Cá đổng quéo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá đổng quéo
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Họ (familia)Malacanthidae
Chi (genus)Branchiostegus
Loài (species)B. japonicus
Danh pháp hai phần
Branchiostegus japonicus
(Houttuyn, 1782)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Coryphaena japonica Houttuyn, 1782
  • Coryphaena branchiostega Linnaeus, 1766
  • Coryphaenoides hottuynii Lacépède, 1801
  • Latilus ruber Kishinouye, 1907

Cá đổng quéo,[2] còn gọi là cá phèn quéo, cá nhiễu hay cá đầu vuông, tên khoa họcBranchiostegus japonicus, là một loài cá biển thuộc chi Branchiostegus trong họ Malacanthidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1782.

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đảo Honshu (Nhật Bản), cá đổng quéo được phân bố trải dài đến khu vực Biển Đông, bao gồm bờ biển Trung Quốc, Việt Nam và vùng biển xung quanh Philippines. Russell và Housten (1989) đã báo cáo về sự xuất hiện của loài này tại biển Arafura, tuy nhiên không có bằng chứng cho điều này.[1]

Việt Nam, cá đổng quéo được ghi nhận tại lưu vực sông Hồng (thuộc địa phận Thái BìnhNam Định),[3] cù lao Chàm (Quảng Nam),[4] vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)[5]Bạc Liêu.[6]

Cá đổng quéo ưa sống trên nền đáy có nhiều cát bùn, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 30 đến 265 m.[1] Loài này thường được bắt gặp ở vùng nước sâu (từ 80 m trở ra xa). Ở vịnh Wakasa, những mẫu cá thí nghiệm được thả ở vùng nước tương đối nông (sâu khoảng 30 m) đã bơi ra vùng nước sâu hơn để sống.[7]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cá đổng quéo có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 46 cm, nhưng chiều dài thường thấy ở loài cá này là 35 cm.[8]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá đổng quéo sống trong hang do chính chúng đào dưới nền đáy biển. Đây là nơi để chúng nghỉ ngơi vào ban đêm và trốn khỏi những loài săn mồi.[1]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Cá đổng quéo là một loài thương mại quan trọng ở Nhật Bản, được bán trên thị trường dưới dạng tươi sống, đóng hộp hoặc đông lạnh với giá cao.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Dooley, J.; Matsuura, K.; Collette, B.; Nelson, J.; Fritzsche, R.; Carpenter, K. (2010). Branchiostegus japonicus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T155243A4755945. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T155243A4755945.en. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Thái Thanh Dương biên tập (2007). Các loài cá thường gặp ở Việt Nam. Việt Nam: Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 23.
  3. ^ Nguyễn Hữu Dực; Phạm Thị Hồng Ninh; Ngô Thị Mai Hương (2014). “Dẫn liệu về thành phần loài cá ở lưu vực sông Hồng thuộc địa phận các tỉnh Thái Bình Và Nam Định, Việt Nam”. Tạp chí sinh học. 36 (2): 147–159. doi:10.15625/0866-7160/v36n2.5113. ISSN 0866-7160.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  5. ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Nguyễn Xuân Đồng; Phạm Thanh Lưu (2017). “Đa dạng thành phần loài cá vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu”. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 15 (3A): 95–104.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Mitamura, Hiromichi; Arai, Nobuaki; Mitsunaga, Yasushi; Yokota, Takashi; Takeuchi, Hiroyuki; Tsuzaki, Tatsuo; Itani, Masashi (2005). “Directed movements and diel burrow fidelity patterns of red tilefish Branchiostegus japonicus determined using ultrasonic telemetry”. Fisheries Science. 71 (3): 491–498. doi:10.1111/j.1444-2906.2005.00992.x. ISSN 0919-9268.
  8. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Branchiostegus japonicus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.