IC 2602

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Caldwell 102)
IC 2602
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoThuyền Để
Xích kinh10h 42m 57.5s[1]
Xích vĩ−64° 23′ 39″
Khoảng cách547 ly[2] (167.7 pc)
Cấp sao biểu kiến (V)1.9[3]
Kích thước biểu kiến (V)50′ × 50′
Đặc trưng vật lý
Tuổi ước tính13.7 M.yr−1
Tên gọi khácTheta Carinae Cluster, Caldwell 102, Cr 229, Mel 102, VDBH 103[2]
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán
Hình ảnh của IC 2602

IC 2602 (thường được biết đến với tên là Southern Pleiades hoặc cụm Theta Carinae) là tên của một cụm sao mở nằm trong chòm sao Thuyền Để. Năm 1751, nhà thiên văn học Abbe Lacaille đã phát hiện ra cụm này tại Nam Phi. Nó được nhìn thấy rất dễ dàng với mắt thường do cấp sao biểu kiến của nó là 1,9. Bên cạnh đó, nó là một trong những cụm sao có khoảng cách gần với Trái Đất của chúng ta nhất với khoảng cách 167,7 parsec (tương đương 547 năm ánh sáng).

Tuy cấp sao biểu kiến của nó là 1,9, nhưng nó mờ hơn Taurean Pleiades 70% và nó chứa khoảng 74 ngôi sao. Nó là cụm sao mở sáng thứ ba trên bầu trời theo như Hyades. Như những cụm sao giống nó ở phương bắc, nó mở rộng với kích thước khá lớn, xấp xỉ 50’. Do đó, nó là cụm sao nhìn thấy tốt nhất khi sử dụng một ống nhòm lớn hoặc một kính viễn vọng lớn với thị kính lớn.

Tuổi của nó cũng giống với IC 2391, tức là 50 triệu năm tuổi[4][5]. Tuy nhiên theo biểu đồ HR thì tuổi có thể chấp nhận được của nó là 13,7 triệu năm[6]. Các ngôi sao của IC 2602 cũng gần như tất cả là một phần của mối liên kết phía dưới tên là Scorpius-Centaurus.[7][8]

Nó có một vài ngôi sao có thể nhìn thấy được bằng mắt thường như θ Carinae (ngôi sao sáng nhất), p Carinae (ngôi sao sáng thứ ba), HR 4196 (V518 Car), HR 4204, HR 4205, HR 4219, HR 4220, HR 4222, HD 92536, HD 93738V364 Carinae

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “NED results for object IC 2602”. National Aeronautics and Space Administration / Infrared Processing and Analysis Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b “IC 2602”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg.
  3. ^ “IC 2602 - SEDS Messier Database”. Bản gốc lưu trữ 2 Tháng 3 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ Barrado y Navascues, D; Stauffer, J.R.; Jayawardhana, R. (2002). “Spectroscopy of Very Low Mass Stars and Brown Dwarfs in IC 2391: Lithium Depletion and Hα Emission”. Astrophysical Journal. 614 (1): 386–397. arXiv:astro-ph/0406436. Bibcode:2004ApJ...614..386B. doi:10.1086/423485.
  5. ^ Stauffer, J.R.; và đồng nghiệp (1997). “Rotational Velocities and Chromospheric/Coronal Activity of Low-Mass Stars in the Young Open Clusters IC 2391 and IC 2602”. Astrophysical Journal. 479 (2): 776. Bibcode:1997ApJ...479..776S. doi:10.1086/303930.,
  6. ^ “WEBDA page for open cluster IC 2602”. WEBDA. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ Whiteoak, J.B. (1961). “A study of the galactic cluster IC 2602. I. A photoelectric and spectroscopic investigation”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 123: 245–256. Bibcode:1961MNRAS.123..245W. doi:10.1093/mnras/123.3.245.
  8. ^ Blaauw, A. (1964). “The O Associations in the Solar Neighborhood”. Annual Review of Astronomy and Astrophysics. 2: 213–246. Bibcode:1964ARA&A...2..213B. doi:10.1146/annurev.aa.02.090164.001241.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 10h 42m 56s, −64° 23′ 42″