Cổng thông tin:Âu Châu/Bài chọn lọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lưu trữ[sửa mã nguồn]

Bồ Đào Nha, tên chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa), là một nước nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của đất liền châu Âu. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo AzoresMadeira cũng thuộc Bồ Đào Nha.

Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, đã có người sinh sống liên tục từ thời tiền sử. Người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynete, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và nhiều những dân tộc Đức như Suevi, Buri, và Visigoth đã có ảnh hưởng lên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa La Mã, đặc biệt là ngôn ngữ, tiếng Bồ Đào Nha hầu hết có nguồn gốc Latin. Vào thế kỷ thứ 5, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những dân tộc Đức khác nhau đã chiếm vùng đất này. Vào đầu thế kỷ thứ 8, người Moor Hồi giáo chinh phục các vương quốc Đức Cơ Đốc giáo, chiếm hầu hết bán đảo Iberia.

Trong suốt cuộc Tái chinh phục của Cơ Đốc giáo, tỉnh Bồ Đào Nha (County of Portugal) được thành lập và là một phần của Vương quốc Galicia. Vì vương quốc được thành lập, công nhận năm 1143 và có biên giới ổn định năm 1249, Bồ Đào Nha tự nhận là quốc gia dân tộc lâu đời nhất ở châu Âu.

Trong suốt thế kỷ 1516, nhờ thám hiểm hàng hải, Bồ Đào Nha đã thành lập một đế quốc toàn cầu bao gồm những thuộc địachâu Phi, châu ÁNam Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế, chính trị và quân sự mạnh nhất thế giới. Năm 1580, Bồ Đào Nha liên minh với Tây Ban Nha tạo thành Liên Minh Iberia, tuy nhiên vào năm 1640, Bồ Đào Nha cũng cố lại chủ quyền và độc lập trong cuộc Chiến tranh Khôi phục Bồ Đào Nha dẫn đến một triều đại mới được thành lập và trở về tình trạng chia tách của hai vương triều và đế quốc.

Năm 1755, có động đất ở Lisbon, bị Tây Ban NhaPháp xâm lược, mất thuộc địa lớn nhất, Brazil, dẫn đến sự mất ổn định về chính trị và tiềm năng kinh tế cũng như sự giảm sút sức mạnh toàn cầu suốt thế kỷ 19. Năm 1910, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập và sau đó là chế độ độc tài. Với cuộc Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha và cuộc đảo chính Cách mạng Hoa cẩm chướng vào năm 1974, nền độc tài bị lật đổ ở Lisbon và Bồ Đào Nha trao trả những tỉnh ở nước ngoài cuối cùng (hầu hết ở AngolaMozambique); lãnh thổ ở nước ngoài cuối cùng, Macau, được trả lại cho Trung Quốc năm 1999.

Bồ Đào Nha là một nước phát triển và có mức sống đứng thứ 19 trên thế giới, theo The Economist Intelligence Unit. Bồ Đào Nha là nước yên bình thứ 14toàn cầu hóa thứ 13 trên thế giới. Bồ Đào Nha là thành viên của Liên minh châu ÂuLiên hiệp quốc, đồng thời là thành viên sáng lập của Liên minh Latin, Tổ chức các nước Mỹ Latin, OECD, NATO, Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha, Khu vực đồng EuroKhu vực Schengen. Xem thêm...


Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika; nghe) là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Cộng hòa Séc là 10.228.744 người, mật độ dân số khoảng 130 người/km².

Lãnh thổ Cộng hòa Séc ngày nay bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Moravia và một phần Silesia. Séc trở thành một bộ phận của Đế chế ÁoĐế chế Áo-Hung trong nhiều thế kỉ cho đến năm 1918, khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Tiệp Khắc. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung yên bình diễn ra, đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc chia ly êm thắm đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành hai nước là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.

Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ dân chủ nghị viện. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng việnhạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam được duy trì và phát triển từ mối quan hệ giữa Tiệp Khắc và Việt Nam (thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2 tháng 2 năm 1950)

Xem thêm...


Iceland (tiếng Iceland: Ísland), tên chính thức Cộng hòa Iceland (tiếng Iceland: Lýðveldið Ísland), phiên âm: Ai-xơ-len, còn có tên gọi khác là Băng Đảo, là một đảo quốc thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Đây là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới; tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của Iceland là 301.931 người, với mật độ dân số 2,93 người/km².

Iceland nằm giáp vòng Cực Bắc nên có khí hậu rất lạnh giá. Tuy nhiên đất nước này lại nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương, nên có rất nhiều núi lửa, suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ. Iceland cũng có rất nhiều sông băng. Nhờ có dòng hải lưu Gulf Stream chảy gần bên, khí hậu Iceland được ôn hòa hơn đôi chút.

Lịch sử của Iceland bắt đầu vào năm 874, khi một thuyền trưởng người Na Uy tên là Ingólfur Arnarson khám phá ra hòn đảo. Trong thế kỷ tiếp theo, người Na Uyngười Celt đã đến sinh sống tại Iceland. Đất nước này là một phần của Na UyĐan Mạch từ năm 1262 đến năm 1944. Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ, cùng với hệ thống phúc lợi xã hội vào hàng tốt nhất thế giới. Đất nước này xếp thứ 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, và thứ nhất thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI). Với một nền kinh tế thị trường, Iceland có các ngành dịch vụ, tài chính rất phát triển. Do có nhiều quang cảnh thiên nhiên độc đáo, Iceland đang ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế. Iceland là một thành viên của các tổ chức như Liên hiệp quốc, NATO, EFTA, EEA, OECD nhưng không tham gia Liên minh Châu Âu.

Iceland thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 5 tháng 8 năm 1973.

Xem thêm...


Vương quốc Thụy Điển (Konungariket Sverige bằng tiếng Thụy Điển) là một nước Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển BalticBiển Kattegat.

Với diện tích 450.295 km², Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, với dân số 9.2 triệu người. Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/ km² nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra. Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước.

Đất nước Thụy Điển độc lập và thống nhất nổi lên vào thời Trung Cổ. Vào thế kỷ 17 Thụy Điển mở rộng lãnh thổ và tạo nên Đế quốc Thụy Điển. Hầu hết lãnh thổ ngoài bán đảo Scandivia bị mất vào thế kỷ 1819. Nửa phía Đông của Thụy Điển, Phần Lan ngày nay, rơi vào tay Đế quốc Nga năm 1809. Cuộc chiến tranh cuối cùng Thụy Điển tham gia trực tiếp vào năm 1814, khi Thụy Điển sử dụng quân sự ép Na Uy nhập vào Liên minh Thụy Điển và Na Uy, một liên minh tồn tại đến tận năm 1905. Kể từ đó, Thụy Điển là một nước hòa bình, áp dụng chính sách đối ngoại không liên kết vào thời bình và chính sách trung lập thời chiến.

Ngày nay, Thụy Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị và một nền kinh tế phát triển cao. Thụy Điển đứng đầu về chỉ số dân chủ trên thế giới theo tạp chí The Economist và đứng thứ bảy trong Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển con người. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu vào năm 1995 và là thành viên của OECD.

Xem thêm...


Nga (phát âm /ˈrʌʃə/ ( phát); Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA: [rɐˈsʲijə]), tên chính thức là cả Nga và Liên bang Nga (Nga: Российская Федерация, chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya, IPA: [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]), là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (châu Âuchâu Á). Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, LitvaBa Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km2, Nga là nước lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.

Lịch sử Nga bắt đầu với lịch sử người Đông Slavơ, họ nổi lên như một nhóm người có thể được phân biệt ở châu Âu giữa thế kỷ thứ 3 và thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên. Được thành lập và cai quản bởi một tầng lớp chiến binh Viking quý tộc và các hậu duệ của nó, nhà nước Đông Slav đầu tiên, Kievan Rus', xuất hiện ở thế kỷ thứ 9 và đã chấp nhận Thiên chúa giáo Chính thống từ Đế chế Byzantine năm 988, bắt đầu sự tổng hợp các yếu tố văn hoá Byzantine và Slavơ để hình thành nên văn hoá Nga trong một nghìn năm sau. Kievan Rus' cuối cùng tan rã và các vùng đất phân chia thành nhiều nhà nước phong kiến nhỏ. Nhà nước kế tục hùng mạnh nhất của Kievan Rus' là Moskva, là lực lượng chính trong quá trình thống nhất nước Nga và cuộc chiến giành độc lập trước Kim Trướng hãn quốc. Moskva dần thống nhất những công quốc Nga xung quanh và trở thành lực lượng thống trị di sản văn hoá và chính trị của Kievan Rus'. Tới thế kỷ 18, quốc gia này đã mở rộng rất nhiều sau những cuộc chinh phục, sáp nhập, và khai phá để trở thành Đế chế Nga, đế chế lớn thứ ba trong lịch sử, trải dài từ Ba Lanchâu Âu tới AlaskaBắc Mỹ.

Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết. Nga có nền kinh tế đứng thứ tám hoặc thứ chín theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ sáu theo sức mua tương đương, với ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba theo PPP. Đây là một trong năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCOEurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nhà nước Nga có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, cũng như một truyền thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người. Xem thêm...


Berlin (còn được gọi là Béc-lin hay là Bá Linh) là thủ đô, thành phố lớn nhất và đông dân cư nhất của Đức. Thành phố Berlin còn là một tiểu bang của liên bang Đức. Tính trong Liên minh châu Âu, Berlin là thành phố lớn thứ hai, sau Luân Đôn.

Trong quá khứ, Berlin đã nhiều lần là thủ đô của các nước Đức như Đế chế Phổ, Đế chế Đức hay nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau khi nước Đức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, Berlin trở thành thủ đô của toàn liên bang Đức. Sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội liên bang Đức (Deutsche Bundestag) vào năm 1991 thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của chính phủ và quốc hội từ năm 1999.

Berlin là một trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của châu Âu. Đô thị lớn này là một điểm nút giao thông và một trong những thành phố thu hút được nhiều khách du lịch nhất của lục địa này. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, nhà hát và viện bảo tàng tại Berlin có danh tiếng quốc tế.

Xem thêm...


Tây Ban Nha, hay Vương quốc Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Reino de España), Hiến pháp Tây Ban Nha không đặt tên chính thức, mặc dù España (Tây Ban Nha), Estado español/Nación española (Nước Tây Ban Nha) được dùng như nhau. Bộ ngoại giao, trong một sắc lệnh năm 1984, tuyên bố rằng tên gọi "Tây Ban Nha" và "Vương quốc Tây Ban Nha" là tương đương nhau trên thế giới… là một nước nằm trên bán đảo Iberia phía Tây Nam châu Âu. Vùng đất chính giáp Địa Trung Hải, và một phần nhỏ giáp lãnh thổ Vương quốc Anh Gibraltar, về phía Đông và phía Nam, giáp Pháp, Andorravịnh Biscay về phía Bắc và giáp Đại Tây DươngBồ Đào Nha về phía Tây và Tây Bắc.

Lãnh thổ Tây Ban Nha cũng bao gồm quần đảo Balearic thuộc Địa Trung Hải, quần đảo Canary ngoài khơi châu Phi thuộc Đại Tây Dương và hai thành phố tự trị ở Bắc Phi, CeutaMelilla, giáp với Maroc. Với diện tích 504.030 km², Tây Ban Nha là nước lớn thứ hai ở Tây Âu và trong Liên minh châu Âu sau Pháp.

Lãnh thổ Tây Ban Nha có một vị trí chịu nhiều tác động từ bên ngoài từ thời tiền sử và buổi ban đầu của đất nước. Ngược lại, Tây Ban Nha cũng gây ra ảnh hưởng lên các vùng khác, chủ yếu là vào thời kỳ lịch sử hiện đại, khi Tây Ban Nha trở thành một đế quốc để lại hơn 400 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha ngày nay, trở thành thứ tiếng mẹ đẻ phổ biến thứ hai trên thế giới.

Xem thêm...