Cá bàng chài gai-ma

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Coris gaimard
Cá trưởng thành
Cá con
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Coris
Loài (species)C. gaimard
Danh pháp hai phần
Coris gaimard
(Quoy & Gaimard, 1824)
Danh pháp đồng nghĩa

Coris gaimard là một loài cá biển thuộc chi Coris trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1824.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài được đặt theo tên của Joseph Paul Gaimard, bác sĩ phẫu thuật hải quân, người đã làm việc trên con tàu mà mẫu gốc được thu thập, cũng là đồng tác giả mô tả loài cá này[2]. Theo Quoy, tác giả đầu tiên chia sẻ, thì ông mới là người chịu trách nhiệm chính cho công việc mô tả, và ông đã chọn tên của Gaimard để đặt cho loài này[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Đông Ấn Độ Dương, C. gaimard được biết đến tại quần đảo Cocos (Keeling), đảo Giáng Sinh, bờ biển Tây Úc cùng các rạn san hô vòng ở ngoài khơi[1]. Ở Thái Bình Dương, từ bờ biển Nha Trangquần đảo Trường Sa (Việt Nam), phạm vi của chúng mở rộng đến vùng biển các nước Đông Nam Á hải đảo; ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bảnquần đảo Ogasawara; ở phía đông trải dài đến hầu hết các đảo quốcquần đảo thuộc châu Đại Dương, bao gồm cả quần đảo Hawaii, xa nhất là đến quần đảo SociétéTuamotu; phía nam giới hạn đến bờ đông Úc[1].

Môi trường sống của C. gaimard là các rạn san hô viền bờrạn san hô trong các đầm phá, những khu vực có nền đáy cátđá vụn ở độ sâu đến ít nhất là 50 m[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

C. gaimard có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 40 cm[3]. Cá đực trưởng thành có màu nâu sẫm, lốm đốm các chấm xanh lam sáng (dày đặc ở cuống đuôi) với vây đuôi màu vàng tươi. Đầu và nắp mang có các vệt sọc màu xanh lụctím. Vây lưng và vây hậu môn có màu cam đến đỏ. Hai bên thân có một vệt sọc dọc màu lục nhạt (nằm sau vây ngực). Cá cái có kiểu hình tương tự cá đực nhưng cơ thể ửng đỏ hơn, và không có vệt màu lục nhạt. Cá con có màu đỏ cam sáng với các vệt trắng viền đen từ mõm đến cuống đuôi[4][5].

Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 12–13; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 12[3].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. gaimard chủ yếu là các loài giáp xácthân mềm, đôi khi ăn cả trùng lỗhải miên[3].

C. gaimard là một loài chị em với Coris cuvieri, một loài có phạm vi ở Ấn Độ Dương[6]. C. cuvieri không được ghi nhận tại đảo Giáng Sinh, nhưng những cá thể có kiểu màu trung gian giữa loài này và C. gaimard lại được phát hiện ở đây, cũng như những cá thể mang bộ gen của C. cuvieri nhưng mang kiểu màu của C. gaimard[6]. Vì vậy, nhiều khả năng, hai loài này có cùng phạm vi phân bố ở khu vực tiếp giáp giữa hai đại dương và đã lai tạp với nhau. Cá ấu trùng lai có thể đến được đảo Giáng Sinh thông qua sự phân tán của biển khơi[6].

Cá con của hai loài Coris này bắt chước kiểu hình của các loài cá hề Amphiprion, những loài nhận được sự bảo vệ từ việc sống cộng sinh với hải quỳ. C. cuvieriC. gaimard còn nhỏ cũng sống gần hải quỳ để nhằm tránh sự săn mồi từ những loài khác[6].

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

C. gaimard được thu thập trong ngành buôn bán cá cảnh, nhưng đôi khi được đánh bắt để làm thức ăn[1], mặc dù có thể gây ngộ độc ciguatera[3].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Pollard, D.; Liu, M. (2010). Coris gaimard. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187436A8534848. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187436A8534848.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Coris gaimard trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  4. ^ Joe Shields (biên tập). Coris gaimard Labridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Dianne J. Bray. “Clown Wrasse, Coris gaimard (Quoy & Gaimard 1824)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ a b c d Ahti, Pauliina A.; Coleman, Richard R.; DiBattista, Joseph D.; Berumen, Michael L.; Rocha, Luiz A.; Bowen, Brian W. (2016). “Phylogeography of Indo‐Pacific reef fishes: sister wrasses Coris gaimard and C. cuvieri in the Red Sea, Indian Ocean and Pacific Ocean” (PDF). Journal of Biogeography. 43 (6): 1103–1115. ISSN 0305-0270.