Cá voi 52 hertz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ảnh phổ kêu của cá voi 52 hertz. Được ghi lại vào năm 2000.

Cá voi 52 hertz là một cá thể cá voi thuộc loài không xác định, tiếng kêu của nó có tần số bất thường là 52 Hz. Tần số này cao hơn nhiều so với những loài cá voi khác có tập tính di cư tương tự[1] như cá voi xanh (10–39 Hz)[2] hay cá voi vây (20 Hz).[1] Nó được phát hiện thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau từ cuối những năm 1980 và có vẻ như là cá thể duy nhất phát ra tiếng kêu ở tần số này. Nó được truyền thông gọi là "Chú cá voi cô đơn nhất hành tinh".[3]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có dấu hiệu âm thanh vô cùng đặc trưng. Ở tần số 52 hertz, tiếng kêu của chú cá voi còn cao hơn cả âm trầm nhất của kèn tuba.[4] Tiếng kêu của Cá voi 52 hertz không tương đồng với cả cá voi xanh lẫn cá voi vây, tần số cao hơn, ngắn hơn, và thường xuyên hơn.[5] Cá voi xanh thường kêu ở tần số 10–39 Hz,[2] còn cá voi vây thì ở 20 Hz.[1] Tiếng gọi 52 hertz của chú cá voi này có số lần lặp lại, độ dài và chuỗi các tiếng kêu biến thiên nhiều lần, nhưng vẫn dễ dàng dò được do tần số và những đặc điểm đặc thù.[5]

Việc lần theo cá voi 52 hertz không liên quan tới sự có mặt hay chuyển động của những loài cá voi khác.[6] Nó được phát hiện tại Thái Bình Dương hàng năm bắt đầu từ tháng Tám đến tháng Mười Hai, và di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của hydrophones vào khoảng từ tháng Một đến tháng Hai. Nó di chuyển ra xa về phía Bắc tới tận quần đảo Aleutquần đảo Kodiak, và ra xa về phía Nam tới bờ biển California, bơi khoảng từ 30 đến 70 km mỗi ngày. Quãng đường chúng ta ghi lại được của nó mỗi mùa dao động từ thấp là 708 km đến cao là 11,062 km trong năm 2002–03.[7]

Các nhà khoa học ở Viện Hải dương học Hoa Kỳ (Woods Hole Oceanographic Institution; viết tắt: WHOI) vẫn chưa thể xác định chú cá voi thuộc loài nào. Họ suy đoán rằng nó có thể bị Bất thường bẩm sinh, hoặc là lai cá voi xanh/cá voi vây.[4] Đội nghiên cứu còn được những người điếc liên lạc vì họ tin rằng con cá voi có thể bị điếc.[4]

Dù do lý do sinh học nào khiến chú cá voi có tiếng kêu cao bất thường như vậy, nhưng nó vẫn không ảnh hưởng đến sự sinh tồn của cá voi 52 hertz. Bằng chứng là nó vẫn sống sót và trưởng thành, có thể khỏe mạnh là đằng khác. Tuy nhiên, tiếng kêu của chú cá voi này vẫn là độc nhất vô nhị.[7] Chính vì vậy, con vật này được gọi là "Chú cá voi cô đơn nhất hành tinh".[5][8][9]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cá voi 52 hertz được tìm ra bởi một nhóm thuộc Viện Hải dương học Hoa Kỳ. Tiếng kêu của nó lần đầu được dò ra vào năm 1989, lần tiếp theo vào năm 1990 và 1991.[7] Năm 1992, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hải quân Hoa Kỳ loại bỏ bản ghi âm và các báo cáo kỹ thuật của hệ thống hydrophone giám sát âm thanh chống tàu ngầm SOSUS, và cho SOSUS phục vụ nghiên cứu hải dương học.[4][6] Đến năm 2004, chú cá voi được dò thấy hàng năm cho đến nay.[10] Nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc WHOI được ủng hộ bởi Công binh Lục quân Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và Dịch vụ Thủy sản Quốc gia, cộng thêm cả Hải quân Hoa Kỳ.[7]

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Một bộ phim tài liệu mang tên 52: The Search for the Loneliest Whale quay phim bởi Joshua Zeman, đạo diễn của Cropsey (2009), sản xuất bởi Adrian Grenier, huy động vốn bằng một chiến dịch trên Kickstarter.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Copley, John (ngày 10 tháng 12 năm 2004). “Lonely whale's song remains a mystery”. New Scientist. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b “Blue Whale”. The Cornell Lab of Ornithology. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “Maybe the World's Loneliest Whale Isn't So Isolated, After All | Smart News | Smithsonian”. Smithsonianmag.com. ngày 15 tháng 4 năm 2015. doi:10.1016/j.dsr.2004.08.006. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ a b c d Revkin, Andrew C. (ngày 21 tháng 12 năm 2004). “Song of the Sea, a Cappella and Unanswered”. New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ a b c Nelson, Bryan (ngày 20 tháng 5 năm 2012). “52 Hertz: The Loneliest Whale in the World”. Discovery.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  6. ^ a b Watkins, William A.; George, Joseph E.; Daher, Mary Ann; Mullin, Kristina; Martin, Darel L.; Haga, Scott H.; DiMarzio, Nancy A. February 2000. "Whale call data for the North Pacific: November 1995 through July 1999 occurrence of calling whales and source locations from SOSUS and other acoustic systems". Woods Hole Oceanographic Institution. Technical report. WHOI-00-02.
  7. ^ a b c d Lippsett, Lonny (ngày 5 tháng 4 năm 2005). “A Lone Voice Crying in the Watery Wilderness (with a graphic of tracking during twelve year period)”. Oceanus. Woods Hole Oceanographic Institution. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ Willingham, Emily (ngày 31 tháng 3 năm 2011). “52-Hertz song of world's loneliest whale”. EarthSky. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ Anderson, Ben (ngày 5 tháng 1 năm 2011). 'World's loneliest whale' pays visit to Alaska”. Alaska Dispatch. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  10. ^ Mulvaney, Kieran (ngày 26 tháng 1 năm 2017). “The loneliest whale in the world?”. Washington Post. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ 52: The Search for the Loneliest Whale

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Watkins, W. A., M. A. Daher, G. M. Reppucci, J. E. George, D. L. Martin, N. A. DiMarzio, and D. P. Gannon. 2000. "Seasonality and distribution of whale calls in the North Pacific". Oceanography 13:62–66.
  • Watkins, W. A., M. A. Daher, J. E. George, and D. Rodriguez. 2004. "Twelve years of tracking 52-Hz whale calls from a unique source in the North Pacific". Deep-Sea Research Part I: Oceanographic Research Papers 51:1889–1901.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]