Cây bình rượu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cây bình rượu
Một cây bình rượu ở Borneo.
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Thực vật (Plantae)

Thực vật có hoa (Angiosperms)

Thực vật hai lá mầm thật sự (Eudicots)
Bộ (ordo)Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales)
Họ (familia)Họ Nắp ấm (Nepenthaceae)
Chi (genus)Chi Nắp ấm (Nepenthes)
Danh pháp đồng nghĩa
1) Nepenthes hookeriana Low (1848);
2) Nepenthes kookeriana Low ex Becc (1886);
3) Nepenthes nigropurpurea Mast (1882);
4) Nepenthes raflesea Rafarin (1869);
5) Nepenthes sanderi Hort (1908);
6) Nepenthes sanderiana Burb (1904).

Cây bình rượu (cũng gọi là cây bình nước) có danh pháp: Nepenthes rafflesiana, là một loài của chi nắp ấm,[1] sống trên cạn, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới của Borneo, Sumatra, Malaysia, Singapore. Giống như các loài cây nắp ấm, loài cây bắt ruồi hay loài cây ăn sâu bọ khác, đây là một loài cây ăn thịt, mặc dù "thịt" chỉ là những sâu bọ nhỏ. Cây có phương thức dinh dưỡng kép: vừa tự dưỡng bằng quang hợp, lại vừa dị dưỡng nhờ ăn thịt nhằm bổ sung nguồn đạm do môi trường cằn cỗi.[2]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

  • Loài cây thân thảo, mọc thấp. Cây non thường có nhiều sợi lông nhỏ, dài, màu nâu hoặc trắng. Cây trưởng thành thường có ít lông, thưa, ngắn và màu nâu.
  • Các "bình rượu" (bình nước) của nó là biến dạng của lá dùng để bắt mồi, có dung tích trung bình khoảng 250 ml, thường chỉ ở gần sát mặt đất, hiếm khi vượt quá 20 cm so với mặt đất. Màu sắc của "bình" có thể là màu tím đậm, tím nhạt hoặc gần như hoàn toàn trắng, nhưng thường gặp là màu lục, trong và ngoài có các đốm màu tím.[3] Các "bình" mọc thấp thường to, còn mọc trên cao thì nhỏ hơn.
  • Hoa hình cụm, có thể cao từ 16 đến 70 cm, mỗi bông hoa màu đỏ hoặc tím thường xuất hiện đơn lẻ, hoặc đôi khi theo cặp, trên mỗi cuống hoa.

Khám phá và lược sử ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Hình minh họa này của Walter Hood Fitch xuất bản ở tạp chí Thực vật học Curtis năm 1847, được coi là mô tả sớm nhất về loài.

Loài cây bình rượu Nepenthes rafflesiana này được cho là do phát hiện của tiến sĩ William Jack vào năm 1819, qua một tài liệu của ông từ Singapore được công bố trên Tạp chí Thực vật Curtis.

Sau đó, loài này bắt đầu thu hút chú ý nhờ được mô tả kỹ lưỡng ở tạp chí "Người làm vườn và Nông dân" Anh vào năm 1850, rồi được trồng trọt ở Anh nhờ phổ biến của The Gardeners' Chronicle and Agricultural Gazette (Biên niên ký người làm vườn và nông nghiệp), 1872.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này phổ biến rộng rãi ở Borneo và một phần của Quần đảo Riau của Indonesia. Ở bán đảo MalaysiaSingapore cũng có, nhưng ít hơn.[4][5]

Ở các khu vực trên, cây thường mọc ở vùng đất cát ẩm ướt, bên lề của rừng, ven đầm lầy than bùn thuộc rừng mưa nhiệt đới và có khi ở vách đá bên bờ biển. Nó có thể sinh sống ở độ cao đến 1200 m hoặc thậm chí 1500 m so với mực nước biển.[4][6]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến đang ăn mật từ một "bình rượu" của cây.

Như tất cả các cây cùng chi Nepenthes, loài này không có cơ quan bắt mồi chuyển động chủ động được như cây bắt ruồi Venus, mà là cây bắt mồi bị động. Chúng dẫn dụ con mồi vào bình là nơi tiết ra loại chất có vị ngọt, mùi hấp dẫn. Khi con mồi đã vào thành "bình" rất trơn, thì nhanh chóng trượt rơi xuống đáy "bình" có chứa chất lỏng rồi bị chết đuối. Các enzym tiêu hóa được cây tiết ra từ thành "bình" sẽ phân giải các hợp chất hữu cơ của con mồi thành các chất dinh dưỡng hòa tan, được cây hấp thụ qua thành "bình".

Đặc điểm này được cho là kết quả của phương thức tiến hoá ở những cây sống trong đất nghèo chất đạm. Cũng do phương thức này, mà rễ của hầu hết các loài cây ăn thịt khác đều nhỏ, ăn nông và rất dễ gẫy.

Ngoài ra, một số nơi còn thấy vào ban đêm thì "bình" còn là nơi trú ngụ của loài dơi nhỏ - sự hợp tác có lợi cho hai loài - trong đó dơi có chỗ nghỉ, còn cây nhận thêm nguồn đạm từ phân dơi.[7]

Trồng trọt[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này đã được trồng ở nhiều nơi ở châu Âu, Mỹ như một cây cảnh.

Cây nên được trồng dưới bóng râm, hoặc nơi tán xạ của ánh sáng mặt trời, cũng có thể chiếu sáng nhân tạo thích hợp. Cung cấp nước cho cây bằng cách tưới đủ nước sạch vào gốc và phun sương đều đặn. Tuyệt đối không để nước đọng ở nơi cây sinh sống vì cây ưa ẩm nhưng không chịu nước.

Cho cây "ăn" có nhiều cách, nhưng thức ăn thường là giun khô, xác côn trùng (nếu có thể) hoặc thức ăn viên cho cá (Koi pellets), lượng thức ăn không được nhiều. Tuy gọi là cây ăn thịt, nhưng không loài cây ăn thịt nào ăn được thịt thật (như thịt gà, thịt lợn,...) dù cắt nhỏ, vì các enzym tiêu hóa của chúng không phân giải được loại thức ăn này; lượng thức ăn này sẽ thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm cơ hội hại cây cũng như gây mùi khó chịu.

Đa dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Các biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cây này có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có thể gọi là biến thể (var) hoặc loài phụ là còn đang tranh luận.[8]

Dạng khổng lồ[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bộ phận của dạng khổng lồ (từ trái sang phải): 1) bình cao tới trên 30 cm; 2) đường gân dài trên 110 cm; 3) bình trên có kích thước khoảng 45 cm.

Dạng cây to, cao với "bình" rất lớn so với các dạng khác thường gặp, được gọi là dạng khổng lồ của N. rafflesiana đã được phát hiện ở các địa phương cô lập trên bờ biển phía tây bắc của Borneo và ven biển Sematan, cách thành phố Kuching khoảng 110 km về phía tây.[16] Môi trường sống của dạng này là rừng mưa nhiệt đới rất rậm rạp. Ở dạng khổng lồ, thân cây có thể leo lên độ cao 15 m, phiến lá to khoảng hai lần rưỡi so với dạng bình thường, thân có đường kính tới 10 mm. "Bình" thấp (mọc sát đất) có thể đạt chiều cao hơn 35 cm, "phễu" rộng 15 cm, thể tích quá 1000 ml (1 lít).[16] "Bình" của dạng này có sắc tố đa dạng: từ màu trắng với các đốm đỏ đến màu tím sẫm. "Bình" cao thường có màu lục, trong suốt. Cụm hoa cũng rất lớn, đạt chiều dài hơn 1 m. Những bông hoa riêng lẻ có đường kính lên tới 1,5 cm và có những chiếc vòi màu đỏ sẫm.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phillipps, A. & A. Lamb 1996. Pitcher-Plants of Borneo. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.
  2. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  3. ^ “Nepenthes rafflesiana”.
  4. ^ a b Clarke, C.M. 2001. Nepenthes of Sumatra and Peninsular Malaysia. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.
  5. ^ Burbidge, F.W. 1882. Notes on the new Nepenthes. The Gardeners' Chronicle, new series, 17(420): 56.
  6. ^ Adam, J.H., C.C. Wilcock & M.D. Swaine 1992. “The ecology and distribution of Bornean Nepenthes (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Journal of Tropical Forest Science 5(1): 13–25.
  7. ^ T. Ulmar Grafe, Caroline R. Schöner, Gerald Kerth, Anissa Junaidi & Michael G. Schöner. “A novel resource–service mutualism between bats and pitcher plants”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b c d Scharmann, M. & T.U. Grafe 2013. Reinstatement of Nepenthes hemsleyana (Nepenthaceae), an endemic pitcher plant from Borneo, with a discussion of associated Nepenthes taxa. Blumea 58(1): 8–12. doi:10.3767/000651913X668465
  9. ^ a b c (tiếng Đức) Beck, G. 1895. Die Gattung Nepenthes. Wiener Illustrirte Garten-Zeitung 20(3–6): 96–107, 141–150, 182–192, 217–229.
  10. ^ Clarke, C., J.A. Moran & C.C. Lee 2011. Nepenthes baramensis (Nepenthaceae) – a new species from north-western Borneo. Blumea 56(3): 229–233. doi:10.3767/000651911X607121
  11. ^ a b (tiếng Latinh) Hooker, J.D. 1873. Ordo CLXXV bis. Nepenthaceæ. In: A. de Candolle Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis 17: 90–105.
  12. ^ Clarke, C.[M.] 1997. Another Nice Trip to Sumatra. Carnivorous Plant Newsletter 26(1): 4–10.
  13. ^ a b (tiếng Pháp) Teysmann, M.J.E. 1859. Énumération des plantes envoyées de Java au jardin botanique de l'Université de Leide. Annales d'horticulture et de botanique, ou Flore des jardins du royaume des Pays-Bas, et histoire des plantes cultivées les plus intéressantes des possessions néerlandaises aux Indes orientales, de l'Amérique et du Japon 2: 133–142.
  14. ^ Adam, J.H. & Hafiza A. Hamid 2006. Pitcher plants of Lambir Hill in Miri, Sarawak State of Malaysia.[liên kết hỏng][liên kết hỏng] International Journal of Botany 2(4): 340–352. doi:10.3923/ijb.2006.340.352
  15. ^ Burbidge, F.W. 1880. The Gardens of the Sun. Murray, London.
  16. ^ a b Clarke, C.M. 1997. Nepenthes of Borneo. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.