Các chỉ số kinh tế Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nét đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1999, kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong khoảng 4,4% và 6,2% (2004). Năm 2005 GDP tăng trưởng 4,5%. Những nguyên nhân chính như giá dầu tăng vọt, nạn sóng thần ảnh hưởng lên ngành du lịch và hạn hán đã kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế. Dù vậy, sự bất ổn chính trị do cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV chỉ còn 0,7%.

Chỉ số lạm phát của đồng baht là 1,8% năm 2003.

GDP của Thái Lan năm 2002 là 107,2 tỷ euro, theo đầu người là 1.700 euro; và tỷ trọng các ngành kinh tế:

Dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP nhưng nông nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất và chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Số người lao động vào năm 2001 là 37,2 triệu, phân bố theo từng lĩnh vực:

  • 49% nông và ngư nghiệp
  • 14% công nghiệp
  • 37% dịch vụ

Tỷ lệ thất nghiệp là 1.5%.

Trong 163 nước được điều tra thì Thái Lan xếp thứ 65 về tham nhũng. (2005: 59/159; 2004: 64/146; 2003: 75/133; 2002: 64/102; 2001: 62/92).

Chi tiêu chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa 19922000, ngân sách được chi tiêu cho các mục đích:

Chi tiêu chính phủ Thái Lan năm 2000 là 18,375 tỷ euro, thu nhập từ thuế là 16.3 tỷ euro.

Các chỉ số kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Các chỉ số kinh tế chính nói lên sự phát triển của GDP, lạm phát, chi tiêu chính phủ và ngoại thương trong những năm gần đây:

So sánh tổng sản phẩm quốc nội
trên đơn vị % của năm trước đó
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
% khác với năm trước. -10,4 4,4 4,8 2,2 5,3 6,9 6,2 4,5 ~ 4,5 ~ 5
Quelle: bfai [1] ~ = geschätzt
Sự phát triển của tổng sản phẩm quốc nội Thái Lan (ước lượng)
Tuyệt đối (tỷ đô la) theo đầu người (nghìn đô la)
Năm 2004 2005 2006 Năm 2004 2005 2006
Tuyệt đối (tỷ đô la) 162 173 195 theo đầu người (nghìn đô la) 2,5 2,7 3,0
Quelle: bfai [1]
Sự phát triển của lạm phát Sự phát triển thâm hụt ngân sách
theo % so với năm trước theo % tổng sản phẩm quốc nội
(dấu trừ biểu thị thâm hụt ngân sách)
Năm 2003 2004 2005 2006 Năm 2003 2004 2005 2006
Lạm phát 1,8 2,8 4,5 ~ 5 Thâm hụt ngân sách -2,2 0,6 -0,3 0,0
Quelle: bfai [1] ~ = geschätzt
Đối tác thương mại (2005)
Xuất khẩu (%) Nhập khẩu theo tỷ lệ %
Mỹ 15,4 Nhật Bản 22,0
Nhật Bản 13,7 Trung Quốc 9,4
Trung Quốc 8,3 Mỹ 7,3
Singapore 6,8 Malaysia 6,9
Hongkong 5,6 Singapore 4,9
Malaysia 5,2 Đài Loan 3,8
Indonesia 3,6 Hàn Quốc 3,3
Các nước khác 41,4 Các nước khác 42,4
Khối EU 14,5 Khối EU 9,8
Quelle: bfai [1]
Sản phẩm thương mại chính (2005)
Xuất khẩu (%) Nhập khẩu (theo tỷ lệ  %)
Máy móc và ô tô 45,3 Máy móc và ô tô 40,1
Sơ chế phẩm và phụ kiện 16,5 Sản phẩm hoàn thiện 18,9
Lương thực, thực phẩm 11,4 Dầu và chất đốt 17,6
Quelle: bfai [1]
Sự phát triển của ngoại thương
theo tỷ đô la và % thay đổi so với năm trước
2003 2004 2005 2006
Tỷ đô la % so với năm trước. Tỷ đô la % so với năm trước. Tỷ đô la % so với năm trước. Tỷ đô la % so với năm trước.
Nhập khẩu 75 17 94 25 118 26 ?? ??
Xuất khẩu 80 16 97 21 111 12 ?? ??
Cán cân thương mại 5,0 2,5 -7,3 ??
Quelle: bfai [1]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Bài này được dịch từ mục kinh tế, trang Thailand, Wikipedia tiếng Đức

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Entwicklung des BIP von Thailand bfai, 2006, siehe: Wirtschaftsdaten kompakt Lưu trữ 2008-12-08 tại Wayback Machine