Beer pong
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2020) |
Trò chơi uống rượu | |
---|---|
Tên khác | Beirut, six-cup |
Người chơi | Hai đội, mỗi đội ít nhất (và thường là) một người. |
Thời gian chuẩn bị | Thấp |
Thời gian chơi | 15–30 phút |
Kỹ năng cần thiết | Độ chính xác, phối hợp tai mắt |
Vật liệu cần thiết | Bàn, cốc nhựa, bóng bàn |
Đồ uống cần thiết | Bia |
Beer pong, hay còn được gọi là Beirut, là một trò chơi uống rượu mà hai đội tham gia sẽ ném bóng bàn từ phía bên này của bàn sang phía bên kia sao cho quả bóng bàn rơi trúng vào một trong những cốc bia đã được xếp sẵn. Trò chơi này thường gồm hai đội đấu nhau, mỗi đội có từ một người trở lên với từ 6 hoặc 10 cốc bia xếp thành hình tam giác mỗi bên.[1] Lần lượt từng đội sẽ ném bóng bàn vào cốc phía đối phương. Nếu bóng rơi trúng cốc nào thì đội sở hữu cốc đó phải uống cạn. Đội nào hết cốc trước đội đó thua.[2]
Địa điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Beer pong thường được chơi ở các bữa tiệc, quán bar, các trường đại học[3][4] và một số địa điểm khác như tiệc cửa sau xe ở các sự kiện thể thao.[5][6][7][8]
Nguồn gốc và tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Trò chơi được cho rằng là có nguồn gốc từ trò chơi beer pong nhưng dùng vợt bóng bàn để đánh bóng[10], trò đó lại có nguồn gốc từ hội sinh viên Đại học Dartmouth ở Mỹ. Những năm 1950 và 1960, nó trở thành một phần của truyền thống ký túc xá. Trò chơi gốc giống với trò bóng bàn thực sự với lưới và một hoặc nhiều cốc bia ở hai bên bàn.[11] Cuối cùng, phiên bản không vợt được tạo ra và cái tên Beer Pong và Beirut được sử dụng ở một số khu vực nước Mỹ vào những năm 1980.[12][13]
Tờ báo học sinh của Đại học Bucknell, The Bucknellian, cho rằng hội sinh viên Delta Upsilon của Đại học Bucknell sáng tạo ra "Throw Pong", một trò chơi khá tương đồng với beer pong, vào những năm 1970,[9][14] và trò "Throw Pong" được lan truyền đến Đại học Lehigh bởi những sinh viên đến thăm Bucknell, dẫn tới sự sáng tạo ra trò beer pong được chơi ngày nay.[9]
Ở một số nơi, Beer Pong chỉ trò chơi dùng vợt bóng bán, và Beirut chỉ trò chơi không dùng vợt. Tuy nhiên, dựa trên cuộc khảo sát của CollegeHumor, beer pong là một từ phổ biến hơn Beirut dùng để chỉ trò chơi không dùng vợt.[15]
Nguồn gốc của cái tên "Beirut" gây ra nhiều tranh cãi. Một bài báo bày tỏ ý kiến cá nhân năm 2004 trên tờ Daily Princetonian, tờ báo học sinh của Đại học Princeton, nêu ý kiến cho rằng cái tên chắc đã được tạo ra tại Đại học Bucknell hoặc Lehigh trong khoảng thời gian nội chiến Liban. Beirut, thủ đô của Liban, là nơi xảy ra nhiều cuộc chiến, cụ thể là nhiều vụ bắn súng cối.[11]
Chuẩn bị
[sửa | sửa mã nguồn]Các đội
[sửa | sửa mã nguồn]Beer pong thường có hai đội, mỗi đội một đến hai người tham gia. Bắt đầu trò chơi, mỗi đội đứng ở hai phía bàn, đối diện nhau, sau dàn cốc của đội mình..[1]
Sân chơi
[sửa | sửa mã nguồn]Dù trò chơi hay được chơi trên bàn bóng bàn hoặc bàn tiệc gấp, một số người chơi còn cá nhân hóa chiếc bàn để khách đến chơi. Nhìn chung, chiếc bàn thường là miếng gỗ dán cắt thành kích thước phù hợp, thỉnh thoảng được sơn biểu tượng của hội, trường và phủ một lớp sơn chống thấm.[16][17][18] Một số công ty bán bàn làm sẵn, kể cả loại xách tay và thổi phồng.[19] Tuy nhiên, trò chơi có thể chơi trên bất kỳ mặt phẳng nào.
Dụng cụ
[sửa | sửa mã nguồn]Cốc được sử dụng phổ biến nhất là loại cốc nhựa dùng một lần 18 ounce chất lỏng Mỹ (530 ml) (ví dụ như loại cốc đỏ của Solo Cup) với những vạch đo để đo chính xác lượng bia đổ vào cốc. Ở hai phía bàn, các cốc được xếp thành hình tam giác với một đỉnh chỉ thẳng vào bên đối thủ.[1] Thường thì dùng 10 cốc một hiệp.[1] Mỗi đội thường có cốc nước sạch để rửa bóng.
Đồ uống có cồn
[sửa | sửa mã nguồn]Loại bia nhẹ có độ cồn từ 3.2–5% được ưa chuộng vì khi chơi sẽ phải uống nhiều bia.[20] Tùy thuộc vào một số luật lệ khác nhau, có thể thay thế bia bằng nhiều loại đồ uống khác. Với những người không uống đồ uống có cồn, như những trận được tổ chức ở Đại học Bang Utah, nơi mà đồ uống có cồn bị cấm ở ký túc xá; root beer được sử dụng thay thế.[21] Vì vấn đề vệ sinh, có thể chơi bằng các cốc chứa nước, người chơi sẽ không uống từ cốc đó mà sẽ uống ở những cốc bia hoặc đồ uống có cồn riêng.
Những tác động tới sức khỏe
[sửa | sửa mã nguồn]Trò chơi có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Như những hoạt động liên quan đến đồ uống có cồn khác, beer pong có thể làm người chơi bị say, thậm chí ngộ độc rượu. Đồ uống ở trong cốc có thể bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn ở trong cốc hoặc trên những quả bóng bàn, bị ném đi ném lại nhiều lần hoặc rơi khắp nơi.[22][23]
Một số người còn cho rằng beer pong tiếp tay cho việc sinh viên đại học uống đồ uống có cồn quá độ.[24][25]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Shott, Chris (ngày 7 tháng 10 năm 2005). “The Pong Arm of the Law”. The Washington City Paper. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
- ^ Banjo, Shelly (ngày 29 tháng 8 năm 2007). “Thwock, Gulp, Kaching! Beer Pong Inspires Inventors”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
- ^ Rolph, Amy (ngày 16 tháng 12 năm 2007). “Harried students walk a tightrope”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Corbett, Jill (2005). “Beer Pong!”. UWeekly. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
- ^ Peter Fimrite, Hordes run, walk or stumble at Bay to Breakers, San Francisco Chronicle
- ^ Eisenberg, Jeff. "Festive, friendly atmosphere at Coliseum", Press-Enterprise, Sept. 13, 2008.
- ^ Flynn, Courtney; Wang, Andrew (ngày 22 tháng 7 năm 2007). “Parents guilty of permitting underage drinking”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ Larkin, Daphne (ngày 14 tháng 12 năm 2007). “Facebook party photos result in sanctions, discussions at U-32 High School”. Montpelier Barre Times-Argus. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
- ^ a b c Michelle Joline (ngày 9 tháng 9 năm 2011). “Bucknell celebrates its part in the invention of Beer Pong”. The Bucknellian. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2011.
- ^ Lippman, Ted (ngày 23 tháng 4 năm 1972). “About Beer-Pong”. The New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2010.
- ^ a b Berner, Laura (2004). “On language, Princeton style: The history of 'Beirut'”. Daily Princetonian. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
- ^ “l1”. Wesleyan.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2010.
- ^ “" + artTitle.replace("-","") + " - " + "The Heights" + " - " + "Features" + "”. Bcheights.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2010.
- ^ http://bucknellian.net/10510/arts-campus-life/beer-pong-article/
- ^ “Beer Pong vs. Beirut: What is the game called?”. CollegeHumor. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Advice on building Beirut Tables”. Terrapin Tables. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
- ^ "Table of dreams", ngày 18 tháng 4 năm 2008, The Daily Athenaeum
- ^ "The ultimate beer pong table" Lưu trữ 2010-02-01 tại Wayback Machine, Maxim magazine
- ^ "America's Nightly Scoreboard", Fox Business Network
- ^ Van Westen, Brandon (2007). “College Connoiseur Talks About Beer”. The Collegian. South Dakota State University. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Students At Utah State Play 'Drinking Game' With Root Beer Instead”. KUTV-TV. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2009.
- ^ Clay Travis, "The essence of beer pong bacteria" CBS Sportsline
- ^ Nour Hammour, "Beer pong bacteria" Lưu trữ 2008-12-06 tại Wayback Machine, The GW Hatchet
- ^ Granwehr, Meredith Austin (ngày 1 tháng 12 năm 2007). “College Drinking: Out of Control”. Hartford Courant. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Collins, Bob (ngày 8 tháng 1 năm 2008). "Sink it. Drink it." Minnesota Public Radio.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Beer pong. |