Cadmi(II) iodide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cadmi(II) iodide
Cấu trúc 3D rỗng của cadmi(II) iodide
Cấu trúc 3D đặc của cadmi(II) iodide
Mẫu cadmi(II) iodide
Danh pháp IUPACCadmium(II) iodide
Tên khácCadmi điodide
Cadmic iodide
Nhận dạng
Số CAS7790-80-9
PubChem277692
Số EINECS232-223-6
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider23037
UNII2F2UPU4KCW
Thuộc tính
Công thức phân tửCdI2
Khối lượng mol366,219 g/mol (khan)
438,28012 g/mol (4 nước)
Bề ngoàitinh thể trắng đến vàng nhạt
Khối lượng riêng5,64 g/cm³
Điểm nóng chảy 387 °C (660 K; 729 °F)
Điểm sôi 742 °C (1.015 K; 1.368 °F)
Độ hòa tan trong nước787 g/L (0 ℃)
847 g/L (20 ℃)
1250 g/L (100 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan trong etanol, aceton, ete
tạo phức với amonia, hydrazin, hydroxylamin, urê, thiourê
MagSus-117,2·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểBa phương, hP3
Nhóm không gianP3m1, No. 164
Tọa độbát diện
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
NFPA 704

0
3
0
 
PEL[1910.1027] TWA 0,005 mg/m³ (tính theo Cd)[1]
RELCa[1]
IDLHCa [9 mg/m³ (tính theo Cd)][1]
Ký hiệu GHSGHS06: ToxicGHS08: Health hazardThe environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH301, H331, H351, H373, H410
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP260, P280, P301+P330+P331, P304+P340, P310, P311, P403+P233
Các hợp chất liên quan
Anion khácCadmi(II) fluoride
Cadmi(II) chloride
Cadmi(II) bromide
Cation khácKẽm iodide
Thủy ngân(II) iodide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cadmi(II) iodide là một hợp chất vô cơ của cadmiiodcông thức hóa học CdI2. Nó đáng chú ý vì cấu trúc tinh thể của nó, đặc trưng cho các hợp chất ở dạng MX2 với hiệu ứng phân cực mạnh.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Cadmi(II) iodide được điều chế bằng cách thêm kim loại cadmi, hoặc hợp chất của nó như oxit, hydroxide hoặc cacbonat của nó vào axit iodhydric.

Ngoài ra, hợp chất có thể được tạo bằng cách đun nóng cadmi với iod.

Cấu trúc tinh thể[sửa | sửa mã nguồn]

Các anion iodide trong CdI2 tạo thành một mạng lưới hình lục giác xếp sát nhau, trong khi các cation cadmi chiếm tất cả các lỗ trống bát diện trong các lớp xen kẽ.

Trong cadmi(II) iodide, các anion iodide tạo thành một cấu trúc sắp xếp gần nhau dạng lục giác trong khi các cation cadmi lấp đầy tất cả các vị trí bát diện trong các lớp xen kẽ. Cấu trúc bao gồm một mạng tinh thể nhiều lớp. Cấu trúc này được tìm thấy trong nhiều muốikhoáng vật. Cadmi(II) iodide chủ yếu có liên kết ion nhưng có đặc tính cộng hóa trị một phần.[2]

Cấu trúc tinh thể của cadmi(II) iodide là nguyên mẫu mà cấu trúc tinh thể của nhiều hợp chất khác có thể được coi là dựa trên đó. Các hợp chất có bất kỳ đặc điểm nào sau đây đều có thể giống cấu trúc CdI2:[cần dẫn nguồn]

  • Iodide của các cation phân cực vừa phải; bromidechloride của các cation phân cực mạnh;
  • Các hydroxide của đication, tức là các hợp chất có công thức chung là M(OH)2;
  • Sulfide, selenide và teluride (chalcogenua) của tetracation, tức là hợp chất có công thức tổng quát MX2, trong đó X = S, Se, Te.

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

CdI2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CdI2·2NH3 là tinh thể nhỏ không màu, CdI2·4NH3 là tinh thể không màu hay CdI2·6NH3 là bột màu trắng.[3]

CdI2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CdI2·2N2H4 là bột/tinh thể màu trắng.[4]

CdI2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như CdI2·3NH2OH là tinh thể hình vuông không màu, tan trong nước và cồn, không tan trong ete.[5]

CdI2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như CdI2·2CO(NH2)2 là tinh thể không màu, D = 2,94 g/cm³.[6]

CdI2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như CdI2·2CS(NH2)2 là tinh thể hồng nhạt, D = 2,84 g/cm³.[6]

CdI2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như CdI2·2CSN3H5 là chất rắn màu vàng.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0087”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, tr. 1211–1212, ISBN 0-7506-3365-4
  3. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 51–52. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Chemisches Zentralblatt (ngày 3 tháng 2 năm 1909), trang 347. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ On Some Hydroxylamine Compounds... (Maxwell Adams; Press of The Chemical Publishing Company, 1902 - 24 trang), trang 24. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 17 thg 12, 2014 - 1815 trang), trang 1484. Truy cập 15 tháng 4 năm 2021.