được thêm một mốc mới với trào lưu nhạc Pop những năm 90. Một ý tưởng mới được đề cập tới và vô cùng thành công, lấy ý tưởng từ những ban nhạc nổi tiếng trước đây như The Beach Boys, The Four Seasons: các band nên là tập hợp của các vocal, còn phần âm nhạc là thuộc về phụ trách của quản lý - người có nhiệm vụ tìm nhạc sĩ, bài hát và phối nhạc - và đương nhiên của ban nhạc một phần.

Thoái trào[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu như âm nhạc cổ điển đã không còn thu hút phần lớn thính giả kể từ thế kỉ 20, thì các nhóm band dần trở nên kém cuốn hút từ những năm đầu tiên của thế kỉ 21.[cần dẫn nguồn] Khán giả dường như chấp nhận rằng đỉnh cao của band dừng lại từ những năm 80-90 và rằng thay đổi là điều tất yếu. Âm nhạc thế giới đánh dấu sự thống trị của các ca sĩ hát đơn tài năng như Madonna, Britney Spears, Christina Aguilera, Avril Lavigne, Michael Bublé, Usher, Jay-Z, Eminem, Beyonce Knowles, Lady Gaga, Adele... Sự ảnh hưởng của các band ngày một giảm cho tới những năm cuối của thập kỉ đầu tiên thế kỉ 21, khi nhạc dance đột ngột chiếm lĩnh nền âm nhạc thế giới, cấu trúc band dù cổ điển hay hiện đại đều gần như phá sản và thu hút một phần rất nhỏ thị yếu người nghe.

The Black Eyed Peas, Linkin ParkIl Divo được coi là những điểm sáng lớn nhất của trào lưu band trong thập niên đầu tiên thế kỉ 21.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]