Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo

Di sản thế giới UNESCO
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Nhà thờ của Tu viện Thượng phụ của Peć, Nhà thờ Đức Mẹ Ljeviš, Tu viện Dečani, một cửa sổ tại Visoki Dečani, Tu viện Gračanica, Bức bích họa của chúa Ki tô tại Nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Ljeviš
Vị tríKosovo
Bao gồm
Tham khảo724bis
Công nhận2004 (Kỳ họp 28)
Mở rộng2006
Bị đe dọa2006–nay
Diện tích2,8802 ha (7,117 mẫu Anh)
Vùng đệm115,3879 ha (285,130 mẫu Anh)
Tọa độ42°39′40″B 20°15′56″Đ / 42,66111°B 20,26556°Đ / 42.66111; 20.26556
Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo trên bản đồ Kosovo
Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo
Vị trí của Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo tại Kosovo

Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo (tiếng Serbia: Средњовековни споменици на Косову, chuyển tự Srednjovekovni spomenici na Kosovu; tiếng Albania: Monumentet Mesjetare në Kosovë) là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm bốn nhà thờ và tu viện Chính thống Serbia đại diện cho sự hợp nhất của kiến trúc Byzantine ở phía đông và kiến trúc Romanesque ở phía tây để tạo ra phong cách Phục hưng Palaiologos. Các công trình này được thành lập dưới triều đại Nemanjić, triều đại quan trọng nhất của Serbia thời Trung Cổ và ngày nay đèu nằm tại Kosovo.[a]

Năm 2004, UNESCO đã đưa tu viện Visoki Dečani vào danh sách Di sản thế giới nhờ giá trị phổ quát nổi bật của nó. Hai năm sau, nó tiếp tục được mở rộng thêm ba di tích tôn giáo khác là Tu viện Thượng phụ của Peć, Nhà thờ Đức Mẹ LjevišTu viện Gračanica và lấy tên chung là Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo. Cùng năm đó, nó bị đưa vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa do những khó khăn trong việc quản lý và bảo tồn xuất phát từ sự bất ổn chính trị của khu vực.[1]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Một sự việc tranh cãi đang diễn ra liên quan đến những nỗ lực của Kosovo trong việc gia nhập trở thành thành viên của UNESCO dẫn đến việc di sản này được liệt kê là của Kosovo chứ không phải Serbia.[2] Những tượng đài này đã bị tấn công, đặc biệt là trong cuộc bạo động năm 2004. Trong thời kỳ Phái bộ Hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo (UNMIK) quản lý tại Kosovo, Nhà thờ Đức Mẹ Ljeviš bị hư hại nặng nề.[3][4][5][6] Tháng 10 năm 2015, Kosovo được Ban chấp hành UNESCO đề nghị làm thành viên và việc bỏ phiếu đã được thực hiện tại Đại hội đồng UNESCO vào tháng 11 năm 2015.[7] Kết quả là, UNESCO đã không chấp nhận Kosovo làm thành viên, đề xuất không đạt được đa số 2/3 tại Đại hội đồng của tổ chức ở Paris vào ngày 9 tháng 11 năm 2015.[8][9] Một trong những lý do chính khiến Albania từ chối yêu cầu này[10][11][12] bất ổn ở Kosovo năm 2004 khiến 35 nhà thờ Kitô giáo Đông phương bị hư hại hoặc phá hủy[13][14] trong đó có Di sản thế giới Nhà thờ Đức Mẹ Ljeviš[15][16] khi nó bị cướp bóc liên tục, kể cả vật liệu nhằm tái thiết lại nó.[17]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vị thế chính trị của Kosovo đang trong tình trạng tranh chấp. Sau khi đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, Kosovo được chính thức công nhận là một nhà nước độc lập bởi 97 trong tổng số 193 (50.3%) nước thành viên LHQ (chưa kể 15 nước khác từng công nhận nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố đó), trong khi Serbia tiếp tục tuyên bố đây là một phần lãnh thổ của mình.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ World Heritage Committee puts Medieval Monuments in Kosovo on Danger List and extends site in Andorra, ending this year’s inscriptions, UNESCO World Heritage Centre, ngày 13 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2008.
  2. ^ “Controversy Rages Over Kosovo's UNESCO Membership”, Radio Free Europe, ngày 22 tháng 10 năm 2015
  3. ^ “Safeguarding of Cultural Heritage in Kosovo”. UNESCO. 2005.
  4. ^ “Protection and Preservation of Cultural Heritage in Kosovo” (PDF). UNESCO. 2005. tr. 7, 8.
  5. ^ “The Violence: Ethnic Albanian Attacks on Serbs and Roma”. Human Rights Watch. tháng 7 năm 2004.
  6. ^ “Reconstruction Implementation Commission for Serbian Orthodox Religious Sites in Kosovo”. Council of Europe. 2005.
  7. ^ “Kosovo Moves Closer To UNESCO Membership”.
  8. ^ “UNESCO General Conference rejects membership for Kosovo”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ https://www.nytimes.com/aponline/2015/11/09/world/europe/ap-unesco-kosovo.html
  10. ^ “FM: Albania files request for Kosovo's UNESCO admission”.
  11. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  12. ^ http://www.businessinsider.com/ap-kosovo-hopes-to-join-unesco-vows-to-protect-serb-heritage-2015-11
  13. ^ RIC, RECONSTRUCTION IMPLEMENTATION COMMISSION FOR ORTHODOX RELIGIOUS SITES IN KOSOVO ACTIVITY REPORT
  14. ^ “Six years since March violence in Kosovo”. B92. ngày 17 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  15. ^ For details and photos see here: http://www.spc.rs/eng/prizren_our_lady_ljevis_xiv_century_burnt_inside_photo_2232004 Lưu trữ 2013-12-20 tại Wayback Machine
  16. ^ and here: "Around 900 houses and 35 churches and monasteries of the Serbian Orthodox Church were set on fire, including mediaeval holy sites such as the Church of Our Lady of Ljevis in Prizren which dates back to the 14th century." http://www.pravoslavie.ru/english/52282.htm
  17. ^ See the link: “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Medieval Monuments in Kosovo tại Wikimedia Commons