Betamethasone

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Betamethasone
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCelestone
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: C
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngĐường miệng, dạng bôi, IM
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S4 (Kê đơn)
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng?
Chuyển hóa dược phẩmGan CYP3A4
Chu kỳ bán rã sinh học36-54 giờ
Bài tiếtThận (trong nước tiểu)
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.006.206
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC22H29FO5
Khối lượng phân tử392.461
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Betamethasone là một loại thuốc steroid.[1] Chúng sẽ được sử dụng cho một số bệnh bao gồm rối loạn thấp khớp như viêm khớp dạng thấplupus ban đỏ hệ thống, các bệnh về da như viêm dabệnh vẩy nến, các bệnh dị ứng như hen suyễnphù mạch, và dùng trong sinh non để tăng tốc độ phát triển phổi của em bé, bệnh Crohn, các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, và kết hợp cùng với fludrocortisone để chữa suy thượng thận, cùng với một số các bệnh khác.[1] Thuốc có thể được uống qua đường miệng, tiêm vào cơ bắp, hoặc bôi dưới dạng kem.[1][2] Nếu dùng dưới dạng tiêm, tác dụng chống viêm sẽ bắt đầu trong khoảng hai giờ và kéo dài trong bảy ngày.[1]

Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có như tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy nhược cơ, phản ứng dị ứng nghiêm trọng và rối loạn tâm thần.[1] Sử dụng lâu dài có thể gây suy thượng thận.[1] Ngừng thuốc đột ngột sau một thời gian sử dụng lâu dài có thể nguy hiểm.[1] Dử dụng ở dạng kem bôi thường dẫn đến tăng trưởng tóc và kích ứng da.[2] Betamethasone thuộc nhóm thuốc glucocorticoid.[1]

Betamethasone đã được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1961.[1] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Ở Hoa Kỳ, dạng viên và dung dịch tiêm có giá đắt còn dạng kem thì rẻ hơn.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j “Betamethasone”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ a b “Betamethasone topical”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 186,201. ISBN 9781284057560.