Cúp bóng đá nữ châu Á 2018

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp bóng đá nữ châu Á 2018
2018 AFC Women's Asian Cup - Jordan
2018 كأس آسيا لكرة القدم للسيدات
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàJordan
Thời gian6–20 tháng 4
Số đội8 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Nhật Bản (lần thứ 2)
Á quân Úc
Hạng ba Trung Quốc
Hạng tư Thái Lan
Thống kê giải đấu
Số trận đấu17
Số bàn thắng66 (3,88 bàn/trận)
Số khán giả25.923 (1.525 khán giả/trận)
Vua phá lướiTrung Quốc Li Ying (7 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Nhật Bản Iwabuchi Mana
Đội đoạt giải
phong cách
 Nhật Bản
2014
2022

Cúp bóng đá nữ châu Á 2018 (tiếng Anh: 2018 AFC Women's Asian Cup) là Cúp bóng đá nữ châu Á lần thứ 19 do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Ban đầu giải được dự kiến được tổ chức tại Jordan từ ngày 7 đến 22 tháng 4 năm 2018, nhưng sau đó được đổi thành 6–20 tháng 4 năm 2018.[1][2][3]

Giải đấu là giai đoạn cuối cùng của vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 khu vực châu Á, trong đó 5 đội tuyển xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại Cúp thế giới ở Pháp.[4]

Nhật Bản đã đánh bại Úc 1–0 trong trận chung kết để giành chức vô địch thứ hai liên tiếp. Ở trận tranh hạng ba trong cùng ngày, Trung Quốc đánh bại Thái Lan 3–1.[5]

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm vòng loại được tổ chức vào ngày 21 tháng 1 năm 2017.[6] Ba đội có thành tích tốt nhất Cúp bóng đá nữ châu Á 2014 không phải tham dự vòng loại, trong khi Jordan cũng vượt qua vòng loại với tư cách chủ nhà nhưng quyết định vẫn tham gia vòng loại.[7] Các trận đấu được diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 4 năm 2017.[8]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là tám đội tuyển được vượt qua vòng loại.[9]

Đội Tư cách Số lần dự Thành tích tốt nhất Bảng xếp hạng FIFA
lúc bắt đầu giải
 Jordan Chủ nhà 2 lần Vòng bảng (2014) 51
 Nhật Bản Vô địch 2014 16 lần Vô địch (2014) 11
 Úc Á quân 2014 6 lần Vô địch (2010) 6
 Trung Quốc Hạng ba 2014 14 lần Vô địch (1986, 1989, 1991, 1993, 1995, 1997, 1999, 2006) 17
 Philippines Nhì bảng A[ghi chú 1] 9 lần Vòng bảng (1981, 1983, 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2003) 72
 Hàn Quốc Nhất bảng B 12 lần Hạng ba (2003) 16
 Thái Lan Nhất bảng C 16 lần Vô địch (1983) 30
 Việt Nam Nhất bảng D 8 lần Vòng bảng (1999, 2001, 2003, 2006, 2008, 2010, 2014) 35

Ghi chú:

  1. ^ Do đội nhất bảng A Jordan đã giành quyền dự vòng chung kết với tư cách chủ nhà, Philippines cũng giành quyền dự vòng chung kết do là đội nhì bảng.[10]

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Amman Amman
Sân vận động Quốc tế Amman Sân vận động Quốc vương Abdullah II
Sức chứa: 17.619 Sức chứa: 13.000

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 năm 2017, lúc 13:00 EET (UTC+2), tại Trung tâm Hội nghị Nhà vua Hussein bin Talal trên bờ biển phía đông của Biển Chết.[11] Tám đội tuyển đã được chia thành 2 bảng 4 đội.[12] Các đội tuyển được phân hạt giống theo thành tích của họ tại vòng chung kết Cúp bóng đá nữ châu Á 2014vòng loại, trong khi chủ nhà Jordan được phân vị trí A1.[13]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  1.  Jordan (chủ nhà; A1)
  2.  Nhật Bản

Danh sách cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội tuyển phải đăng ký một đội hình tổi thiểu 18 cầu thủ và tối đa 23 cầu thủ, tối thiểu 3 cầu thủ trong số họ phải là thủ môn (Quy tắc bài viết 31.4 và 31.5).[14]

Trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

10 trọng tài và 12 trợ lý trọng tài được chỉ định tại vòng chung kết.

Trọng tài
  • Úc Kate Jacewicz
  • Úc Casey Reibelt
  • Trung Quốc Tần Lượng
  • Iran Mahsa Ghorbani
  • Nhật Bản Yamashita Yoshimi
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Hyang-Ok
  • Hàn Quốc Oh Hyeon-Jeong
  • Myanmar Thein Thein Aye
  • Uzbekistan Edita Mirabidova
  • Việt Nam Công Thị Dung
Trợ lý trọng tài
  • Trung Quốc Cui Yongmei
  • Trung Quốc Fang Yan
  • Ấn Độ Uvena Fernandes
  • Iran Ensieh Khabaz
  • Nhật Bản Hagio Maiko
  • Nhật Bản Teshirogi Naomi
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Hong Kum-Nyo
  • Hàn Quốc Kim Kyoung-Min
  • Hàn Quốc Lee Seul-Gi
  • Nhà nước Palestine Heba Saadieh
  • Singapore Rohaidah Bte Mohd Nasir
  • Việt Nam Trương Thị Lệ Trinh

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đầu mỗi bảng giành vé dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 cũng như giành quyền vào bán kết. Các đội xếp hạng ba của mỗi bảng tiến vào trận tranh hạng năm.

Giờ địa phương là EEST (UTC+3).[15]

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Trung Quốc 3 3 0 0 15 1 +14 9 Vòng đấu loại trực tiếpWorld Cup 2019
2  Thái Lan 3 2 0 1 9 6 +3 6
3  Philippines 3 1 0 2 3 7 −4 3 Tranh hạng năm
4  Jordan (H) 3 0 0 3 3 16 −13 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
(H) Chủ nhà
Trung Quốc 4–0 Thái Lan
Chi tiết
Jordan 1–2 Philippines
Chi tiết

Philippines 0–3 Trung Quốc
Chi tiết
Khán giả: 226
Trọng tài: Casey Reibelt (Úc)
Thái Lan 6–1 Jordan
Chi tiết Jebreen  43'
Khán giả: 5.000
Trọng tài: Yamashita Yoshimi (Nhật Bản)

Jordan 1–8 Trung Quốc
Chi tiết
Trọng tài: Công Thị Dung (Việt Nam)
Thái Lan 3–1 Philippines
Chi tiết

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Úc 3 1 2 0 9 1 +8 5[a] Vòng đấu loại trực tiếpWorld Cup 2019
2  Nhật Bản 3 1 2 0 5 1 +4 5[a]
3  Hàn Quốc 3 1 2 0 4 0 +4 5[a] Tranh hạng năm
4  Việt Nam 3 0 0 3 0 16 −16 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Ghi chú:
  1. ^ a b c Kết quả đội đối đầu: Úc 0–0 Hàn Quốc, Hàn Quốc 0–0 Nhật Bản, Nhật Bản 1–1 Úc. Bảng xếp hạng đội đối đầu:
    • Úc: 2 điểm, 0 BT, 1 BB
    • Nhật Bản: 2 điểm, 0 BT, 1 BB
    • Hàn Quốc: 2 điểm, 0 BT, 0 BB
    South Korea are ranked third on head-to-head goals scored. Australia and Japan are tied on their own head-to-head result, and are ranked on total goal difference.
Nhật Bản 4–0 Việt Nam
Chi tiết
Úc 0–0 Hàn Quốc
Chi tiết
Khán giả: 230
Trọng tài: Tần Lượng (Trung Quốc)

Hàn Quốc 0–0 Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 356
Trọng tài: Tần Lượng (Trung Quốc)
Việt Nam 0–8 Úc
Chi tiết
Khán giả: 401
Trọng tài: Edita Mirabidova (Uzbekistan)

Nhật Bản 1–1 Úc
Chi tiết
Hàn Quốc 4–0 Việt Nam
Chi tiết

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết, ngoại trừ cho tranh hạng ba nơi loạt sút luân lưu (không có hiệp phụ) được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết.[14]

Sơ đồ[sửa | sửa mã nguồn]

 
Bán kếtChung kết
 
      
 
17 tháng 4 – Amman
 
 
 Trung Quốc1
 
20 tháng 4 – Amman
 
 Nhật Bản3
 
 Nhật Bản1
 
17 tháng 4 – Amman
 
 Úc0
 
 Úc (p)2 (3)
 
 
 Thái Lan2 (1)
 
Tranh hạng ba
 
 
20 tháng 4 – Amman
 
 
 Trung Quốc3
 
 
 Thái Lan1
 
Tranh hạng năm
 
  
 
16 tháng 4 – Amman
 
 
 Philippines0
 
 
 Hàn Quốc5
 

Tranh hạng năm[sửa | sửa mã nguồn]

Đội thắng giành vé dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019.

Philippines 0–5 Hàn Quốc
Chi tiết
Khán giả: 418
Trọng tài: Casey Reibelt (Úc)

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

Úc 2–2 (s.h.p.) Thái Lan
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
3–1
Khán giả: 166
Trọng tài: Edita Mirabidova (Uzbekistan)

Trung Quốc 1–3 Nhật Bản
Chi tiết

Tranh hạng ba[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc 3–1 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 1.026
Trọng tài: Yoshimi Yamashita (Nhật Bản)

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản 1–0 Úc
Chi tiết

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

 Cúp bóng đá nữ châu Á 2018 

Nhật Bản
Lần thứ hai

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ xuất sắc nhất[16] Vua phá lưới[17] Giải phong cách[18]
Nhật Bản Iwabuchi Mana Trung Quốc Li Ying (7 bàn)  Nhật Bản

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

7 bàn
4 bàn
3 bàn
2 bàn
1 bàn
2 bàn phản lưới nhà
1 bàn phản lưới nhà

Bản quyền truyền hình và tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Le Sports mua lại bản quyền phát sóng và sản xuất tín hiệu quyền ở Trung Quốc.[19] Nhà sản xuất lốp xe Continental thông báo họ sẽ là nhà tài trợ chính thức.[20]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Jordan to host AFC Women's Asian Cup 2018 finals”. AFC. ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ “AFC Competitions Calendar 2018” (PDF). AFC. ngày 15 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “AFC WOMEN'S COMMITTEE MAKES KEY DECISIONS”. AFC. ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “Circular #1565 - FIFA women's tournaments 2018-2019” (PDF). FIFA.com. ngày 11 tháng 11 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ “Yokoyama the hero as Japan emerge champions”. the-afc.com. ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ “Teams learn AFC Women's Asian Cup Jordan 2018 qualifying opponents”. Asian Football Confederation. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ “Teams set to find out path to AFC Women's Asian Cup Jordan 2018”. AFC. ngày 20 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ “AFC Calendar of Competitions 2017 (UPDATED)” (PDF). the-AFC.com. ngày 12 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ “Line-up complete for AFC Women's Asian Cup Jordan 2018”. AFC. ngày 13 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ “Philippines qualify for the 2018 AFC Women's Asian Cup”. AFC. ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ “Contenders to learn AFC Women's Asian Cup fate at official draw”. AFC. ngày 8 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ “AFC Women's Asian Cup draw pairs heavyweights Japan and Australia”. AFC. ngày 9 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ “AFC Women's Asian Cup 2018 Official Draw”. YouTube. ngày 9 tháng 12 năm 2017.
  14. ^ a b “AFC Women's Asian Cup 2018 Competition Regulations”. AFC.
  15. ^ “Match Schedule”. AFC Women's Asian Cup Jordan 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.
  16. ^ “Iwabuchi credits Japan team unity for MVP accolade”. AFC. ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  17. ^ “Li Ying lands Top Scorer award”. AFC. ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  18. ^ “Yokoyama the hero as Japan emerge champions”. AFC. ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  19. ^ http://www.mediabusinessasia.com/news_article.php?id=1569
  20. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]