CCR2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CCR2
Cấu trúc được biết đến
PDBTìm trên Human UniProt: PDBe RCSB
Mã định danh
Danh phápCCR2, CC-CKR-2, CCR-2, CCR2A, CCR2B, CD192, CKR2, CKR2A, CKR2B, CMKBR2, MCP-1-R, C-C motif chemokine receptor 2
ID ngoàiOMIM: 601267 HomoloGene: 537 GeneCards: CCR2
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez
Ensembl
UniProt
RefSeq (mRNA)

NM_001123041
NM_001123396

n/a

RefSeq (protein)

NP_001116513
NP_001116868
NP_001116868.1

n/a

Vị trí gen (UCSC)n/an/a
PubMed[1]n/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

Thụ thể Chemokine C-C type 2 (CCR2 hoặc CD192 (cụm biệt hóa 192) là một protein được mã hóa bởi gen CCR2 ở người.[2]

Gen[sửa | sửa mã nguồn]

Gen CCR2 này nằm trong vùng cụm gen thụ thể chemokine. Gen này tạo ra hai bản phiên mã do cắt nối thay thế.[2]

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Gen này mã hóa thụ thể của monocyte chemoattractant protein-1 (CCL2), một chemokine làm trung gian cho quá trình hóa ứng động bạch cầu đơn nhân. Monocyte chemoattractant protein-1 tham gia vào sự thâm nhiễm của bạch cầu đơn nhân trong các bệnh lý viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp cũng như trong đáp ứng viêm kháng u. Các thụ thể được mã hóa bởi gen này làm trung gian huy động calci phụ thuộc chất chủ vận và ức chế adenylyl cyclase.[2]

Nghiên cứu động vật[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh Alzheimer[sửa | sửa mã nguồn]

Những con chuột thiếu CCR2 đã được chứng minh là phát triển một bệnh lý giống như Alzheimer nhanh hơn so với những con chuột typ hoang dã.[3][4] Đây không phải là lần đầu tiên chức năng miễn dịchviêm có liên quan đến sự suy giảm nhận thức do tuổi tác (tức là chứng suy giảm trí nhớ).[5]

Béo phì[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mô mỡ của chuột thiếu CCR2, có số lượng bạch cầu ái toan tăng lên, hoạt hóa đại thực bào thay thế nhiều hơn và xu hướng biểu hiện cytokine type 2. Hơn nữa, tác dụng này mạnh hơn khi những con chuột mắc béo phì từ chế độ ăn nhiều chất béo.[6]

Nhồi máu cơ tim[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu hiện CCR2 trên bề mặt bạch cầu đơn nhân trong máu thay đổi theo thời gian trong ngày (cao hơn vào đầu giai đoạn hoạt động) và ảnh hưởng đến việc thu hút bạch cầu đơn nhân vào các mô bao gồm tim. Hậu quả là khi một cơn thiếu máu cục bộ cấp tính xảy ra trong giai đoạn hoạt động, bạch cầu đơn nhân dễ xâm nhập vào tim hơn.[7] Sự thâm nhiễm quá mức của bạch cầu đơn nhân sẽ gây ra tình trạng viêm cao hơn và làm tăng nguy cơ suy tim.

Ý nghĩa lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một nghiên cứu quan sát về biểu hiện genbạch cầu trong máu người, Harries et al. đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa biểu hiện của CCR2 và chức năng nhận thức (được đánh giá bằng cách sử dụng bài kiểm tra trạng thái tinh thần nhỏ, MMSE).[8] Biểu hiện CCR2 cao hơn có liên quan đến kết quả chức năng nhận thức kém hơn trong bài đánh giá MMSE. Nghiên cứu này cho thấy biểu hiện CCR2 cũng liên quan đến sự suy giảm nhận thức kéo dài 9 năm thuộc một phân tích phân nhóm về các bản phiên mã liên quan đến viêm. Harries và cộng sự. gợi ý rằng việc truyền tín hiệu CCR2 có thể đóng một vai trò trực tiếp trong nhận thức của con người, một phần là do biểu hiện của CCR2 được gắn liền với haplotype ApoE (trước đây liên quan đến bệnh Alzheimer), mà còn vì CCL2 được biểu hiện nồng độ cao ở các đại thực bào trong mảng xơ vữa động mạch và trong tế bào thần kinh đệm ở não.[3] Sự khác biệt trong quan sát giữa chuột (sự suy giảm CCR2 gây suy giảm nhận thức) và con người (CCR2 cao hơn liên quan đến chức năng nhận thức thấp hơn) có thể là do nhu cầu hoạt hóa đại thực bào tăng lên trong quá trình suy giảm nhận thức, liên quan đến tăng lắng đọng β-amyloid (một đặc điểm cốt lõi của tiến triển bệnh Alzheimer).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Human PubMed Reference:”.
  2. ^ a b c “Entrez Gene: CCR2 chemokine (C-C motif) receptor 2”.
  3. ^ a b El Khoury J, Toft M, Hickman SE, Means TK, Terada K, Geula C, Luster AD (tháng 4 năm 2007). “Ccr2 deficiency impairs microglial accumulation and accelerates progression of Alzheimer-like disease”. Nature Medicine. 13 (4): 432–8. doi:10.1038/nm1555. PMID 17351623.
  4. ^ Philipson O, Lord A, Gumucio A, O'Callaghan P, Lannfelt L, Nilsson LN (tháng 3 năm 2010). “Animal models of amyloid-beta-related pathologies in Alzheimer's disease”. The FEBS Journal. 277 (6): 1389–409. doi:10.1111/j.1742-4658.2010.07564.x. PMID 20136653.
  5. ^ Gorelick PB (tháng 10 năm 2010). “Role of inflammation in cognitive impairment: results of observational epidemiological studies and clinical trials”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1207 (1): 155–62. Bibcode:2010NYASA1207..155G. doi:10.1111/j.1749-6632.2010.05726.x. PMID 20955439.
  6. ^ Bolus WR, Gutierrez DA, Kennedy AJ, Anderson-Baucum EK, Hasty AH (tháng 10 năm 2015). “CCR2 deficiency leads to increased eosinophils, alternative macrophage activation, and type 2 cytokine expression in adipose tissue”. Journal of Leukocyte Biology. 98 (4): 467–77. doi:10.1189/jlb.3HI0115-018R. PMC 4763864. PMID 25934927. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Schloss MJ, Hilby M, Nitz K, Guillamat Prats R, Ferraro B, Leoni G, Soehnlein O, Kessler T, He W, Luckow B, Horckmans M, Weber C, Duchene J, Steffens S (tháng 6 năm 2017). “Ly6C(high) Monocytes Oscillate in the Heart During Homeostasis and After Myocardial Infarction”. Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology. 37 (9): 1640–1645. doi:10.1161/ATVBAHA.117.309259. PMID 28663258.
  8. ^ Harries LW, Bradley-Smith RM, Llewellyn DJ, Pilling LC, Fellows A, Henley W, Hernandez D, Guralnik JM, Bandinelli S, Singleton A, Ferrucci L, Melzer D (tháng 8 năm 2012). “Leukocyte CCR2 expression is associated with mini-mental state examination score in older adults”. Rejuvenation Research. 15 (4): 395–404. doi:10.1089/rej.2011.1302. PMC 3419848. PMID 22607625.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này sử dụng văn bản từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thuộc phạm vi công cộng.