Cầu Bình Khánh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu Bình Khánh
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tuyến đường
Bắc quaSông Soài Rạp
Tọa độ10°39′35″B 106°44′20″Đ / 10,659836°B 106,738767°Đ / 10.659836; 106.738767
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây văng
Rộng21,75 m
Cao155 m
Nhịp chính375 m
Lịch sử
Khởi côngTháng 8 năm 2015
Vị trí
Map

Cầu Bình Khánh là cây cầu dây văng đường bộ đang được thi công xây dựng nằm trong dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp, nối hai huyện Nhà BèCần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cầu sẽ được xây dựng từ tháng 8 năm 2015 và ban đầu dự kiến hoàn thành vào tháng 7 năm 2019.[1] Tuy nhiên đến tháng 10 năm 2019, dự án vẫn chưa hoàn tất do nhà thầu thiếu vốn xây dựng.[cần dẫn nguồn]

Cầu Bình Khánh có tổng chiều dài 2.764 m, rộng 21,75 m với bốn làn xe lưu thông. Nhịp chính cầu dài 375 m, hai trụ cầu cao 155 m, tĩnh không 55 m, cầu Bình Khánh cùng với cầu Phước Khánh sẽ là hai cây cầu có khổ tĩnh không thông thuyền lớn nhất Việt Nam khi hoàn thành xây dựng.[2]

Thông tin kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kiểu cầu: cầu dây văng
  • Tổng chiều dài: 2.763,5 m[2]
    • Khẩu độ nhịp chính: 375 m
    • Sơ đồ nhịp toàn cầu: 187.25 + 375 + 187.25 m = 749.5 m
    • Cầu vượt đường Nguyễn Văn Tạo: 60 + 2 × 100 + 60 = 320 m
    • Cầu dẫn phía đông: 56 + 11 × 70 + 56 = 882 m
    • Cầu dẫn phía tây: 56 + 10 × 70 + 56 = 812 m
  • Mặt cắt ngang cầu: 21,75 m
  • Chiều cao trụ cầu: 155 m
  • Tĩnh không lưu thông thuyền: 55 m
  • Tốc độ thiết kế giai đoạn 1: 80 km/h; giai đoạn 2: 100 km/h

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc Ẩn. “3.000 tỉ đồng xây cầu Bình Khánh qua Cần Giờ”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ a b P.V. “VEC ký hợp đồng Gói thầu xây lắp J1 cầu Bình Khánh - Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành”. Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.