Vườn quốc gia Khẩn Đinh

Vườn quốc gia Khẩn Đinh
Vườn quốc gia Khẩn Đinh
Vị trí của Vường quốc gia Khẩn Đinh ở Đài Loan
Vị trí Đài Loan
Thành phố gần nhấtHằng Xuân
Tọa độ21°58′48″B 120°47′49″Đ / 21,98°B 120,797°Đ / 21.98; 120.797
Diện tích333 km2 (129 dặm vuông Anh)
Thành lập1 tháng 1 năm 1984
Lượng khách8.376.708 (năm 2014)
Cơ quan quản lýVăn phòng quản lý Vườn quốc gia Khẩn Đinh
www.ktnp.gov.tw
Vườn quốc gia Khẩn Đinh
Phồn thể國家公園
Giản thể国家公园

Vườn quốc gia Khẩn Đinh (tiếng Trung: 墾丁國家公園; Hán-Việt: Khẩn Đinh Quốc gia Công viên; bính âm: Kěndīng Gúojiā Gōngyuán) thường được gọi là Khẩn Đinh (tiếng Trung: 墾丁; bính âm: Kěndīng) là một vườn quốc gia nằm trên bán đảo Hằng Xuân thuộc huyện Bình Đông, Đài Loan. Nó thuộc các trấn Hằng Xuân, Xa Thành, Mãn Châu. Được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1984, nó là vườn quốc gia lâu đời nhất và nằm ở cực nam của Đài Loan[1], bao gồm khu vực tự nhiên của cực nam đảo Đài Loan và Eo biển Ba Sĩ. Quản lý bởi Bộ Nội chính thuộc Hành chính viện, vườn quốc gia này nổi tiếng với khí hậu nhiệt đới và đầy nắng, quang cảnh núi non tuyệt đẹp và bãi biển.[2] Từ lâu, vườn quốc gia đã là điểm đến du lịch nổi tiếng nhất tại Đài Loan với 5,84 triệu lượt khách ghé thăm trong năm 2016.[3]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia có tổng diện tích 333 kilômét vuông (129 dặm vuông Anh), trong đó 181 kilômét vuông (70 dặm vuông Anh) là khu vực đất liền và 152 kilômét vuông (59 dặm vuông Anh) khu vực biển. Vịnh Nam (南灣) và Hương Tiêu được bao quanh bởi Thái Bình Dương, eo biển Đài Loaneo biển Luzon. Vườn quốc gia nằm cách thành phố Cao Hùng 90 km (56 dặm), và Đài Nam 140 km (87 dặm).

Cảnh quan tự nhiên của vườn quốc gia chia thành hai phần, đồng bằng thung lũng dài và hẹp Hằng Xuân kéo dài từ bắc xuống nam, trong khi vách đá san hô và các rạn san hô dọc theo bờ biển phía tây. Vườn quốc gia có một loạt các ngọn núi cao ở phía bắc, các đá san hô và đồi thấp ở phía nam. Vùng đồng bằng hình thành bởi các thung lũng đứt đoạn, là nơi có hồ Long Loan là hồ nước lớn nhất Đài Loan và các hang động đá vôi ở phía đông.

Vườn quốc gia có khí hậu nhiệt đới, với thời tiết ấm áp cho đến nắng nóng quanh năm, được phân loại là Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Động thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia là nơi có sự đa dạng sinh học trên cạn với 15 loài thú, 310 loài chim, 59 loài bò sát và lưỡng cư, 21 loài cá nước ngọt, 216 loài bướm cùng nhiều loài côn trùng khác nhau.[4]

Vườn quốc gia là nơi có công viên Nga Loan nằm tại Mũi Nga Loan, là điểm cực nam của đảo Đài Loan.[5] Trong khi đó, khu bảo tồn thiên nhiên Long Khanh[6] bảo vệ các rạn san hô và rừng nguyên sinh của vịnh Hương Tiêu và bán đảo Hằng Xuân.[7] Vườn quốc gia là nơi có 26 loài cua cạn, khiến cho nó là nơi có mức độ đa dạng sinh học các loài cua cạn cao nhất trong một khu vực.[8]

Các dòng biển chảy qua vườn quốc gia cung cấp nguồn thức ăn cho các loài chim biển; rùa biển, trong đó có nhiều loài đang bị đe dọa.[9]; các loài cá mập như cá mập bò,[10] cá mập voi[11][12] và một số loài Cá voi.[13][14][15][16] Khu vực từng là nơi có rất đông đúc số lượng loài cá nhà tángCá voi sừng tấm, đặc biệt là những con Cá voi lưng gù di cư tới vinh Nam và Hương Tiêu.[17] Khoảng thời gian Đài Loan thuộc Nhật,[18][19][20] các loài cá voi bị săn bắt khiến chúng suy giảm nghiêm trọng, một số loài thậm chí đã biến mất. Ngày nay, có rất ít các loài cá voi di cư liên tục tới khu vực biển dọc bán đảo Hằng Xuân và các vùng biển của vườn quốc gia Khẩn Đinh.[21][22][23] Loài Cá cúi được cho là đã tuyệt chủng tại Đài Loan, những báo cáo gần đây nhất về chúng tại vùng biển Đài Loan là từ những năm 50 và 60 của thế kỷ 20.[24]

Hải đăng[sửa | sửa mã nguồn]

Hải đăng Mũi Nga Loan (鵝鑾鼻燈塔) được hoàn thành vào năm 1883 theo yêu cầu từ chính phủ Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc, sau khi xảy ra một số số vụ đắm tàu vào những năm 1860. Quân đội Trung Quốc được điều động đến để bảo vệ ngọn hải đăng trước các cuộc tấn công của các bộ lạc địa phương trong quá trình xây dựng. Ngọn hải đăng được bao quanh bởi một pháo đài với các khẩu pháo và một hào bảo vệ. Đây là một trong những ví dụ hiếm hoi trên thế giới về một ngọn hải đăng được gia cố phòng thủ. Ngọn tháp chính có chiều cao là 21,4 mét (70 ft) và đèn hiệu cao 56,4 mét (185 ft) trên mực nước thủy triều dâng. Ánh sáng nháy sau mỗi 10 giây và phạm vi của nó là 27,2 hải lý (50,4 km).

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Allen Hsu (ngày 29 tháng 5 năm 2008). “Mother Nature lights up Kenting National Park”. Taiwan Today. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ Spring Scream Official Website
  3. ^ Matthew Strong (ngày 8 tháng 4 năm 2017). “Kenting is Taiwan's most popular national park”. Taiwan News. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ 3.3 Wildlife-Ecology-Kenting National Park Lưu trữ 2016-06-25 tại Wayback Machine
  5. ^ “Entrance fee to Eluanbi Park to be increased in 2016 Society FOCUS TAIWAN - CNA ENGLISH NEWS”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ “悠遊墾丁旅遊網 Kenting Vacation, Travel Guide”. 悠遊墾丁 Kenting. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ “墾丁香蕉灣 原始林露營區 - 船帆石地區民宿”. 悠遊墾丁 Kenting. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  8. ^ “椰子蟹的Party”. 我們的島. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  9. ^ Kenting National Park HQ releases a green turtle into the wild Lưu trữ 2016-06-25 tại Wayback Machine
  10. ^ “戲水要當心!兇猛公牛鯊 出沒恆春海域 - 焦點 - 自由時報電子報”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  11. ^ 怪不得海生館
  12. ^ 2度擱淺 粗魯野放 海生館「害死鯨鯊」
  13. ^ “墾丁國家公園海域哺乳類動物相調查” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  14. ^ “墾丁國家公園鄰近海域鯨豚類生物調查研究” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  15. ^ “海域哺乳類動物相調查 - 墾丁國家公園”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  16. ^ 2017, 墾丁後壁湖 海豚跳躍引尖叫聲[liên kết hỏng]
  17. ^ Acebes V.M.J., 2009, A history of Whaling in Philippines, Historical Perspectives of Fisheries Exploitation in the Indo-Pacific, Asia Research Centre, Murdoch University
  18. ^ “林于昉:南灣鯨魚群風光 蘋果日報”. 蘋果日報. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  19. ^ “【鯨彩一生】鯨生鯨逝:台灣的捕鯨歷史”. 台灣環境資訊協會-環境資訊中心. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  20. ^ “海中鯨靈”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2018.
  21. ^ 鯨魚噴水奇景 墾丁民眾驚嘆
  22. ^ 〈南部〉恆春鯨魚噴水! 萬里桐居民驚喜
  23. ^ 2017, 稀客大翅鯨現身墾丁外海 遺憾是鯨屍
  24. ^ Dugong - Status Report and Action Plans for Countries and Territories