Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các vị sultan

Cách dùng

Sử dụng khung đã được thiết kế sẵn ở phụ trang Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/Khung.

  1. Thêm các bài viết mới được chọn lọc vào phụ trang [[Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/Số thứ tự]] với những số thứ tự tiếp theo số bài viết về các sultan hiện có.
  2. Cập nhật tổng số tham số "max=" trong bản mẫu {{Random portal component}} tưong ứng với mục Bài viết chọn lọc trong trang chủ đề chính.

Danh sách các sultan

Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/1

Minh hoạ về Osman I trong sách của John Young.
Osman I, Osman Ghazi hay Othman I El Gazi (1258, Söğüt, Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ – Tháng 2 năm 1326, Söğüt) tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Osman Gazi hay Osman Bey, I. Osman hoặc Osman Sayed II) là thủ lãnh người Thổ Ottoman, và là vị vua sáng lập ra nhà Ottoman. Đế quốc Ottoman, được đặt theo tên ông, là một cường quốc trên thế giới trong suốt sáu thế kỷ.

Năm 1299, nhận thấy đế quốc Seljuk gần như tan rã, Osman Ghazi tuyên bố lãnh địa mình độc lập, và đế quốc Ottoman ra đời. Ông định đô ở Söğüt, cũng là nơi ông sinh ra. Năm 1301, ông đánh chiếm thành Yenishehir. Ông chia đất nước cho các anh em, con và tướng thân cận để dễ cai trị. Cụ thể hơn là ông phong người anh Gunduz làm tổng đốc Eskisehir, người con Orhan làm tổng đốc Karacahisar, Hasan Alp làm tổng đốc Yarhisar, Turgut Alp làm tổng đốc Inegol. Đối với những vùng đất chiến lược, ông cử các tướng giỏi như Abdulrrahman Ghazi, Akcakoca, Samsa Cavus, Konuralp, Aykutalp v.v... đến cai trị.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/2

Orhan I.
Orhan I (Ottoman: اورخان غازی, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Orhan Gazi hay Orhan Bey) (1281/1284/1288? tại Sogut – tháng 3 năm 1359 tại Bursa) là vị sultan thứ hai của Đế quốc Ottoman.

Orhan I trở thành thủ lãnh bộ lạc Osmanli sau khi Osman I mất năm 1326, được người đời sau xem là sultan thứ nhì của Đế quốc Ottoman. Năm 1346, ông cưới Theodora, con gái hoàng đế Iōannēs VI Kantakouzēnos của Đế quốc Byzantine. Vợ thứ của ông là Holofira, con gái hoàng tử Byzantine ở Yarrhisar. Holofira đã chạy trốn khỏi Byzantine cùng với với Orhan vì song thân của bà đang sắp đặt cho bà cưới hoàng tử Bilecik. Sau khi cưới Orhan I bà cải sang đạo Hồi và lấy tên là Nilufer Hatun. Bà này sinh cho ông Murad, vị sultan thứ ba của đế quốc Ottoman. Ông đánh thắng hoàng đế Byzantine Andronikos III Paleologos và xâm lược phần lớn vùng Tây Bắc Tiểu Á, trong đó có cả NicaeaIzmit. Năm 1345, Orhan viếng thăm hoàng đế Byzantine Iōannēs VI Kantakouzēnos. Trong chuyến viếng thăm này, Orkhan đã cưới Theodora Hatun - con gái Iōannēs VI. Orkhan vượt sông Dardanelles 2 lần: Để giúp Iōannēs đánh vua Stefan Dushan của Serbia và để mở mang bờ cõi Ottoman.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/3

Orhan I.
Murad I (còn có biệt hiệu là Murad Hüdavendigâr - from Ba Tư: خداوندگار‎ ​ Khodāvandgār; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Murat Hüdavendigâr; 29 tháng 6 năm 1326Sogut hoặc Bursa28 tháng 6 năm 1389 trong trận Kosovo) là vị Quốc vương thứ ba của Đế quốc Ottoman, cũng là sultan xứ Rum, cai trị từ năm 1359 đến năm 1389. Ông là con trai của Orhan IThái hậu Nilüfer Hatun, tức công chúa Helen của Đế quốc Byzantine, và lên ngôi sau khi vua cha qua đời năm 1359.

Ông tổ chức lại đế chế bằng cách xây dựng một xã hội và chính quyền ở thành phố mới chiếm được Adrianople (Edirne trong Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) và mở rộng lãnh thổ về phía châu Âu, biến toàn bộ vùng Balkan trở thành lãnh thổ của đế chế Ottoman và ép Hoàng đế Byzantine phải triều cống cho mình. Chính Murad đã biến bộ lạc Osmanli trước đây trở thành một đế chế. Ông xưng làm Sultan năm 1383 và hệ thống tuyển quân cho lực lượng Cấm vệ quân janissarydevşirme. Ông cũng tổ chức chính nên hệ thống chính Divan, hệ thống các timar và những người nắm giữ các timar này (timariots) (các kỵ binh đặc biệt trung thành với Quốc vương được ban các thái ấp gọi là timar, và bản thân họ là timariot) và các quan tòa quân đội, các kazasker. Ông cũng lập nên hai tỉnh Anadolu (Tiểu Á) và Rumeli (châu Âu).


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/4

Bayezid qua nét vẽ của Cristofano dell'Altissimo (1525-1605).
Bayezid I Yildirim (Ottoman: بايزيد الأول, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Beyazıt (Ottoman: ییلدیرم); sinh 1354 – mất 1403) là quốc vương của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1389 đến năm 1402. Ông là con trai của Murad I, người gốc Thổ Nhĩ KỳGülçiçek Hatun, hậu duệ của người Hy Lạp.

Năm 1394, Bayezid vượt sông Donau tấn công Công quốc Wallachia (Romania), khi đó do Hoàng thân Mircea I cel Bătrân cai trị. Người Ottoman vượt trội về quân số, nhưng vào ngày 10 tháng 10, 1394 (17 tháng 5 1395 ?), trong trận Rovine, diễn ra trên một vùng rừng rậm và đầm lầy, những người Wallachia giành được một chiến thắng quan trọng và làm thất bại kế hoạch xâm lược đất nước này của Bayezid. Năm 1400, Hãn vương Timur Lenk (hay Tamerlane) từ Trung Á đã thức tỉnh được các lãnh địa người Thổ vốn là chư hầu của người Ottoman cùng ông ta tấn công Bayezid. Trong trận Ankara định mệnh, vào ngày 20 tháng 7, 1402, Bayezid bị Timur bắt giam. Các con trai của ông, tuy vậy, lại chạy thoát về Serbia cho đến khi Timur qua đời (xem thêm Thời kỳ đứt quãng của Đế quốc Ottoman. Vài nguồn tin đương thời nói rằng Timur trói Bayezid bằng xích sắt trong một cái chuồng để làm chiến lợi phẩm.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/5

Chân dung của Mehmed I.
Mehmed I Çelebi (Tiếng Ottoman: چلبی محمد, I.Mehmet hay Çelebi Mehmet) (1382, Bursa26 tháng 5 năm 1421, Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ) là sultan của đế quốc Ottoman (Rûm) từ năm 1413 đến 1421.

Sau khi vua cha Bayezid I bị quân Timurid bắt sống năm 1402, Mehmed và các anh em đánh nhau để giành quyền kế vị. Cho đến năm 1413, Mehmed chiến thắng, thống nhất giang sơn và lên ngôi hoàng đế.

Năm 1402, hoàng đế Timur Lenk của Đế chế Timurid xua quân xâm lược Thổ, đánh đại bại và bắt sống Bayezid I tại Ankara. Năm 1403 Bayezid tự tử trong tù. Bắt đầu thời đứt quãng của Đế quốc Ottoman, bốn hoàng tử con ông là Mehmed Celebi và Musa ở Amasya, Isa ở Bursa và Suleyman ở Rumelia đánh nhau để tranh giành ngai vàng. Trong các năm 1404 - 1405, Isa bị đánh bại và Mehmed nắm quyền ở Bursa. Năm 1410, Musa đánh thắng Suleyman, xưng bá và bắt đầu lấy lại lãnh thổ ở Bán đảo Balkan.

Với tư cách là sultan, Mehmed xây dựng lại chính quyền nhà nước Ottoman. Ngoài ra, ông đã sai quan quân đánh dẹp một số cuộc bạo loạn. Năm 1413, với sự giúp đỡ của Hoàng đế của Đế quốc Byzantine, quân của Mehmed giành chiến thắng vẻ vang trước quân của Musa tại Camurli. Ông xưng đế ở cả Tiểu ÁRumelia. Được xem là Vị lập quốc thứ hai của Đế quốc Ottoman.

Ngày 26 tháng 5, năm 1421, Mehmed I qua đời tại Erdine. Ông được chôn cất ở Yesil Turbe (Green Tomb), Bursa.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/6

Chân dung của Mehmed I.
Murad II Kodja (Tháng 6 năm 1404, Amasya  – 3 tháng 2 năm 1451, Edirne) (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: مراد ثانى Murād-ı sānī, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II. Murat) là Quốc vương của đế quốc Ottoman từ năm 1421 tới 1451 (ngoại trừ giai đoạn 1444 -1446).

Thời Murad II cho thấy cuộc chiến lâu dài giữa ông và người Thiên Chúa giáo ở vùng Balkan và các tiểu vương quốc người ThổTiểu Á, cuộc xung đột kéo dài 25 năm. Ông được đưa đến Amasya, và lên ngôi sau khi vua cha Mehmed I qua đời. Thân mẫu ông là Valide Sultan Emine Hatun, con gái Suleyman Bey, vua xứ Dulkadiroglu, vợ thứ ba của Mehmed I. Hôn nhân của họ góp phần tạo nên liên minh Ottoman - Dulkadiroglu. Năm 1448 ông đánh tan liên quân Cơ Đốc giáo trong Trận Kosovo lần thứ hai (trận Kosovo lần thứ nhất diễn ra năm 1389). Thấy kẻ thù không lăm le đánh Balkan nữa, Murad tiến về phía Đông và đánh bại con của TimurShah Rokh, sau đó là các tiểu vương quốc Karaman và Çorum-Amasya.

Năm 1450 Murad II tiến quân vào Albania với mục tiêu đàn áp cuộc kháng chiến của Skanderbeg, song thất bại cuộc vây hãm Lâu đài Kruje. Vào mùa đông 1450–1451, Murad II bệnh mất ở Edirne. Con ông là Mehmed II lên thay (1451–81).


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/7

Sultan Mehmed II, tranh sơn dầu trên vải bạt của Gentille Bellini (1480). Nay được lưu giữ ở Phòng tranh Quốc gia (Luân Đôn).
Mehmed II (Tiếng Thổ Ottoman: محمد الثانى Meḥmed-i s̠ānī, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II. Mehmet), (còn được biết như el-Fātiḥ (الفاتح), "Nhà chinh phạt", trong tiếng Thổ Ottoman, hay, Fatih Sultan Mehmet trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; còn gọi là Mahomet IIchâu Âu thời cận đại) (30 tháng 3 năm 1432, Edirne3 tháng 5 năm 1481, Hünkârçayırı, gần Gebze) là vị vua thứ bảy của đế quốc Ottoman (Rûm trước cuộc chinh phạt) trong một thời gian ngắn từ năm 1444 tới tháng 9 năm 1446, và sau đó là từ tháng 2 năm 1451 tới 1481. Ở tuổi of 21, ông chinh phạt Constantinopolis, dẫn tới sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã. Mehmet tiếp tục chinh chiến ở châu Á, thống nhất lại Tiểu Á, và mở rộng lãnh thổ tới Beograd ở châu Âu. Sau đó, ông hợp nhất chính sách trị dân cũ của Đông La Mã với chính sách trị dân của nhà Ottoman. Mehmet II không được xem là vị vua người dân tộc Turk đầu tiên của Constantinopolis, nhưng không lạ gì vì trước ông, Leo IV người Khazar, theo đạo Thiên Chúa, là Hoàng đế La Mã trên danh nghĩa. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, ông còn nói được các tiếng Ả Rập, Hy Lạp, Ba Tư, Serbia, Ý,...

Mehmed II bị sát hại tại Hunkârçayiri gần Gebze, Constantinopolis ngày 3 tháng 5 năm 1481 lúc mới 52 tuổi, được tin là do bị các thái y gốc Do Thái đầu độc, còn kẻ chủ mưu là thái tử Bayezid, do Bayezid quá nông nóng kế thừa vương vị. Tình cảnh chết của ông rất thê thảm, cả mũi và miệng đều trào máu. Tương truyền trong thời gian này ông đang điều động binh mã đến miền Bắc Tiểu Á để chuẩn bị một cuộc viễn chinh, nhưng cái chết bất ngờ của ông đã khiến nó cùng với Mehmed vĩnh viễn nằm sâu dưới ba tấc đất.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/8

Sultan Mehmed II, tranh sơn dầu trên vải bạt của Gentille Bellini (1480). Nay được lưu giữ ở Phòng tranh Quốc gia (Luân Đôn).
Bayezid II (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II.Bayezit hay II.Beyazit; 14471512) là vị sultan thứ 8 của Đế quốc Ottoman đã trị vì từ 1481 đến 1512. Dưới triều đại ông, đế quốc Ottoman có lãnh thổ rộng khoảng 2.375.000 km².

Sultan Bayezid sinh ở Dimetoka ngày 3 tháng 12 năm 1448. Ông là con của Mehmed II. Thân mẫu ông là Mukrime Hatun. Bayezid là một con người dũng cảm, mộ đạo và điềm tĩnh. Giống tất cả các hoàng tử của đế quốc Ottoman, Bayezid được giáo dục bởi nhiều danh nhân thời đó.

Ông mới 7 tuổi khi trở thành tỉnh trưởng Amasya, một trung tâm văn hóa và học vấn kể từ thời nhà Seljuk. Thành phố này là một nơi lí tưởng để dạy dỗ cho thái tử.

Sultan Bayezid II mộ đạo và rất giỏi về văn học. Ông mời nhiều thi sĩ nổi tiếng đến cung điện. Ông là một quân vương nhân ái và vì vậy ông hay giúp đỡ người nghèo. Ông nói giỏi tiếng Ả RậpBa Tư, sau đó, ông còn tìm hiểu về tiếng địa phương Catagay và Uygur. Ngoài ra, ông còn học về triết họctoán học. Triều đại ông ghi dấu ấn thắng lợi của Ottoman trong cuộc chiến với Venezia trong các năm 1499-1503. Ngày 24 tháng 4 năm 1512 ông bị con trai là Selim I lật đổ. Bayeizd II mất một tháng sau đó, ngày 26 tháng 5 năm 1512.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/9

Chân dung Selim theo minh họa trong sách A Series of Portraits of the Emperors of Turkey của John Young (xb 1815).
Selim I (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Selim; 10 tháng 10, 146522 tháng 9, 1512) là vị vua thứ 9 của đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1512 đến 1520. Ông là một vị vua tài ba trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, người đã sát nhập vùng Trung Đông vào đế quốc của mình sau một loạt chinh chiến. Vì tính khí tàn bạo, ông có ngoại hiệu là Yavuz Sultan Selim, dịch là Selim the Stern trong tiếng Anh, và tạm dịch là 'Selim Hà khắc' trong tiếng Việt.

Năm 1502, Ismail I sáng lập nhà SafavidBa Tư. Ismail I vốn là một người theo hệ phái Shia của đạo Hồi, đã tiến hành xâm lấn lãnh thổ đồng thời truyền bá Shia vào Ottoman thuộc hệ phái Sunni. Hay tin, Bayezid II cho quan quân đi đánh dẹp, nhưng không nổi. Thậm tệ nhất là khi quan Thái tể của triều đình Ottoman là Ali Pasha bại vong trong khi dẹp giặc. Sau cuộc chinh phạt Ai Cập và các miền đất thánh năm 1517, Selim I đã bắt vua nhà Abbasid của Cairo là Al-Mutawakkil III (lên ngôi năm 1509) phải nhường ngôi khalip, đồng thời phải giao chiếc áo choàng và thanh gươm - của thánh Muhammad đạo Hồi - cho ông. Mutawakkil đồng ý, và kể từ đó, Selim - cũng như các vua nhà Ottoman kế vị, đều xưng làm khalip. Trong các năm 1515 - 1517 Selim đã biến Ottoman thành đế quốc hùng mạnh nhất của thế giới Hồi giáo.

Selim Yavuz qua đời tại Corlu, Erdine năm 1520, hưởng thọ 55 tuổi, ở ngôi 8 năm. Tương truyền trong thời gian này ông đang chuẩn bị chinh phạt đảo RhodesHy Lạp. Nghe tin vua cha qua đời, quan Tổng trấn Manisa là Suleiman 25 tuổi lên thay, xây dựng đất nước hùng mạnh. Đó là vua Suleiman I.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/10

Tranh khắc nổi về Suleiman I tại Hạ viện Hoa Kỳ. Đây là một trong số 23 tranh khắc nổi về các nhà làm luật lớn trong lịch sử.
Suleiman I, Thánh thượng Đại sultan và Người kế vị của nhà Tiên tri của Vạn vật (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Süleyman; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 năm 1566) là vị sultan thứ 10 và trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman, từ năm 1520 đến khi qua đời năm 1566. Ông được biết đến ở phương Tây với cái tên Suleiman Đại đế (Muhteşem Süleyman trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Suleimanus Magnificus trong tiếng Latinh) và Nhà làm luật (Kanuni trong tiếng Thổ; tiếng Ả Rập:القانونى, al‐Qānūnī), cái tên bắt nguồn từ công cuộc tái xây dựng hệ thống pháp luật Ottoman của ông.

Suleiman trở thành một vị vua lỗi lạc của châu Âu vào thế kỷ XVI, là người làm nên sự tột đỉnh vinh quang của nền quân sự, chính trị và kinh tế của đế quốc Ottoman. Ông chinh phạt các vùng đất Ki-tô giáo như Beograd, Ródos và phần lớn Hungary, cho đến khi vây hãm Viên thất bại năm 1529. Ông còn thôn tính phần lớn vùng Trung Đông trong các cuộc chiến với Ba Tư, và một phần lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi xa về phía Tây đến tận Algérie. Dưới triều đại ông, hải quân Ottoman làm chủ phần lớn các vùng biển từ Địa Trung Hải tới Biển ĐỏVịnh Ba Tư.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/11

Selim II.
Selim II Sarkhosh (Ottoman: سليم ثانى Selīm-i sānī, Thổ Nhĩ Kỳ: II.Selim) (Manisa hay Constantinopolis, 28 tháng 5 năm 1524  – điện Topkapi, Constantinopolis, 12/15 tháng 12 năm 1574), còn gọi là "Selim Kẻ nghiện rượu (Mest)", là vua của đế quốc Ottoman từ năm 1566 tới khi qua đời. Ông là con của Suleiman Đại đế và vợ thứ tư được sủng ái là Hürrem Sultan, tên gốc là Roxelana, một người Ruthenian.

Sau một cuộc biến loạn cung đình, kế vị vua cha vào ngày 7 tháng 9 năm 1566, ông trở thành ông vua đầu tiên không mấy quan tâm tới triều chính của đế quốc Ottoman. Selim giao lại mọi quyền hành cho các quan đại thần, còn vua chỉ suốt ngày rượu chè trác táng. Vì thế, ông trở nên được biết với cái tên "Selim Kẻ nghiện rượu" (Thổ: Sarhoş Selim). Quan Chưởng ấn Mehmed Sokollu, một devsirme người Serbia đến từ xứ mà ngày nay là Bosnia và Herzegovina, nắm phần lớn quyền hành trong triều, và đã kí kết một hiệp ước danh dự ở Constantinopolis với Hoàng đế La Mã Thần thánhMaximilian II Habsburg vào ngày 17 tháng 2 năm 1568. Hiệp ước được kí với điều khoản có lợi cho Ottoman: Maximilian chịu hàng năm "tặng món quà" (thật ra là triều cống) 30.000 ducat và thực sự công nhận quyền cai trị của người Ottoman trên các xứ WallachiaMoldavia.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/12

Minh họa về Murad III trong sách của John Young (xb.1815).
Murad III (4 tháng 7 năm 154615 tháng 1 năm 1595) là vị sultan thứ 12 của Đế quốc Ottoman, đã trị vì từ năm 1574 đến năm 1595. Dưới thời ông, lãnh thổ Ottoman rộng khoảng 19.902.000 km².

Murad đã ra đời tại Manisa, vào ngày 4 tháng 7 năm 1546, là con trai trưởng của sultan Selim II (1566-74) và Nur-Banu. Trước khi lên ngôi, Murad đã được vua cha chọn làm tỉnh trưởng Manisa, và đã học hỏi được nhiều từ các nhân tài Manisa. Ông cũng nói giỏi tiếng Ba TưẢ Rập. Năm 1574, khi vua cha mất, ông về kinh đô Istanbul và lên ngôi. Triều đại Murad III ghi dấu ấn những cuộc chiến tranh với Ba Tư (1578-1590) và Áo (1593-1606).

Sokollu Mehmed Pasha (từng là tể tướng của Suleyman ISelim II ngày trước), một người có tài, đã giữ chức vụ tể tướng cho đến khi bị ám sát năm 1579. Dưới thời Murad III, nền kinh tế của Đế quốc Ottoman đã sút giảm.

Trong hậu cung, Murad III có đến khoảng 1200 người cung nữ xinh đẹp. Murad III cũng có đến khoảng 103 người con. Hoàng hậu của ông Safiye Sultan - một quý bà người Venezia - sau này trở thành thái hậu của Mehmed III.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/13

Minh họa về Mehmed trong sách của John Young (xb.1815).
Mehmed III (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: III.Mehmed) (26 tháng 5 năm 156622 tháng 12 năm 1603) là vị hoàng đế thứ 13 của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1595 đến khi qua đời.

Ngày 27 tháng 1, 1595, ông lên nối ngôi. Khi lên ngôi, Mehmed đã xử tử 19 người anh em trai và hơn 20 người chị em gái để bảo vệ ngai vàng.

Sultan Mehmed III là một vị vua bất lực. Vì vậy, thái hậu Safiye Sultana đứng ra chấp chính. Quân đội Ottoman sau đó bị quân Áo và đồng minh đánh đại bại. Hay tin, Mehmed đích thân trị nước và trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường. Kết quả là quân Ottoman chiếm được Eger (1596) và cùng năm đó đánh cho Áo và Transylvania thảm bại tại Keresztes. Cuối đời, do sự bận tâm với việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Celali và cuộc chiến tranh với Ba Tư làm cho long thể của Mehmd III bị sa sút. Ông nghiêm cấm rượu cồn và hạ lệnh cho đóng cửa các quán rượu.

Năm 1603, Mehmed III qua đời ở Topkapi, Istanbul. Con trưởng ông là Ahmed lên ngôi khi mới 14 tuổi.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/14

Minh họa về Ahmed I trong sách của John Young (xb.1815).
Ahmed I Bakhti (Ottoman: احمد اول Aḥmed-i evvel, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:I.Ahmet) (18 tháng 4 năm 1590  – 22 tháng 11 năm 1617) là sultan của đế quốc Ottoman từ năm 1603 tới khi qua đời năm 1617.

Mẹ của Ahmed I là Valide Sultan (Thái hậu) Handan Sultan, một người tộc Hy Lạp có tên khai sinh là Helena. Ông sinh ra ở điện Manisa. Khi vua cha Mehmed III (1595–1603) qua đời, ông lên ngôi ở tuổi 13.

Trước kia, Mehmed II đã ra chiếu thư rằng các hoàng đế Ottoman có thể giết anh em của mình. Đây cũng là cơ sở cho các cuộc nồi da xáo thịt trong hoàng tộc Ottoman sau này. Ahmed đã phá bỏ truyền thống này và gửi em trai là Mustafa tới sống ở 1 cung điện cổ tại Bayezit cùng bà nội. Ông có tài đánh kiếm, cưỡi ngựa và nói giỏi nhiều thứ tiếng.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/15

Mustafa I.
Mustafa I (sinh năm 1591 tại Manisa - mất ngày 20 tháng 1 năm 1639 tại Istanbul) là vị hoàng đế thứ 15 của Đế chế Ottoman từ năm 1617 đến năm 1618 rồi từ năm 1622 cho đến năm 1623. Mustafa là con trai của sultan Mehmed III (1595-1603).

Là em trai của Ahmed I (1603-17), Mustafa được xem là có bệnh. Trong thời gian anh trai ông trị vì, Mustafa được giam giữa trong cung cấm 14 năm.

Năm 1618, sau một thời gian trị vì ngắn ngủi, ông phải thoái vị và truyền ngôi cho cháu trai, Osman II (1618-22) rồi quay trở lại cấm cung. Dưới triều đại Osman II, nảy sinh ra căng thẳng giữa vị hoàng đế trẻ và binh đoàn Janissary. Vì vậy, Mustafa I quay trở lại ngai vàng sau khi Osman II bị ám sát vào năm 1622. Năm 1623, Mustafa I lại bị lật đổ, sau đó em của Osman II là Murad IV (1623-40) lên nối ngôi. Mustafa I qua đời vào 16 năm sau đó.

Mustafa I là một người rất sùng đạo, ông thường hay đọc kinh Coran và đi cầu nguyện.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/16

Minh họa về Osman II trong sách của John Young (xb.1815).
Sultan Osman II hoặc Othman II (có biệt hiệu là Genç Osman trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) (3 tháng 11 năm 160420 tháng 5 năm 1622) là vị hoàng đế thứ 16 của Đế quốc Ottoman, đã trị vì từ năm 1618 đến khi qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 1622. Genç Osman được biết như là một hoàng đế năng nổ và có tầm nhận thức. Ngoài ra, Osman cũng là một thi sĩ và là một nhà cải cách của Đế quốc Ottoman.

Genç Osman sinh ra vào ngày 3 tháng 11 năm 1604. Là con trai của Ahmed I (1603-1617) và vợ của Ahmed là Mâhfiruze Sultan người gốc Hy Lạp. Thuở bé Osman đã được người mẹ dành cho nhiều sự quan tâm đến nền giáo dục, vị vậy nên Osman biết làm thơ với bút danh Farisi và nói được nhiều ngoại ngữ, bao gồm tiếng Ả Rập, Ba Tư, Hy Lạp, LatinÝ. Năm 14 tuổi (1618), Genç Osman lên ngôi hoàng đế Ottoman sau khi người chú là Mustafa I (1617-18, 1622-23) bị truất phế. Khi ở ngôi, Osman xác nhận biên giới của đế chế bằng việc ký hòa ước với nhà Safavid của Đế quốc Ba Tư láng giềng, dưới triều quốc vương Shah Abbas I. Osman còn có chiến tranh xâm lược nước Ba Lan, gọi là chiến tranh quyền quý Moldavia rồi sau đó lại là Chiến tranh Ba Lan-Ottoman (1620–1621), quân Ottoman đã dành chiến thắng trong trận Ţuţora năm 1620 nhưng sau trận Khotyn vào tháng 9-10 năm 1621, quân đội Ottoman phải ký hòa ước với người Ba Lan. Sau trận, Osman quay về Istanbul. Osman cũng là một nhà cải cách, trong số cải cách này có ý đồ giải tán binh đoàn Janisarry, dẫn tới việc binh đoàn này nổi dậy (xem Cuộc nổi loạn Janissary. Genç Osman đã bị tể tướng Kara Davut Pasha giết chết năm 1622, ngày 20 tháng 5.

Một số người cho là Genç Osman đã bị những người bác sĩ đầu độc (hơi giống như vụ đầu độc Mehmed II (1444-1446, rồi 1451-1481) vào năm 1481).


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/17

Minh họa về Murad IV trong sách của John Young (xb.1815).
Murad IV (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: IV. Murat) (16 tháng 6 năm 16129 tháng 2 năm 1640) là vị hoàng đế thứ 17 của Đế quốc Ottoman từ năm 1623 tới 1640, được xem là một vị bạo chúa, và là người có công khôi phục lại thế lực của đất nước sau nhiều năm suy vong. Trong một thời gian lâu dài đầu thời vua Murad IV, Kösem Sultan, mẹ ông là người cai trị thật sự. Đế quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn; quân Ba Tư chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ Iraq. Miền nam Tiểu Á nổ ra nhiều cuộc nổi dậy, và vào năm 1630 binh đoàn Janissary tấn công cung điện, giết chết vị tể tướng và nhiều người khác. Murad IV cảm thương cho số phận vua anh Osman II (1618-1622), người mà đã bị ám sát vào năm 1622, và quyết định xác nhận lại quyền lực.

Về mặt quân sự, triều đại Murad IV nổi tiếng về cuộc chiến tranh với Đế quốc Ba Tư. Trong cuộc chiến này, quân Ottoman đã xâm lược Azerbaijan, chiếm TabrizHamadan, và cả chiến thắng có mang tầm vóc lớn cuối cùng của Đế quốc Ottoman, là cuộc xâm chiếm Bagdad vào năm 1638. Murad cũng đích thân cầm quân chinh phạt Lưỡng Hà. Ông là Sultan Ottoman cuối cùng trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường. Trong cuộc chiến chống Iran, ông đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Tiểu Á. Trước khi mất, Murad IV kí hiệp ước với người Safavid Ba Tư năm 1639. Sau khi trở về quê nhà tại Istanbul, ông xây dựng lại đế quốc.

Murad IV qua đời năm 1640 bởi căn bệnh gan mãn tính, hưởng thọ 27 tuổi. Trước khi chết, ông đã ra lệnh xử tử người em trai là Ibrahim I (1640-1648), nhưng điều này không được thực hiện. Người ta cho rằng, Murad IV ra lệnh này là do ông biết rằng Ibrahim, một người có bệnh, sẽ lên ngôi và sẽ trở thành một vị hoàng đế kém cỏi, đồng nghĩa với sự suy vong của Đế quốc Ottoman.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/18

Ibrahim I.
Ibrahim I (5 tháng 11 năm 161512 tháng 8 năm 1648) là vị hoàng đế thứ 18 của Đế quốc Ottoman từ năm 1640 cho đến 1648. Là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất của đế quốc Ottoman, ông có biệt hiệu là Deli Ibrahim (hay Ibrahim Deli) phản ánh chứng bệnh của ông.

Ibrahim ra đời năm 1615 tại Istanbul, là con trai của Ahmed IKösem Sultan người gốc Hy Lạp. Trước khi lên ngôi, Ibrahim được giam trong cấm cung. Năm 1640, Ibrahim lên ngôi sau khi Murad IV, người đã định giết Ibrahim trước khi qua đời (khi lên ngôi năm 1623, Murad IV đã xử tử 3 người em trai khác của ông). Ibrahim được xem là người bị suy nhược thần kinh, và cũng bị trầm cảm sau khi vua anh mất.

Dưới triều đại của Ibrahim I, đế quốc Ottoman gần như sụp đổ. Một cuộc chiến tranh giữa Ottoman và Venezia nổ ra, gọi là chiến tranh Crete. Năm 1648, Ibrahim bị hạ bệ, và con trai là Mehmed IV lên nối ngôi. Sultan Ibrahim bị giết chết vào năm đó.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/19

Mehmed IV.
Mehmed IV (Ottoman: Meʰmed-i rābi`; có biệt danh là Avcı, tạm dịch là “Người đi săn) (2 tháng 1 năm 16426 tháng 1 năm 1693) là sultan thứ 19 của đế quốc Ottoman từ năm 1648 đến 1687. Mehmed IV lên ngôi khi mới 7 tuổi, và ông đã giao phần lớn quyền lực cho các Đại Vizia. Mehmed IV lên kế vị năm 1648 khi mới 7 tuổi. Ông thừa hưởng một đế quốc ngự trị trên 3 châu lục do các vua đời trước gầy dựng nên. Sự đăng quang của ông đánh dấu kết thúc một thời kì đầy hỗn loạn của nhà Ottoman; điển hình như việc Mustafa I bị hạ bệ hai lần và hai sultan bị giết sau đó, trong số đó có cả Ibrahim I, cha của Mehmed.

Một sự kiện xảy ra dưới thời Mehmed IV nay còn được phần lớn người UkrainaNga nhớ tới. Năm 1675 (Evarnickij 1895:517) hoặc 1678 (Golobuckij 1957:320) ông và hãn Krym đã tấn công pháo đài của người Zaporozhia ở Sic' (Sec' theo tiếng Nga) và bị đẩy lui. Sau thất bại đó, Mehmed IV đã gửi thư cho những người Cozak vùng Zaporozhia, yêu cầu họ phải thần phục ông. Những người Zaporozhia đã từ chối làm theo yêu cầu của ông, họ đã trả lời ông bằng một bức thư dài với lời lẽ lăng mạ và báng bổ. Bức thư này được hoạ sĩ người Nga là Ilya Repin tái hiện lại trong bức tranh nổi tiếng vào thế kỷ XIXNhững người Zaporozhe.

Năm 1687, Mehmed IV bị đạo quân Yeğen Osman và Cấm vệ quân Janissary hạ bệ. Sau đó, ông bị giam vào điện Topkapi, em ông là Suleiman II lên thay. Dù vậy, ông được cho phép rời khỏi cung điện, và qua đời ở điện Erdine. Ông được chôn cất ở lăng mộ của mẫu hậu Turhan Hadice Sultan, gần thánh đường của bà ở Constantinopolis. Ít lâu trước khi ông mất năm 1691, một mưu đồ được khám phá ra rằng một nhóm giáo sĩ thâm niên có ý định phục hồi ngai vàng cho Mehmed, trong khi Suleiman II bị yếu tim.


Cổng thông tin:Đế quốc Ottoman/Các vị sultan/20

Suleiman II.
Suleiman II là vị sultan thứ 20 của Đế quốc Ottoman - trị vì từ năm 1687 đến 1691.

Suleiman sinh ngày 15 tháng 4 năm 1642 tại Istanbul. Là con của Ibrahim I và Saliha Dilasub Sultana. Ông ta là một người sùng đạo, chính trực và thông minh. Ông căm ghét ăn hối lộ hay quan liêu. Thân mẫu ông là Dilasub Sultana đã tạo một nền giáo dục tốt cho con mình. Bà triệu nhiều gia sư giỏi đến cung điện để dạy dỗ cho Suleyman. Trong đời ông, Suleyman đã có 40 năm sống ở trong cấm cung.

Sultan Suleiman lên kế vị trong khi Đế quốc Ottoman đang ở trong cuộc chiến tranh với Liên quân các nước Tây Âu (Áo, Ba Lan v.v...), quân Áo liên tiếp đánh bại quân Ottoman và chiếm các thành Egri (tháng 11 năm 1687) rồi IstoniBeograd (tháng 9 năm 1688). Việc Beograd thất thủ mở đường cho quân Áo xâm lược BosniaWallachia. Được tin, quân đội Ottoman do Celebi Ibrahim Pasha chỉ huy phản công và đánh thắng quân đội Áo trong trận Egriboz và vào 1689 Sultan Suleyman mở cuộc tấn công quân Áo. Ngày 8 tháng 6 năm 1690 quân của tể tướng Ottoman Koprulu Mustafa Pasha chiếm lại Gladova và Orsovia. Đến tháng 10 năm 1690, quân Ottoman tiến vào Beograd và đánh tan quân Áo, lấy lại Beograd.

Với tư cách là một hoàng đế, ông đề xuất những biện pháp nhằm chống lại sự tham nhũng, hà hiếp dân của các quan và ông cũng cải tổ lại triều đình. Ông cũng bổ nhiệm một vị tể tướng mới, Fazil Mustafa Pasha. Suleyman trị vì được 4 năm, và trong 2 năm cuối ông đau yếu. Ông qua đời ngày 22 tháng 6 năm 1691, tại Erdine.