Bước tới nội dung

Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập
Cơ quan tổ chứcUAFA
FIFA (từ 2021)
Thành lập1963; 61 năm trước (1963)
Khu vựcThế giới Ả Rập (UAFA)
Số đội16 (vòng chung kết)
Đội vô địch
hiện tại
 Algérie (lần thứ nhất)
Đội bóng
thành công nhất
 Iraq (4 danh hiệu)
Trang webTrang web chính thức
Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập 2021

Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập (tên chính thức là FIFA Arab Cup, tiếng Ả Rập: كأس العرب‎, chuyển tự Kaʾs al-ʿArab, hoặc còn gọi đơn giản là Arab Cup) là một giải đấu bóng đá quốc tế được tổ chức bởi FIFA từ năm 2021 dành cho các đội tuyển nam quốc gia thuộc Liên hiệp các hiệp hội bóng đá Ả Rập (UAFA), cơ quan quản lý bóng đá tại các nước tại thế giới Ả Rập.[1] Đội vô địch hiện tại là Algérie với danh hiệu đầu tiên tại giải đấu năm 2021 ở Qatar.

Giải đấu lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1963 tại Liban, với chức vô địch thuộc về Tunisia. Sau khi tiếp tục được tổ chức vào các năm 19641966, Arab Cup tạm ngừng trong khoảng 20 năm trước khi quay trở lại vào năm 1985. Giải đấu được tổ chức thêm năm lần nữa cho tới năm 2012, cũng là lần cuối cùng UAFA tổ chức giải. Năm 2021 là lần đầu tiên giải được tổ chức bởi FIFA.

Trong chín lần tổ chức, giải đã chứng kiến năm đội tuyển lên ngôi vô địch. Iraq đã vô địch bốn lần; các chức vô địch Arab Cup khác thuộc về các đội Ả Rập Xê Út (2 lần); Algeria, Ai Cập, Maroc, và Tunisia (mỗi đội 1 lần).

Đã có bảy nước đăng cai Arab Cup. Kuwait, Qatar và Ả Rập Xê Út đã đăng cai hai lần, còn Liban, Iraq, Jordan và Syria cũng đã có một lần tổ chức giải. Tất cả các giải đấu từ trước tới nay đều được tổ chức tại châu Á.

Trước khi FIFA trở thành đơn vị tổ chức, giải đấu này không nằm trong Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA. Tuy nhiên, kể từ khi FIFA trở thành đơn vị tổ chức của giải, giải đấu này nghiễm nhiên trở thành giải đấu nằm trong Lịch FIFA, tức là các câu lạc bộ phải giải phóng cầu thủ cho đội tuyển quốc gia.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng ban đầu về việc tổ chức Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập bắt nguồn từ nhà báo người Liban Nassif Majdalani và Tổng thư ký Hiệp hội bóng đá Liban (LFA) Izzat Al Turk vào năm 1957.[2][3] Tới năm 1962, LFA kêu gọi chính thức thành lập giải đấu thông qua chủ tịch Georges Dabbas. Ông cũng là người đã đứng ra tổ chức cuộc họp giữa các hiệp hội bóng đá Ả Rập nhằm thành lập Arab Cup.[4] Kỳ Arab Cup đầu tiên được tổ chức tại Beirut từ tháng 4 tới tháng 5 năm 1963, với sự tham dự của năm đội tuyển.[5]

Trong khoảng thời gian 16 năm tạm ngừng từ 1966 tới 1982, Cúp Palestine (Palestine Cup) là giải đấu "de facto" thay thế cho Arab Cup. Giải được tổ chức ba lần vào những năm 1970 và sau khi Arab Cup quay lại vào thập niên 1980 thì trở thành giải đấu cấp bóng đá trẻ.[4][6] Arab Cup 1992 cũng được tổ chức như một phần của Đại hội Thể thao Ả Rập 1992.[6]

Cúp bóng đá các quốc gia Ả Rập 2021 là lần đầu tiên giải được tổ chức bởi FIFA, tên gọi chính thức của giải cũng được đổi từ Arab Cup thành FIFA Arab Cup.[7][8] Sau trận chung kết năm 2021, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tuyên bố FIFA sẽ tiếp tục điều hành giải trong những lần tổ chức tiếp theo.[9]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần tổ chức Năm Chủ nhà Vô địch Tỷ số và địa điểm Á quân Hạng ba Tỷ số và địa điểm Hạng tư Số đội tham dự
1 1963  Liban
Tunisia
[note 1]
Syria

Liban
[note 1]
Kuwait
5
2 1964  Kuwait
Iraq
[note 1]
Libya

Kuwait
[note 1]
Liban
5
3 1966  Iraq
Iraq
2–1
Sân vận động Al-Kashafa, Baghdad

Syria

Libya
6–1
Sân vận động Al-Kashafa, Baghdad

Liban
10
1982 Giải bị hủy trong quá trình vòng loại do Chiến tranh Liban 1982
4 1985  Ả Rập Xê Út
Iraq
1–0
Sân vận động Nhà vua Fahd, Taif

Bahrain

Ả Rập Xê Út
0–0 (s.h.p.)
(4–1 p)
Sân vận động Nhà vua Fahd, Taif

Qatar
6
5 1988  Jordan
Iraq
1–1 (s.h.p.)
(4–3 p)
Sân vận động Quốc tế Amman, Amman

Syria

Ai Cập
2–0
Sân vận động Quốc tế Amman, Amman

Jordan
10
6 1992[a]  Syria
Ai Cập
3–2
Sân vận động Al-Hamadaniah, Aleppo

Ả Rập Xê Út

Kuwait
2–1
Sân vận động Al-Hamadaniah, Aleppo

Syria
6
7 1998  Qatar
Ả Rập Xê Út
3–1
Sân vận động Quốc tế Khalifa, Doha

Qatar

Kuwait
4–1
Sân vận động Quốc tế Khalifa, Doha

UAE
12
8 2002  Kuwait
Ả Rập Xê Út
1–0 (s.h.p.)
Sân vận động Câu lạc bộ Thể thao Al Kuwait, Thành phố Kuwait

Bahrain
 Jordan Maroc[b] 10
2009 Giải bị hủy trong quá trình vòng loại do không có nhà tài trợ[10]
9 2012  Ả Rập Xê Út
Maroc
1–1 (s.h.p.)
(3–1 p)
Sân vận động Hoàng tử Abdullah al-Faisal, Jeddah

Libya

Iraq
1–0
Sân vận động Hoàng tử Abdullah al-Faisal, Jeddah

Ả Rập Xê Út
11
10 2021  Qatar
Algérie
2–0 (s.h.p.)
Sân vận động Al Bayt, Al Khor

Tunisia

Qatar
0–0 (s.h.p.)
(5–4 p)
Sân vận động 974, Doha

Ai Cập
16
  • s.h.p: sau hiệp phụ
  • p: sau loạt sút luân lưu
  • TBD: chưa xác định
Ghi chú
  1. ^ Giải đấu năm 1992 thuộc nội dung bóng đá tại Đại hội thể thao Ả Rập 1992 cũng được tính vào kết quả của Arab Cup.
  2. ^ Không có trận tranh hạng ba.

Các đội đạt tốp bốn

[sửa | sửa mã nguồn]
Các đội đạt tốp bốn
Đội Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Bán kết Tổng cộng
 Iraq 4 (1964, 1966*, 1985, 1988) 1 (2012) 5
 Ả Rập Xê Út 2 (1998, 2002) 1 (1992) 1 (1985*) 1 (2012*) 5
 Tunisia 1 (1963) 1 (2021) 2
 Ai Cập 1 (1992) 1 (1988) 1 (2021) 3
 Maroc 1 (2012) 1 (2002) 2
 Algérie 1 (2021) 1
 Syria 3 (1963, 1966, 1988) 1 (1992*) 4
 Libya 2 (1964, 2012) 1 (1966) 3
 Bahrain 2 (1985, 2002) 2
 Qatar 1 (1998*) 1 (2021*) 1 (1985) 3
 Kuwait 3 (1964*, 1992, 1998) 1 (1963) 4
 Liban 1 (1963*) 2 (1964, 1966) 3
 Jordan 1 (1988*) 1 (2002) 2
 UAE 1 (1998) 1
* chủ nhà

Thành tích theo các liên đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ lục và thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Với mỗi giải đấu, số đội tham dự vòng chung kết được ghi trong dấu ngoặc.

Đội 1963
Liban
(5)
1964
Kuwait
(5)
1966
Iraq
(10)
1985
Ả Rập Xê Út
(6)
1988
Jordan
(10)
1992
Syria
(6)
1998
Qatar
(12)
2002
Kuwait
(10)
2012
Ả Rập Xê Út
(11)
2021
Qatar
(16)
Tổng cộng
 Algérie × × × × GS × GS × × 1st 3
 Bahrain × × GS 2nd GS × × 2nd GS GS 6
 Ai Cập × × × × 3rd 1st GS × GS 4th 5
 Iraq × 1st 1st 1st 1st × × × 3rd GS 6
 Jordan GS GS GS GS 4th GS GS SF × QF 9
 Kuwait 4th 3rd GS × GS 3rd 3rd GS GS 8
 Liban 3rd 4th 4th × GS × GS GS GS GS 8
 Libya × 2nd 3rd × × × GS × 2nd 4
 Mauritanie × × × GS × × × × GS 2
 Maroc × × × × × × GS SF 1st QF 4
 Oman × × GS × × × × × × QF 2
 Palestine × × GS × × GS GS GS GS 5
 Qatar × × × 4th × × 2nd × × 3rd 3
 Ả Rập Xê Út × × × 3rd GS 2nd 1st 1st 4th GS 7
 Sudan × × × × × GS GS GS GS 4
 Syria 2nd × 2nd × 2nd 4th GS GS × GS 7
 Tunisia 1st × × × GS × × × × 2nd 3
 UAE × × × × × × 4th × × QF 2
 Yemen × × GS × × × × GS GS 3
Đội 1963
Liban
(5)
1964
Kuwait
(5)
1966
Iraq
(10)
1985
Ả Rập Xê Út
(6)
1988
Jordan
(10)
1992
Syria
(6)
1998
Qatar
(12)
2002
Kuwait
(10)
2012
Ả Rập Xê Út
(11)
2021
Qatar
(16)
Total
Chú thích

Bảng xếp hạng mọi thời đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến giải đấu năm 2021[11]
Xếp hạng Đội Số lần tham dự ST T H B BT BB HS Đ ĐTB Vô địch
1  Iraq 6 28 16 10 2 47 20 +27 58 2.07 4
2  Syria 7 28 11 7 10 38 32 +6 40 1.43
3  Kuwait 8 30 10 6 14 48 50 –2 36 1.20
4  Liban 8 30 9 7 14 38 42 –4 34 1.13
5  Ai Cập 5 21 8 9 4 27 15 +12 33 1.57 1
6  Maroc 4 16 9 4 2 29 12 +17 31 1.94 1
7  Jordan 9 33 8 7 18 32 65 –33 31 0.94
8  Ả Rập Xê Út 7 29 13 8 8 44 26 +18 28 0.97 2
9  Tunisia 3 14 8 3 3 23 11 +12 27 1.93 1
10  Qatar 3 14 8 3 3 22 10 +12 27 1.93
11  Libya 4 16 7 6 3 39 16 +23 27 1.69
12  Algérie 3 12 5 5 2 16 10 +6 20 1.67 1
13  Bahrain 6 24 3 10 11 21 44 –23 19 0.79
14  Sudan 5 12 3 3 6 11 22 –11 12 1.00
15  Palestine 6 14 1 7 6 20 28 –8 10 0.71
16  UAE 2 8 3 0 5 9 15 –6 9 1.13
17  Oman 2 7 1 1 5 7 29 –22 4 0.57
18  Yemen[a] 3 10 1 1 8 9 44 –35 4 0.40
19  Mauritanie 2 5 1 0 4 3 11 –8 3 0.60
Ghi chú
  1. ^ Đã bao gồm những lần tham dự với tư cách là  Bắc Yemen từ 1967 tới 1990

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ نتائج اجتماع الجمعية العمومية غير العادي واجتماع اللجنة التنفيذية للاتحاد العربي لكرة القدم [The results of the General Meeting of UAFA's Executive Committee]. UAFA (bằng tiếng Ả Rập). 20 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ 26 Tháng mười hai năm 2017. Truy cập 28 Tháng tư năm 2021.
  2. ^ “قبل انطلاقها.. ماذا يخبرنا التاريخ عن بطولة "كأس العرب"؟”. Sky News Arabia. Saber Hussam-Eddin. 28 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “كأس العرب: لبنان موطن الفكرة لم يحقق أي انجاز”. france24. 28 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b موسوعة كرة القدم العراقية من الالف الى الياء ... بطولة كأس العرب [Encyclopedia of Iraqi football from A to Z ... Arab Cup Championship]. Kooora.com (bằng tiếng Ả Rập). 18 tháng 9 năm 2005. Truy cập 28 Tháng tư năm 2021.
  5. ^ Morrison, Neil. “Arab Cup 1963 Details”. RSSSF. Truy cập 28 Tháng tư năm 2021.
  6. ^ a b Abboud, John; Nygård, Jostein; Qayed, Mohammed. “Arab Cup”. RSSSF. Truy cập 28 Tháng tư năm 2021.
  7. ^ "الاتحاد العربي" يعلن عن مسابقاته للموسم القادم [The "Arab Union" announces its competitions for the next season]. UAFA (bằng tiếng Ả Rập). 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập 27 Tháng tư năm 2021.
  8. ^ “FIFA Arab Cup 2021 – Teams – Lebanon”. FIFA.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 27 Tháng tư năm 2021. Truy cập 27 Tháng tư năm 2021.
  9. ^ “Gianni Infantino: FIFA Arab Cup set to continue”. FIFA.com. 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập 18 Tháng mười hai năm 2021.
  10. ^ “UAFA : 44 millions dollars pour la relance des compétitions”. ES Tunis media site. TAP. 2012.
  11. ^ “General stats for all teams – Arab Nations Cup”. Mundial 11. Bản gốc lưu trữ 15 tháng Năm năm 2018. Truy cập 28 Tháng tư năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:FIFA Arab Cup


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu