Cà phê hảo hạng
Cà phê hảo hạng (tiếng Anh: specialty coffee) là loại cà phê có chất lượng cao nhất của một khu vực trồng cà phê nhất định.[1][2] Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1974 bởi Erna Knutsen trong Tạp chí Thương mại Trà & Cà phê. Knutsen đã sử dụng từ "Cà Phê Hảo Hạng" (Specialty Coffee) để mô tả loại cà phê có hương vị ngon nhất trong mùa được sản xuất ở vùng khí hậu vi mô đặc biệt.[3]
Cà Phê Hảo Hạng góp phần vào sự trỗi dậy của Làn sóng cà phê thứ ba [4], phổ biến ở Bắc Mỹ. Điều này cho thấy nhu cầu hiện đại đối với cà phê chất lượng vượt trội, từ hạt cà phê cho đến cách pha đều phải có chất lượng cao hơn so với tiêu chuẩn bình thường.
Định nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Định nghĩa Cà Phê Hảo Hạng (Specialty Coffee) được chấp nhận rộng rãi là cà phê phải đạt 80 điểm trở lên theo thang điểm 100 của Hiêp hội Cà phê Hảo Hạng (Specialty Coffee Association - SCA). Cà phê đạt điểm từ 90 - 100 được xếp loại chất lượng ngon vượt trội (Cup of Excellence), cà phê đạt 85 - 89.99 được xếp loại xuất sắc, trong khi cà phê đạt 80 - 84.99 được xếp loại rất ngon [3]. Một số nơi dịch Specialty Coffee là “Cà Phê Đặc Sản”. Tuy nhiên, cách dịch này không phù hợp, từ "Đặc Sản" thường dùng để chỉ một sản vật/phẩm đặc trưng cho một vùng/miền/địa phương. Trong khi đó, danh từ Specialty Coffee (viết hoa) được dùng cho loại cà phê ngon trong mùa có chất lượng cao và phải được xác nhận.
Hiệp Hội Cà Phê Hảo Hạng (SCA) có một loạt các thông số kỹ thuật chi tiết cho Cà Phê Hảo Hạng (SCA là liên minh của Hiệp Hội Cà Phê Hảo Hạng Hoa Kỳ (SCAA) và châu Âu (SCAE) [5]). SCA đặt ra các tiêu chuẩn cho Cà Phê Hảo Hạng ở mỗi công đoạn sản xuất, từ mức độ lỗi khuyết tật cho phép đối với nhân xanh cho đến tiêu chuẩn độ đậm đặc của nước cà phê chiết xuất. SCA cũng đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng về quy trình phân loại cà phê [6].
Các vùng trồng cà phê
[sửa | sửa mã nguồn]Cây cà phê đa số được trồng trong “Vành đai Cà phê” (Coffee Bean Belt), nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới cần thiết cho sự phát triển của cây cà phê [2]. Cà Phê Hảo Hạng thường được trồng ở ba châu lục: Nam và Trung Mỹ, Châu Á và Châu Phi.
Các nước sản xuất cà phê ở châu Mỹ bao gồm Brazil, Colombia, Bolivia, Peru, Venezuela, Costa Rica, Nicaragua và Honduras [7]. Ở châu Á, cà phê được trồng ở Indonesia, Papua New Guinea, Ấn Độ, Yemen, Việt Nam và Myanmar [8]. Các quốc gia châu Phi sản xuất Cà Phê Hảo Hạng bao gồm Burundi, Malawi, Rwanda, Zambia, Ethiopia, Kenya, Tanzania và Uganda [9].
Cà Phê Hảo Hạng đắt nhất thế giới là cà phê Panama Geisha, được bán với giá hơn US $ 800 mỗi pound [10] (tức là hơn 800 đô la Mỹ cho mỗi 454 gram cà phê).
Nhu cầu tiêu thụ Cà Phê Hảo Hạng
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Úc và New Zealand, Cà Phê Hảo Hạng được xem là chủ đạo [11][12] với các nhà kinh doanh Cà Phê Hảo Hạng lớn như cà phê Campos cung cấp sản phẩm cho hàng trăm quán cà phê ở Úc [13][14]. Văn hóa cà phê ở Úc ảnh hưởng bởi Ý và Hy Lạp do làn sóng di cư lớn vào giữa thế kỷ XX [15].
Trong khi Cà Phê Hảo Hạng ở Bắc Mỹ hiếm khi được cung cấp trong các chuỗi cà phê lớn. Làn sóng cà phê thứ ba [4] đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong tiêu thụ Cà Phê Hảo Hạng. Các quán cà phê gia đình riêng biệt, hay các quán cà phê của các nghệ nhân đã mở tại nhiều thành phố [15][16][17]. Một báo cáo của SCAA ước tính ở Hoa Kỳ có 29,300 cửa hàng Cà Phê Hảo Hạng trong năm 2013, tăng từ 2.850 vào năm 1993 [18].
Châu Âu đã là một thị trường cà phê lớn chiếm 30% lượng tiêu thụ toàn cầu, nhưng đang chứng kiến sự tăng trưởng về nhu cầu đối với Cà Phê Hảo Hạng trong khi nhu cầu về cà phê trên tổng thể vẫn ổn định [19]. Trong năm 2016, các cửa hàng kinh doanh Cà Phê Hảo Hạng tăng trưởng nhanh nhất về doanh số trong hạng mục quán ăn nhà hàng ở Châu Âu, với mức tăng 9,1% so với năm 2014-2015. Tây Âu chứng kiến sự tăng trưởng đặc biệt cao 10,5% đối với thị trường Cà Phê Hảo Hạng, trong khi toàn ngành cà phê giảm 1,5% [20].
Châu Á dự kiến sẽ sớm trở thành thị trường tiêu thụ Cà Phê Hảo Hạng lớn nhất thế giới, với mức tăng trưởng giá trị dự kiến hơn 3,7 tỷ USD từ năm 2016-2020 [20]. Mặc dù ở châu Á, trà đang thống trị, nhưng gần đây các cửa hàng Cà Phê Hảo Hạng dễ dàng được tìm thấy ở nhiều thành phố của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc [21].
Các quốc gia có truyền thống trồng cà phê cũng có sự gia tăng trong tiêu thụ Cà Phê Hảo Hạng. Người tiêu dùng cà phê tổng thể ở Brazil năm 2014 là 21 triệu bao (mỗi bao là 60 kg), gần bằng Mỹ với 23,4 triệu bao [18]. Guatemala cũng đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể đối với nhu cầu Cà Phê Hảo Hạng [4][22].
Hiệp Hội Cà Phê Hảo Hạng từ các quốc gia tiêu thụ cà phê
[sửa | sửa mã nguồn]- Hiệp Hội Cà Phê Hảo Hạng Hoa Kỳ (SCAA) [23]
- Hiệp Hội Cà Phê hảo hạng châu Âu [24]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Nhật Bản [25]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng New Zealand [26]
- Hiệp hội cà phê Singapore [27]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng AustralAsian [28]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Hàn Quốc [29]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Nam Phi [30]
Hiệp Hội Cà Phê Hảo Hạng từ các quốc gia sản xuất và tiêu thụ cà phê
[sửa | sửa mã nguồn]- Cup of Excellence Guatemala của ANACAFE [31]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Bolivia
- Hiệp hội cà phê hảo hạng Brazil [32]
- Liên đoàn cà phê Colombia [33]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Costa Rica
- Hiệp hội cà phê Đông Phi [34]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng Itzalco của El Salvador [35]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Ấn Độ
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Indonesia [36]
- Asociación de Café Especiales de Nicaragua
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Panama [37]
- Hiệp hội cà phê hảo hạng của Nam Phi [38]
- Asociación Mexicana de Café y Cafeterías de Especialidad AC [39]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “What is Specialty Coffee?”. Specialty Coffee Association (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b Gibson, Mike (ngày 13 tháng 8 năm 2018). “Everything you need to know about speciality coffee”. Foodism (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b “Celebrating Erna Knutsen's Specialty Coffee”. 25 Magazine: Issue 6. SCA News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b c Malkin, Elisabeth (ngày 25 tháng 7 năm 2017). “The Hot New Thing in Guatemala, Land of Coffee? It's Coffee”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “How are your benefits changing under the unified organization?”. Specialty Coffee Association (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Coffee Standards”. Specialty Coffee Association (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Coffee From The Americas”. GUSTATORY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Coffee From Asia”. GUSTATORY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Coffee From Africa”. GUSTATORY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Elida Estate Geisha Natural breaks Best of Panama auction record at US$803 per pound | Global Coffee Report”. gcrmag.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ Davies, Shaun (ngày 1 tháng 6 năm 2016). “'Hipster coffee' gets Australia hot and frothing” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ Nast, Condé. “How Australian Coffee Took Over—And Why New Zealand Coffee Could Be Next”. Vogue (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ Puvanenthiran, Bhakthi (ngày 17 tháng 11 năm 2016). “Campos coffee makes the leap to snowfields of US market”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ podcasters, Omny Studio is the complete audio management solution for; Stations, Radio. “Will Young Founder & CEO Campos Coffee - Qantas - Omny.fm”. omny.fm. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b Milkman, Arielle (ngày 19 tháng 2 năm 2016). “Australian Coffee Culture Is Inspiring a New Wave of American Cafes”. Eater. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ Rodbard, Matt (ngày 6 tháng 4 năm 2017). “Well-Made Coffee Migrates to Midtown Manhattan”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Second Cup launches new look | The Star”. thestar.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b “Specialty Coffee Association of America”. www.scaa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “What is the demand for coffee in Europe? | CBI - Centre for the Promotion of Imports from developing countries”. www.cbi.eu. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ a b “Coffee Shops Around the World: Three Key Insights for 2016”. Market Research Blog (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ Desk3 (ngày 2 tháng 7 năm 2018). “Growth and development of the coffee culture in the Asian market”. Comunicaffe International (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ Editorial (ngày 8 tháng 12 năm 2016). “A Specialty Coffee Shop Tour of Guatemala”. Perfect Daily Grind. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Specialty Coffee Association of America”. Scaa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Speciality Coffee Association of Europe (SCAE)”. Scae.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Specialty Coffee Association of Japan”. Scaj.org. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “New Zealand Specialty Coffee Association”. Nzcra.org.nz. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ Singapore Coffee Association (SCA). “Singapore Coffee Association (SCA)”. Singaporecoffee.org. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Australian Specialty Coffee Association”. Aasca.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Specialty Coffee Association of Korea”. scacoffee.kr. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ Fraser, Kyle. “SCASA - Specialty Coffee Association of Southern Africa”. scasa.co.za (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.
- ^ “http://www.anacafe.org/glifos/index.php?title=Categor%C3%ADa:Subasta-coe-2017”. www.anacafe.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - ^ “BSCA - Brazil Specialty Coffee Association”. Bsca.com.br. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Juan Valdez”. Juanvaldez.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “EAFCA”. Eafca.org. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “What Is Specialty Coffee?”. Coffeebeliever.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017.
- ^ “SCA-INDO”. Sca-indo.org. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Panamaspecialtycoffee.com”. Panamaspecialtycoffee.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ Kyle Fraser. “SCASA - Specialty Coffee Association of Southern Africa”. Scasa.co.za. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Asociación Mexicana de Cafés y Cafeterías de Especialidad”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2019. Truy cập 25 tháng 5 năm 2023.