Cá rồng châu Á
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Cá rồng châu Á | |
---|---|
Cá mơn cực đỏ | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Nhánh | Craniata |
Phân ngành (subphylum) | Vertebrata |
Phân thứ ngành (infraphylum) | Gnathostomata |
Liên lớp (superclass) | Osteichthyes |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Phân lớp (subclass) | Neopterygii |
Phân thứ lớp (infraclass) | Teleostei |
Liên bộ (superordo) | Osteoglossomorpha |
Bộ (ordo) | Osteoglossiformes |
Họ (familia) | Osteoglossidae |
Phân họ (subfamilia) | Osteoglossinae |
Chi (genus) | Scleropages |
Loài (species) | S. formosus |
Danh pháp hai phần | |
Scleropages formosus (Schlegel & Müller), 1844 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Cá rồng châu Á hay cá mơn (Scleropages formosus) là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng. Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về sinh học của đối tượng này. Chỉ có một số quan sát về sinh sản được H.M.Smith (1945) nêu lên khi nghiên cứu cá mẫu ở Thái Lan. Trứng cá có kích thước to và số lượng ít, được ấp trong miệng cá bố cho tới khi trứng nở. Cá thường sống ở các hồ rộng hoặc các con sông rộng có dòng chảy chậm. Cá rồng là loài cá ăn tạp thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng, một số loài cá nhỏ và cả ếch nhái. Đây là một loài có giá trị độc đáo về mặt khoa học và cả để nuôi làm cá cảnh.
Hiện nay cá rồng thiên nhiên còn rất ít đa số cá nuôi làm cảnh đều là thế hệ F2. Đây là loài cá rất hiếm. Theo các ngư dân cho biết loài cá này trước đây thỉnh thoảng đánh bắt được nhưng hiện nay hầu như không gặp nữa. Từ năm 1969 loài cá này được IUCN (Liên hiệp bảo vệ thiên nhiên quốc tế) bảo vệ. Có thể xem như ở mức E. Mức đe dọa: Bậc E. Hiện loài cá này mới được tìm thấy tại sông La Ngà thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Đồng Nai vào ngày 10 tháng 10 năm 1998 và suối Sai, phân trường Bà Hào thuộc Lâm trường Mã Đà ngày 4 tháng 2 năm 2003.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Wikispecies có thông tin sinh học về Cá rồng châu Á |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cá rồng châu Á. |
- Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam (trang 253)
- Hãy bảo vệ loài cá rồng Scleropages formosus Lưu trữ 2010-12-10 tại Wayback Machine
- Cá mơn Scleropages formosus
- “Arowana Dragon Fish - Feeding Information”. Arowana Dragon Fish from Anglo Aquarium. 17 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2006.
- “Catalog of Fishes (online version)”. California Academy of Sciences. 17 tháng 4 năm 2006. tr. Search results for Osteoglossum formosum. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2006.
- “Appendices I, II and III”. CITES. 23 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2006.
- “Chinese Belief”. Dragonfish Industry. 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2013.
- Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Scleropages formosus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2006.
- Kottelat, Maurice (1996). Scleropages formosus. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2013.
- Ismail, Mohd Zakaria (1989). “Systematics, Zoogeography, and Conservation of the Freshwater Fishes of Peninsular Malaysia” (doctoral dissertation). Colorado State University. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - Kottelat, Maurice; Widjanarti, Enis (ngày 1 tháng 7 năm 2005). “The fishes of Danau Sentarum National Park and the Kapuas Lake Area, Kalimantan Barat, Indonesia”. The Raffles Bulletin of Zoology. Supplement No. 13: 139–173.
- Kumazawa, Yoshinori; Nishida, Mutsumi (ngày 1 tháng 12 năm 2000). “Molecular Phylogeny of Osteoglossoids: A New Model for Gondwanian Origin and Plate Tectonic Transportation of the Asian Arowana”. Molecular Biology and Evolution. 17 (12): 1869–78. doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a026288. PMID 11110903. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2006.
- Kumazawa, Yoshinori (2003). “The reason the freshwater fish arowana live across the sea”. Quarterly Journal Biohistory (Winter). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2006.
- Lee, Cheng. “The Fate of the Asian Arowana in the Hands of the Aquarium Industry”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
- Pouyaud, Laurent; Tomy Sudarto; Guy Teugels (tháng 12 năm 2003). “The Different Colour Varieties of the Asian Arowana Scleropages formosus (Osteoglossidae) are distinct species: Morphologic and genetic evidences”. Cybium. 27 (4): 287–305.
- “Successful captive breeding of the Asian Arowanas (Translated by NSK, Arowana Club.com)”. Shin Min Daily News. ngày 16 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2006.
- “World of Asian Arowana”. Unoaquatic Arowana Group. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2006.
- West & NSK (2003). “General Parts of an Asian Arowana”. Arowana Club.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2006.