Cá bò da vây vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá bò da vây vàng
Cá trưởng thành
Cá con
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Balistidae
Chi (genus)Sufflamen
Loài (species)S. chrysopterum
Danh pháp hai phần
Sufflamen chrysopterum
(Bloch & Schneider, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa

Sufflamen chrysopterum, được gọi là cá bò da vây vàngViệt Nam,[1] là một loài cá biển thuộc chi Sufflamen trong họ Cá bò da. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh chrysopterum bắt nguồn từ χρυσόπτερος (khrusópteros) trong tiếng Hy Lạp cổ đại, hàm ý đề cập đến các vây có màu vàng ở loài cá này (thực tế chỉ có một vùng tam giác màu nâu vàng ở đuôi).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

S. chrysopterum có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vịnh Ba Tư xuống Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Samoa, ngược lên phía bắc đến Trung Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến đảo Lord Howe (Úc) và Nouvelle-Calédonie.[3]

S. chrysopterum cũng đã được ghi nhận tại Việt Nam, như tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),[4] cù lao Chàm (Quảng Nam),[5] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[6] bờ biển Ninh Thuận,[7] cù lao Câu và một vài đảo đá ngoài khơi Bình Thuận,[8] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo, quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[9]

S. chrysopterum sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ ở độ sâu đến ít nhất là 30 m.[10]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. chrysopterum là 30 cm.[10] S. chrysopterum có màu nâu vàng đến nâu sẫm với một vệt màu vàng lục/trắng xám ở sau mắt. Vây đuôi có một vùng tam giác tiệp màu với thân, được viền trắng ở xung quang rìa. Cá con có màu nâu sẫm ở thân trên và trắng ở thân dưới, vệt móng ngựa sẫm màu ở đuôi. Cá đực có vệt dài màu xanh tím từ cằm tới bụng.

Số gai ở vây lưng: 3; Số tia vây ở vây lưng: 26–28; Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây ở vây hậu môn: 23–26; Số tia vây ở vây ngực: 13–15.[11]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của S. chrysopterum chủ yếu là các loại thủy sinh không xương sống.[10]

Cá đực S. chrysopterum sống cùng với những con cá cái trong hậu cung, nhưng mỗi con cá cái lại lập riêng cho mình một lãnh thổ. Trứng chỉ được chăm sóc và bảo vệ bởi cá cái.[12] Vào trước ngày đẻ trứng, cá cái liên tục đẩy mõm xuống đáy cát để loại bỏ đá và vụn san hô trong tổ, là nơi mà trứng sẽ lắng xuống.[10]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

S. chrysopterum ít quan trọng đối với ngành ngư nghiệp.[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi”. Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/8562. ISSN 1859-3097.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2022). “Order Tetraodontiformes (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Parenti, Paolo (2021). “Annotated Checklist of Fishes of the Family Balistidae”. International Journal of Zoological Investigations. 7 (2): 660–661. doi:10.33745/ijzi.2021.v07i02.049. ISSN 2454-3055.
  4. ^ Seishi Kimura; Hisashi Imamura; Nguyễn Văn Quân; Phạm Thùy Dương biên tập (2018). Fishes of Ha Long Bay, the World Natural Heritage Site in northern Vietnam (PDF). Đại học Mie, Nhật Bản: Fisheries Research Laboratory. tr. 304.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Sufflamen chrysopterum trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  11. ^ Randall, Roger C.; Allen, Gerald R.; Steene (1997). Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 458. ISBN 0-8248-1895-4.
  12. ^ Kawase, Kiroshi (2002). “Simplicity and diversity in the reproductive ecology of triggerfish (Balistidae) and filefish (Monacanthidae)” (PDF). Fisheries science. 68 (1): 119–122. doi:10.2331/fishsci.68.sup1_119.
  13. ^ K. Matsuura (2001). “Balistidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter; Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Roma: FAO. tr. 3926. ISBN 92-5-104051-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)