Cá chình nước ngọt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Anguillidae
Thời điểm hóa thạch: 64–0 triệu năm trước đây
Đầu thế Paleocen đến nay[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Bộ (ordo)Anguilliformes
Phân bộ (subordo)Anguilloidei
Họ (familia)Anguillidae
Rafinesque, 1810
Chi (genus)Anguilla
Garsault, 1764[2] ex Schrank 1798
Các loài
19. Xem trong bài

Anguillidae là họ cá chình nước ngọt, gồm 19 loài và 5 phân loài được xếp vào một chi duy nhất của họ này là Anguilla.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng sinh sản ở biển nhưng di cư từ đó vào các sông nước ngọt, từ sông cái đi vào các khe, suối đầu nguồn có dòng chảy ổn định quanh năm và sống ở đó, đến lúc trưởng thành lại quay về đại dương sinh sản.[3] Những con cá chình ở giai đoạn còn nhỏ được gọi là cá chình gương (glass eel).

Cá con khi di cư vào nước ngọt có kích thước rất nhỏ nhưng khả năng sinh tồn của chúng rất cao, khả năng di chuyển, tập tính săn mồi và thời gian hoạt động của chúng rất khác với các loài cá thông thường trong cùng một môi trường. Cá chình nước ngọt thường rất sợ ánh sáng, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm và sống trong các hang đá hoặc các hốc trong các sông, suối có độ sâu, nhiệt độ và hàm lượng oxy trong nước thích hợp.

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, hiện nay được tìm thấy 3-4 loài (A. bicolor, A. japonica, A. marmorataA. borneensis/A. malgumora?)[4][5][6][7][8] sống tại các sông, suối ở miền Trung.

Cá chình nước ngọt thường di chuyển liên tục đến lúc đạt một kích thước nhất định chúng mới thường trú tại chỗ, cá chình nước ngọt được tìm thấy ở các khe suối đầu nguồn có những nơi lên đến 500m độ cao so với mực nước biển, con trưởng thành lớn nhất săn được tại sông A Vương nặng 18 kg. Đây là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, là món ăn rất được ưa chuộng hiện nay nên chúng rất đắt.

Hiện nay có một số nơi nuôi cá chình thương phẩm nhưng các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp nhân giống nên chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Đây là loài cá thật sự quý hiếm nên cần sự bảo vệ. Các phương pháp săn bắt mang tính hủy diệt sẽ bị phê phán và có khi vi phạm pháp luật. Vì vậy những nơi có loài này sinh sống nên bảo tồn và khai thác thích hợp để đảm bảo tiềm năng quý hiếm.

Từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2015, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III do thạc sĩ Hoàng Văn Duật làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: "Hoàn thiện công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) theo hình thức công nghiệp". Đề tài đã thu được một số kết quả nhất định trong việc giải quyết kỹ thuật ương cá chình bột trắng lên thành cá giống.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp Neoanguilla nepalensis Shrestha, 2008 chỉ 1 loài cá chình ở Nepal. Chi Neoanguilla và loài nepalensis được mô tả tạm thời từ 1 mẫu vật. Không sẵn có theo Điều 16. Tác giả có ý định mô tả lại khi có thêm mẫu vật. Tình trạng hiện tại: Đồng nghĩa của Anguilla Schrank, 1798, Anguillidae.

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài họ Anguillidae theo Inoue et al. 2010[9]
Anguilla

A. mossambica

A. borneensis

A. anguilla

A. rostrata

A. australis

A. dieffenbachii

A. reinhardtii

A. japonica

A. celebesensis

A. megastoma

A. marmorata

A. nebulosa

A. interioris

A. obscura

A. bicolor

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Werner Schwarzhans (2012). “Fish otoliths from the Paleocene of Bavaria (Kressenberg) and Austria (Kroisbach and Oiching-Graben)”. Palaeo Ichthyologica. 12: 1–88. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ Pl. 661 in Garsault, F. A. P. de 1764. Les figures des plantes et animaux d'usage en médecine, décrits dans la Matière Médicale de Mr. Geoffroy médecin, dessinés d'après nature par Mr. de Gasault, gravés par Mrs. Defehrt, Prevost, Duflos, Martinet &c. Niquet scrip. [5]. - pp. [1-4], index [1-20], Pl. 644-729. Paris.
  3. ^ McCosker, John F. (1998). Paxton, J.R. & Eschmeyer, W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 89. ISBN 0-12-547665-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  4. ^ Takaomi Arai, Naoko Chino, Dung Le Quang, Hiroya Harino, 2011. Life history-related organotin body burden in the catadromous eels Anguilla marmorata and A. bicolor pacifica in Vietnam. Aquatic Biology 13: 137-147. doi:10.3354/ab00358
  5. ^ Takaomi Arai, Naoko Chino, Dung Le Quang, 2013. Migration and habitat use of the tropical eels Anguilla marmorata and A. bicolor pacifica in Vietnam. Aquatic Ecology 47(1): 57-65. doi:10.1007/s10452-012-9424-x
  6. ^ Anh Tuan Nguyen, Katsumi Tsukamoto, Pieter Mark Lokman, 2018. Composition and distribution of freshwater eels Anguilla spp. in Vietnam. Fisheries Science 84(6) doi:10.1007/s12562-018-1239-9
  7. ^ Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Minh Ty, 2008. Dẫn liệu về các loài cá chình (Anguilla) ở lưu vực sông Ba. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 49
  8. ^ Cá chình nhọn.
  9. ^ Jun G. Inoue et al.: Deep-ocean origin of the freshwater eels. Biol. Lett. 2010 6, S. 363–366, doi:10.1098/rsbl.2009.0989

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2011). "Anguillidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2011.
  • Berra, Tim M. (2001). Freshwater Fish Distribution. San Diego: Academic Press. ISBN 0-12-093156-7