Cộng hòa Anguilla

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Anguilla
1967–1969
Quốc kỳ Anguilla
Quốc kỳ
Quốc huy Anguilla
Quốc huy
Location of Anguilla
Tổng quan
Vị thếDanh sách các quốc gia không được công nhận trong lịch sử
Thủ đôThe Valley
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Anh
Chính trị
Chính phủCộng hoà
Chủ tịch hội đồng 
• 1967
Peter Adams
• 1967–1969
Ronald Webster
Treasurer 
• 1967–1969
Walter Hodge
Lập phápHội đồng Đảo
Thượng viện
Hạ viện
Lịch sử
Lịch sử 
• Tuyên bố độc lập lần thứ nhất
12 tháng 7 1967
• Tuyên bố độc lập lần thứ hai
7 tháng 2 năm 1969
• Bị chiếm đóng bởi Vương quốc Anh
19 tháng 3 1969
• Thỏa thuận tạm thời
tháng 7 năm 1971
Địa lý
Diện tích 
• 1967
91 km2
(35 mi2)
Dân số 
• 1967
5,500
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐô la Độc lập Anguilla[1]
Mã ISO 3166AI
Tiền thân
Kế tục
Saint Christopher-Nevis-Anguilla
Saint Christopher-Nevis-Anguilla
Hiện nay là một phần của Anguilla

Cộng hòa Anguilla là một nhà nước độc lập không được công nhận tồn tại trong thời gian ngắn ngủi trên đảo Anguilla. Quốc gia này tồn tại từ ngày 11 tháng 7 năm 1967 cho đến ngày 19 tháng 3 năm 1969, khi quyền kiểm soát của Anh được tái lập trên lãnh thổ này.[2]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 2 năm 1967, Anh trao cho lãnh thổ Saint Christopher-Nevis-Anguilla tình trạng "quốc gia liên kết", với quyền thiết lập hiến pháp riêng và mức độ tự trị đáng kể. Nhiều người Anguilla đã kịch liệt phản đối việc tiếp tục tồn tại can thiệp chính trị đối với Saint Kitts, và vào ngày 30 tháng 5 (ngày nay được gọi là Ngày Anguilla), lực lượng anh ninh Saint Kitts đã bị trục xuất khỏi hòn đảo.[3] Chính phủ lâm thời yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ, nhưng đã bị từ chối. Ngày 11 tháng 7 năm 1967, một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anguilla ly khai khỏi nhà nước non trẻ đã được tổ chức. Kết quả là 1.813 phiếu ủng hộ ly khai và 5 phiếu chống. Một tuyên bố độc lập (được viết chủ yếu bởi giáo sư Luật Harvard Roger Fisher) đã được đọc công khai trước quần chúng nhân dân bởi Walter Hodge.[4]

Một hội đồng lập pháp riêng ngay lập tức được thành lập. Peter Adams được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng đảo Anguilla, nhưng khi ông có ý định đưa Anguilla trở lại St. Kitts, ông đã bị phế truất và thay thế bởi Ronald Webster. Vào tháng 12 năm 1967, hai thành viên của Quốc hội Anh đã thảo ra một thỏa thuận tạm thời, theo đó trong vòng một năm, một quan chức Anh sẽ thực hiện quyền hành chính cơ bản cùng với Hội đồng Anguilla. Tony Lee nhận chức vụ này vào ngày 8 tháng 1 năm 1968, nhưng đến cuối nhiệm kỳ, không có thỏa thuận nào đạt được về tương lai lâu dài của việc quản lý hòn đảo.

Tuyên bố nền cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 6 tháng 2 năm 1969, Anguilla tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai với 1.739 ủng hộ và 4 phiếu phản đối việc trở lại liên kết với Saint Kitts. Ngày hôm sau Anguilla tự tuyên bố là một nước cộng hòa độc lập.[5]

Webster một lần nữa giữ chức Chủ tịch. Một phái viên mới của Anh, William Whitlock, đến hòn đảo vào ngày 11 tháng 3 năm 1969 với đề xuất về một chính quyền lâm thời mới của Anh tại lãnh thổ này. Ông nhanh chóng bị trục xuất ngay trước mũi súng.[6]

Khôi phục quyền kiểm soát của Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 19 tháng 3 năm 1969, binh đoàn 300 thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Nhảy dù, cộng với 22 Cảnh sát Thủ đô London đã hạ cánh một cách hòa bình bằng trực thăng từ 2 khinh hạm xuống hòn đảo, với danh nghĩa là để "lập lại trật tự".[7] Webster đã chạy trốn khỏi hòn đảo, và cuối cùng phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Anguilla nên có quyền tự quyết số phận của mình.

Tony Lee bị cách chức, trong khi Lord Caradon và Webster đưa ra Tuyên bố Bảy điểm. Về mặt hiệu quả, Anguilla được phép ly khai hoàn toàn khỏi Saint Kitts và Nevis, mặc dù phải đến ngày 19 tháng 12 năm 1980, Anguilla mới chính thức tách khỏi Saint Kitts và trở thành một thuộc địa riêng của Anh. Trong khi Saint Kitts và Nevis giành được độc lập hoàn toàn từ Vương quốc Anh vào năm 1983, Anguilla vẫn là một lãnh thổ hải ngoại của Anh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ A complete gallery of coins of the Republic of Anguilla, Colnect (colnect.com). Truy cập 2017-04-19.
  2. ^ Abbott, George C. (1971). “Political Disintegration: The Lessons of Anguilla”. Government and Opposition (bằng tiếng Anh). 6 (1): 58–74. doi:10.1111/j.1477-7053.1971.tb00812.x. ISSN 0017-257X.
  3. ^ David X. Noack: Die abtrünnige Republik Anguilla, amerika21.de 2016-09-27. Truy cập 2017-04-23.
  4. ^ Westlake, Donald (1972). Under an English Heaven. New York: Simon & Schuster. tr. 78–79. ISBN 0-671-21311-3.
  5. ^ Hubbard, Vincent (2002). A History of St. Kitts. Macmillan Caribbean. tr. 147–149. ISBN 9780333747605.
  6. ^ Roth, Andrew (ngày 7 tháng 11 năm 2001). “Obituary: William Whitlock”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Anguilla: The farcical British invasion everyone forgets”. The National. ngày 19 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.

Bản mẫu:Anguilla