Cục Xe – Máy, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Xe-Máy
Phù hiệu của ngành xe - máy
Hoạt động18/4/1955 (68 năm, 345 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Phân loạiCục chuyên ngành (Nhóm 5)
Chức năngLà cơ quan quản lý xe-máy đầu ngành
Quy mô1.500 người
Bộ phận củaTổng cục Kỹ thuật
Bộ chỉ huySố 5, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội
Đặt tên theothứ tự thời gian:

1955: Cục Quản lý xe hơi máy kéo
1974: Cục Quản lý Xe
1980: Cục Ô tô – máy kéo
1984: Cục Ôtô máy kéo trạm nguồn
1993: Cục Quản lý Xe máy

2007: Cục Xe – Máy
Khẩu hiệuYêu xe như con, quý xăng như máu
Hành khúcBài hát truyền thống ngành Xe – Máy
Lễ kỷ niệmngày 18 tháng 4 năm 1955
Các tư lệnh
Cục trưởngDương Xuân Nam
Cục trưởng
đầu tiên
Đại tá Trần Cư

Cục Xe-Máy trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập ngày 18 tháng 4 năm 1955 [1] là cơ quan đầu ngành quản lý và bảo đảm kỹ thuật xe – máy cấp chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cục Xe – Máy có ngày truyền thống là ngày 28 tháng 3 năm 1951. Đó là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và động viên 2 đại đội ô tô đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tại Nà Roác, Hòa An, Cao Bằng và căn dặn ngành Xe – Máy: "Xe, xăng là mồ hôi nước mắt, xương máu của nhân dân, các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu".[2] Ngày thành lập Cục Xe – Máy vào ngày 18 tháng 4 năm 1955, tên ban đầu của Cục là Quản lý xe với Trần Cư là cục trưởng đầu tiên.
  • Ngày 18 tháng 4 năm 1955, Tổng Quân ủy thông qua đề án của Tổng cục Hậu cần quyết định tổ chức lại Cục Vận tải thành ba cơ quan trực thuộc Tổng cục Hậu cần: Cục Quản lý xe hơi máy kéo, các đoàn ô tô, Phòng Xăng dầu.
  • Ngày 21 tháng 11 năm 1974, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định 756/QĐ-QP về việc thành lập Cục Quản lý Xe.
  • Ngày 16 tháng 10 năm 1980, Cục Quản lý Xe đổi tên thành Cục ô tô-máy kéo trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật.
  • Ngày 29 tháng 3 năm 1984, Cục được đổi tên là Cục Ô tô-máy kéo-Trạm nguồn trực thuộc Bộ Quốc phòng
  • Ngày 12 tháng 2 năm 1993, Cục được đổi tên là Cục Quản lý Xe-Máy trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật.
  • Tháng 10 năm 2007, Cục được đổi tên là Cục Xe-Máy trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật.[3]

Lãnh đạo Cục Xe–Máy[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Tham mưu - Kế hoạch
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Hành chính - Hậu cần
  • Phòng Kỹ thuật Ô tô - Trạm nguồn
  • Phòng Kỹ thuật Tăng - Thiết giáp
  • Phòng Kỹ thuật Công binh
  • Phòng An toàn Cơ giới quân sự
  • Ban Quân lực
  • Ban Tài chính

Đơn vị cơ sở trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà máy Z157 (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
  • Liên hợp Xí nghiệp Z751[4]
  • Xưởng X203[5] (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội)
  • Đoàn 384[6] (Hoàng Mai, Hà Nội)
  • Kho J102[7] (Nho Quan, Ninh Bình)
  • Kho J106[8] (Xuân Mai, Hà Nội)
  • Kho J112[9] (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội)
  • Kho J250[10] (Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai)
  • Kho J258 (Đà Nẵng)
  • Trung tâm Kiểm định số 01 (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
  • Trung tâm Kiểm định số 17
  • Trạm Kiểm định số 14
  • Trạm Đo lường

Hệ thống cơ quan Xe–máy trong Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cục Xe – Máy thuộc Tổng cục Kỹ thuật
  • Phòng Xe – Máy thuộc Cục Kỹ thuật của các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương
  • Ban Xe – Máy thuộc Phòng Kỹ thuật của các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ CHBP tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tương đương
  • Trợ lý, Nhân viên Xe – máy thuộc Ban Kỹ thuật của các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương

Cục trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
  2. Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội 1999.
  3. Lịch sử Ngành Xe – Máy Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1996.
  1. ^ Theo Biên niên sự kiện Cục Xe-Máy Tập 1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2/2011.
  2. ^ Bài nói trong dịp đến thăm đoàn xe đầu tiên của Quân đội, Đảng Cộng sản.
  3. ^ Theo Biên niên sự kiện Cục Xe-Máy tập 2 - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  4. ^ “Tập huấn sử dụng xe chuyên dùng kiểm định cơ động toàn quân”.
  5. ^ “Tâm sự của người anh hùng”.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chúc mừng Đoàn 384 (Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật)”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2015.
  7. ^ “Kho J102 tăng cường công tác dân vận trong thời kỳ mới”.[liên kết hỏng]
  8. ^ “Kho J106 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”.
  9. ^ “Xây dựng Ngọc Thụy thành địa bàn an toàn, kinh tế, văn hóa xã hội phát triển”.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ kiểm tra một số đơn vị Tổng cục Kỹ thuật”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ “Càng khó, càng phải quyết tâm Báo QDND 3/2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2014.