Công quốc Berg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bá quốc (Công quốc) Berg
1101–1815
Quốc kỳ Berg
Quốc kỳ
Quốc huy Berg
Quốc huy
Bản đồ Vùng đế chế Hạ Rhenish–Westphalia vào khoảng năm 1560, Công quốc Berg được đánh dấu bằng màu đỏ
Tổng quan
Vị thếCông quốc
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Đức
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Công quốc Berg 
• 1360–1380
Wilhelm II (công tước đầu tien)
• 1809-1813
Napoléon Louis Bonaparte (Đại công tước)
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ
• Tách ra từ Lotharingia
1101
• Chia tách với Bá quốc Mark
1160
• Hợp nhất với Bá quốc Jülich
1348
• Hợp nhất với Bá quốc MarkCông quốc Cleves
1521
• Thống nhất với Pfalz-NeuburgTuyển hầu xứ Pfalz
1609 and 1690
• Trao cho Vương quốc Phổ
9 tháng 6 1815
Tiền thân
Kế tục
Lotharingia
Vương quốc Phổ

Công quốc Berg (tiếng Đức: Herzogtum Berg) là một nhà nước nằm ở hữu ngạn sông Rhein thuộc Đế chế La Mã Thần thánh. Từ thế kỷ XI đến năm 1380, nó là một bá quốc, sau được nâng lên công quốc và tồn tại cho đến năm 1806, khi Đế chế La Mã Thần thánh bị tuyên bố giải thể, đến khoảng cuối năm 1813, Berg được gọi là Đại công quốc. Sau Đại hội Viên, Berg được trao lại cho Vương quốc Phổ và trở thành một phần lãnh thổ của vương quốc này cho đến khi Đế quốc Đức tan rã sau Thế chiến I. Berg từ lâu đã được liên kết với Công quốc Jülich và luân phiên với nhiều lãnh thổ khác trong một liên minh cá nhân. Trụ sở chính phủ ban đầu được đặt tại Lâu đài BergeAltenberg, từ năm 1133 được đặt tại Lâu đài Burg và thừ thế kỷ XIV được đặt tại Lâu đài Düsseldorf. Lãnh thổ của Bern hiện nay nằm trong vùng Rheinland, Đức. Kinh đô của Berg được đặt tại Düsseldorf.

Tên của công quốc hiện vẫn còn tồn tại trong thuật ngữ địa lý hiện đại Bergisches Land, thường bị hiểu nhầm là Bergiges Land (xứ sở đồi núi).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]