Cơ mặt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cơ mặt
Đầu
Giải phẫu mặt ngoài của đầu
Chi tiết
Dây thần kinhthần kinh mặt
Định danh
Latinhmusculi faciei
MeSHD005152
TAA04.1.03.001
FMA71288
Thuật ngữ giải phẫu của cơ

Cơ mặt là nhóm các cơ vân do thần kinh mặt (thần kinh sọ VII) chi phối, các cơ này điều chỉnh nét mặt. Các cơ này chỉ có ở động vật có vú. Các cơ mặt là những cơ duy nhất bám vào lớp hạ bì.[1]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ mặt là các cơ nằm ngay dưới da, điều khiển nét mặt. Cơ có nguyên ủy từ mặt ngoài sọ và bám tận vào da mặt. Khi cơ co lại, da di chuyển. Những cơ này cũng gây ra các nếp nhăn trên da theo hướng vuông góc với chiều co cơ.[2]

Chi phối dây thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ mặt được chi phối bởi thần kinh mặt (thần kinh sọ VII). Có 2 dây thần kinh VII, mỗi dây chi phối một bên mặt.[2] Tuy nhiên, các cơ nhai gần đó được chi phối bởi thần kinh hàm dưới, một nhánh của thần kinh sinh ba (thần kinh sọ V).

Danh sách các cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ mặt gồm:[3]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phôi thai học, các cơ mặt có nguồn gốc từ nhánh thứ hai của cung họng. Cơ đầu xuất phát từ các tế bào mào thần kinh. Ở người, cơ biểu hiện nét mặt thường bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 8 của quá trình phát triển phôi thai.[1]

Ý nghĩa lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổn thương dây thần kinh mặt dẫn đến liệt các cơ biểu hiện nét mặt. Liệt là mất hoạt động tự chủ của cơ bắp; thần kinh mặt có thể bị tổn thương vĩnh viễn hoặc tạm thời. Tổn thương này xảy ra khi tai biến mạch máu não, liệt Bell hoặc ung thư tuyến nước bọt mang tai (khối u ác tính, do dây thần kinh mặt đi qua tuyến). Tuyến mang tai cũng có thể bị tổn thương vĩnh viễn do phẫu thuật hoặc tổn thương tạm thời do chấn thương. Những bệnh nhân liệt mặt không chỉ làm mất/giảm biểu hiện nét mặt mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chức năng nói tạm thời hoặc vĩnh viễn.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Wilkins, Adam S. (2017). “History of the Face I”. Making Faces. Belknap Press. tr. 169. ISBN 9780674725522.
  2. ^ a b c Illustrated Anatomy of the Head and Neck, Fehrenbach and Herring, Elsevier, 2012, page 89
  3. ^ Kyung Won, PhD. Chung (2005). Gross Anatomy (Board Review). Hagerstown, MD: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 364. ISBN 0-7817-5309-0.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]