Cơ thẳng bụng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cơ thẳng bụng
Cơ thẳng bụng của người.
Chi tiết
Nguyên ủymào xương mu
Bám tậnsụn xương sườn 5-7 và mỏm mũi kiếm của xương ức.
Động mạchđộng mạch thượng vị dưới
Dây thần kinhcác phần của thần kinh ngực bụng (T7 đến T11) thần kinh dưới sườn (T12)
Hoạt độnggập đốt sống thắt lưng
Cơ đối vậncơ dựng sống
Định danh
Latinhmusculus rectus abdominis
MeSHD017568
TAA04.5.01.001
A04.5.00.001
FMA9628
Thuật ngữ giải phẫu của cơ

Cơ thẳng bụng (hay cơ thẳng to bụng, tiếng Anh: rectus abdominis muscle), là cơ nằm dọc thành trước của bụng người và bụng của một số động vật có vú khác. Đây là hai cơ song song, ở giữa được ngăn cách bởi một dải gân mô liên kết được gọi là đường trắng. Cơ kéo dài từ khớp mu, mào xương mucủ mu, đến mỏm mũi kiếmsụn xương sườn từ V đến VII.[1] Đầu gần là các mào xương mu và khớp mu, đầu xa là các sụn sườn của xương sườn 5-7 và mỏm mũi kiếm của xương ức.[2]

Cơ thẳng bụng nằm trong bao cơ thẳng bụng, bao gồm cân của các cơ bụng ngoài. Các dải mô liên kết được gọi là các trẽ gân ngang (hay giao tuyến gân, tendinous intersections) đi ngang qua cơ thẳng bụng, phân tách thành các múi bụng riêng biệt. Đường bên ngoài được gọi là đường bán nguyệt Spiegel (linea semilunaris). Bụng của những người có lượng mỡ cơ thể thấp, những múi cơ này lộ ra bên ngoài và thường được gọi là bụng bốn múi, sáu múi, tám múi, thậm chí là mười múi, tùy thuộc vào số lượng có thể nhìn thấy. Bụng sáu múi phổ biến hơn cả.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thẳng bụng là một cơ mỏng, dài, nằm ở phía trước thành bụng, và hai bên cơ đối xứng như qua đường trắng. Các trẽ gân ngang chia cơ thẳng bụng thành các múi nhỏ hơn. Cơ thẳng bụng khi co sẽ làm mở rộng khoảng cách giữa các múi cơ, tức là độ dài trẽ gân ngang tăng lên, dẫn đến hình thành bụng sáu hoặc tám múi và quan sát thấy được ở những người có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp.[3]

Kích thước[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thẳng bụng dày khoảng 10 mm (so với chất béo phủ bề mặt dày 20 mm).[4] Ở vận động viên bóng ném trẻ, cơ dày 20 mm.[5] Thể tích trung bình là khoảng 300 cm³ ở những người không hoạt động thể lực, và lên đến gần 500 cm³ ở các vận động viên.[6]

Cung máu[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thẳng bụng có nhiều động mạch cung cấp máu. Phân loại giải phẫu mạch máu của cơ:

  1. Động mạchtĩnh mạch thượng vị dưới chạy trên mặt sau của cơ thẳng bụng, đi vào bao cơ thẳng bụng theo đường cung (cung Douglas, arcuate line) và tưới máu cho phần dưới của cơ.
  2. Động mạch thượng vị trên, một nhánh tận cùng của động mạch ngực trong, cấp máu cho phần trên của cơ.
  3. Sáu động mạch liên sườn dưới cũng tham gia cung máu cho cơ thẳng bụng.

Thần kinh chi phối[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thẳng bụng do các dây thần kinh ngực bụng. Đây là phần tiếp nối của thần kinh liên sườn T7-T11 và xuyên qua lớp trước của bao cơ thẳng bụng. Cảm giác do dây thần kinh ngực 7-12 chi phối.

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ ức là một biến thể của cơ ngực lớn hoặc cơ thẳng bụng. Một số sợi cơ đôi khi bám vào các dây chằng sườn - mũi ức và bờ bên của mỏm mũi kiếm.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thẳng bụng góp phần quan trọng tạo nên tư thế người. Cơ thực hiện động tác gấp đốt sống thắt lưng, như khi thực hiện bài tập crunch khi tập thể hình.

Cơ thẳng bụng hỗ trợ thở và đóng vai trò quan trọng trong hô hấp khi cơ thể thở mạnh sau khi tập thể dục, trong những điều kiện khó thở ra như khí phế thũng (emphysema). Cơ cũng bảo vệ các cơ quan nội tạng và tạo áp lực trong ổ bụng, chẳng hạn như khi tập thể dục hoặc nâng tạ nặng, khi đại tiện mạnh hoặc khi sinh đẻ.

Ý nghĩa lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Tụ máu ở bao cơ thẳng bụng gây ra đau bụng. Tụ máu có thể do đứt động mạch thượng vị hoặc do rách cơ. Nguyên nhân có thể là do dùng thuốc chống đông máu, ho, mang thai, phẫu thuật ổ bụngchấn thương.[7]

Khám bụng để xác định dấu hiệu Carnett dương tính.

Hình ảnh bổ sung[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gray's Anatomy for students, 2nd edition, Page:176
  2. ^ “Rectus Abdominis Muscle | Actions | Attachments | Origin & Insertion”. www.getbodysmart.com. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.[liên kết hỏng]
  3. ^ Abdomen, in Moore, K.L., Dalley, A.F., Agur, A.M.R. (eds). 2014. Clinically Oriented Anatomy: Seventh Edition. Lippincott Williams & Wilkins. Philadelphia. PA. pg:191.
  4. ^ Thickness of the rectus abdominis muscle and the abdominal subcutaneous fat tissue. Kim, Jungmin; Lim, Hyoseob; Lee, Se Il; Kim, Yu Jin (2012). “Thickness of Rectus Abdominis Muscle and Abdominal Subcutaneous Fat Tissue in Adult Women: Correlation with Age, Pregnancy, Laparotomy, and Body Mass Index”. Archives of Plastic Surgery. 39 (5): 528–33. doi:10.5999/aps.2012.39.5.528. PMC 3474411. PMID 23094250.
  5. ^ Anteroposterior diameter comparison of dominant (D) and nondominant (ND) rectus abdominis in elite handball players. Pedret; Balius; Pacheco, Sra.; Gutierrez; Escoda; Vives (ngày 1 tháng 7 năm 2011). “Rectus abdominis muscle injuries in elite handball players: management and rehabilitation”. Open Access Journal of Sports Medicine. 2: 69–73. doi:10.2147/oajsm.s17504. PMC 3781885. PMID 24198573.
  6. ^ Sanchis-Moysi, Joaquin; Idoate, Fernando; Dorado, Cecilia; Alayón, Santiago; Calbet, Jose A. L. (ngày 31 tháng 12 năm 2010). “Large Asymmetric Hypertrophy of Rectus Abdominis Muscle in Professional Tennis Players”. PLOS One. 5 (12): e15858. doi:10.1371/journal.pone.0015858. ISSN 1932-6203. PMC 3013134. PMID 21209832.
  7. ^ Fitzgerald, J. E. F.; Fitzgerald, L. A.; Anderson, F. E.; Acheson, A. G. (2009). “The changing nature of rectus sheath haematoma: Case series and literature review”. International Journal of Surgery. 7 (2): 150–154. doi:10.1016/j.ijsu.2009.01.007. PMID 19261556.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]