Công an nhân dân (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Công An Nhân Dân)
Công an Nhân dân
Tổng biên tậpPhạm Khải
Phó biên tậpTrần Duy Hiển (phụ trách nội dung)
Trần Hồng Thanh Phan Đăng Trường
Thành lập1-11-1946
Trụ sởsố 2A Đinh Lễ. Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trang webcand.com.vn

Báo Công an nhân dân là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam. Ngoài những tin thông thường như phóng sự xã hội, tin tức quốc tế, báo Công an nhân dân, báo cũng hướng đến các thông tin trong cuộc sống hàng ngày thậm chí là những đề tài giật gân.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Báo Công an nhân dân là cơ quan cấp Cục thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND của Bộ Công an (với số hiệu là X21). Tiền thân của Báo Công an nhân dân là Báo Công an Mới. Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương Lê Giản là người khai sinh ra tờ báo Công an Mới. Số đầu tiên của Công an Mới ra ngày 1/11/1946 dày 20 trang, khổ lớn 21 x 30 cm, bìa in màu. Lê Giản đã đi mời một số nhà văn, nhà báo có tên tuổi về chuyên viết cho báo Công an Mới như, nhà văn Phạm Cao Củng (một nhà văn chuyên viết truyện trinh thám của báo Tiểu thuyết thứ bảy, nhà văn Hoàng Công Khanh, các nhà báo: Tân Lang, Kỳ Phát, Đại Thanh, Lê Chi... Báo lần lượt có tên: Công an Mới, Bạn Dân, Nội san Rèn luyện, Tập san Công an nhân dân và từ năm 1965 đến nay là Báo Công an nhân dân.

Năm 1988, Báo Công an nhân dân đã chuyển từ bao cấp (cấp phát trong nội bộ) sang cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, phát hành công khai rộng rãi.

Năm 2004, Báo An ninh Thế giới và Văn nghệ Công an được sáp nhập và trở thành ấn phẩm của Báo Công an nhân dân, là cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với Tạp chí Công an nhân dân - cơ quan lý luận của Bộ Công an).

Năm 2021, các báo An ninh Thủ đô, An ninh Hải Phòng, Công an thành phố Đà Nẵng, Công an thành phố Hồ Chí Minh được sáp nhập và trở thành ấn phẩm chuyên đề của Báo Công an nhân dân.

Tổng biên tập báo hiện nay là Phạm Khải.

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng Biên tập: Thiếu tướng Phạm Khải
  • Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Duy Hiển, Thượng tá Trần Hồng Thanh, Trung tá Phan Đăng Trường

Xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Báo Công an nhân dân có loại báo sau:

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Báo Công an nhân dân ra hàng ngày, 7 số/tuần.
  • Chuyên đề An ninh thế giới phát hành thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần.
  • Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng, Cuối tháng phát hành tuần 1, tuần thứ ba của tháng.
  • Chuyên đề Văn nghệ Công an phát hành thứ năm hằng tuần
  • Chuyên đề An ninh thủ đô.
  • Chuyên đề An ninh Hải Phòng.
  • Chuyên đề Công an thành phố Đà Nẵng.
  • Chuyên đề Công an Nghệ An.
  • Chuyền đề Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Các đời Tổng Biên tập[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Lê Giản
  2. Trần Liêu
  3. Ngôn Vĩnh
  4. Hữu Ước (2003 - 2013), Thiếu tướng (2006), Trung tướng (2010)
  5. Phạm Văn Miên (2013 - 2020), Thiếu tướng (2015)
  6. Phạm Khải (Phạm Quang Khải) (từ 1/2/2020)

Phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới cho Báo Công an nhân dân nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.[1]

Ngày 29 tháng 7 năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 975/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" cho Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo CAND (Tổng cục XDLL CAND, Bộ Công an).

Ngày 26 tháng 10 năm 2016, Báo Công an nhân dân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày phát hành số đầu tiên (01/11/1946 – 01/11/2016).[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Káp Thành Long (12 tháng 2 năm 2007). “Báo CAND đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập 15 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Mai Hà (27 tháng 10 năm 2016). “Báo CAND đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”. Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập 15 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]