Cao Ly Hiển Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Ly Hiển Tông
고려 현종
Vua Cao Ly
Tại vị1009 – 1031
Tiền nhiệmCao Ly Mục Tông
Kế nhiệmCao Ly Đức Tông
Thông tin chung
Sinh1 tháng 8 năm 992
Mất17 tháng 6 năm 1031 (39-40 tuổi)
An tángTuyên lăng
Hậu phixem văn bản
Thụy hiệu
Thái Hiếu Đức Thành Thế Tư Nguyên Văn Đại vương
(大孝德威达思元文大王)
Thân phụCao Ly An Tông
Thân mẫuHiến Trinh Vương hậu
Tôn giáoPhật giáo

Cao Ly Hiển Tông (chữ Hán: 高麗 顯宗, Hangul: 고려 현종, Golyeo Hyeonjong; 1 tháng 8 năm 992 – 17 tháng 6 năm 1031, trị vì 1009 – 1031) là quốc vương thứ 8 của vương triều Cao Ly tại Triều Tiên. Ông là vương tôn của Cao Ly Thái Tổ. Ông có tên húy là Vương Tuân (王詢, 왕순, Wang Sun), tên tựAn Thế (安世, 안세, Anse).

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 679, mẹ ông là Hiến Trinh Vương hậu cùng với dì ông là Hiến Ai Vương hậu được gả cho vua Cao Ly Cảnh Tông. Sau khi vua Cao Ly Cảnh Tông băng hà năm 981, mẹ ông mới chỉ vừa 15. Cậu của ông là Vương Trị lên ngôi, tức là vua Cao Ly Thành Tông. Vương tử Vương Uất (왕욱) thường xuyên qua lại cung phủ của mẹ ông. Từ đó hai người nảy sinh tình cảm mà tư thông với nhau, sinh ra ông. Hiến Trinh Vương Hậu mất vào ngày 1 tháng 8 năm 992, ngay sau khi sinh Vương Tuân vì tủi nhục.

Năm 997 vua Cao Ly Thành Tông băng hà, Vương Tụng lên kế tức là vua Cao Ly Mục Tông và được nhà Liêu (đời vua Liêu Thánh Tông) chấp thuận.[1] Tuy nhiên sang năm 1009, Khang Triệu (Gang Jo), người mà Cao Ly Mục Tông đã nhờ cậy để tiêu diệt âm mưu phản loạn của Kim Trí Dương (Kim Chi–yang) nhưng sau đó ông ta đã giết luôn vua Cao Ly Mục Tông.[2]

Trị vì[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Tuân được tướng Khang Triệu (Gang Jo) đưa lên ngai vàng vào năm 1009, tức là Cao Ly Hiển Tông. Hiển Tông đã truy tôn cho mẹ ông là Hiến Trinh Vương thái hậu (헌정왕태후) và cha là Vương Uất thành Cao Ly An Tông. Khang Triệu đã thành lập nên chế độ cai trị Cao Ly bằng quân sự.[3]

Bản đồ quân đội nhà Liêu (đời vua Liêu Thánh Tông) xâm lược Cao Ly (đời vua Cao Ly Hiển Tông) năm 1010 - 1011.

Mùa thu năm 1010, tận dụng thời cơ triều đình Cao Ly đang có tranh giành quyền lực khi Khang Triệu (Gang Jo) vừa giết vua Cao Ly Mục Tông, quân Khiết Đan nhà Liêu (đời vua Liêu Thánh Tông) một lần nữa lại tấn công Cao Ly với lý do báo thù cho Cao Ly Mục Tông.[4][5] Theo nguồn tin của Cao Ly, 400.000 quân nhà Liêu do vua Liêu Thánh Tông thân chinh cầm quân đã xâm chiếm lãnh thổ Cao Ly, Xiao Baiya đi theo tháp tùng. Ngoài ra, nhà Liêu cũng tuyên bố có sáu thành trì ở phía đông sông Áp Lục, nơi Cao Ly tuyên bố là lãnh thổ của mình trong các cuộc đàm phán đình chiến từ năm 993.

Quân Liêu tấn công lần đầu nhưng không chiếm được pháo đài của Hueng hwa, nơi tướng Yang Kyu trấn giữ. Tuy nhiên pháo đài của Cao Ly ở Hueng hwa vẫn nhanh chóng bị quân Liêu chiếm đóng, hai tướng Cao Ly giữ pháo đào là Yang KyuKim Suk-heung đều tử trận. Quân Liêu tiến đến thành Seoyeong.

Khi đó tướng quân Đại Đao Tú (khi đó đã hơn 70 tuổi, con trai của thái tử Đại Quang Hiển, hậu duệ dời thứ 11 của Đại Dã Bột - đệ của Bột Hải Cao Vương) đã chỉ huy quân Cao Ly phòng thủ thành Seoyeong trước sự tấn công vũ bão của quân Liêu. Đại Đạo Tú lên kế hoạch tấn công quân Liêu gần đó cùng với chỉ huy Cao LyTak Sachong. Tuy nhiên, khi thời cơ đến, Tak Sachong đã không gửi quân Cao Ly đến chi viện khiến cho quân đội của Đại Đạo Tú bị tổn thất và Đại Đạo Tú bị quân Khiết Đan bắt giữ.[6] Thành Seoyeong rơi vào tay quân Liêu. Không rõ kết cục sau này của Đại Đạo Tú. Người con trai của Đại Đạo TúĐại Hanh Nhân (대형인, 大亨仁, Dae Hyongin) cùng cháu nội của Đại Đạo TúĐại Hồng Duẫn (대홍윤, 大洪允, Dae Hongyun) tiếp tục sinh sống tại Cao Ly.[6]

Quân Liêu nhanh chóng nam hạ tiến đánh đến Hoàng Châu - nơi Thiên Thu Vương thái hậu đang bị lưu đày. Dân gian lưu truyền rằng Thiên Thu Vương thái hậu đã lãnh đạo dân quân tại Hoàng Châu đứng lên chống trả lại quân Liêu rất ác liệt. Nhưng do lực lượng mỏng hơn nên Thiên Thu Vương thái hậu phải rút lui khỏi Hoàng Châu. Quân Liêu chiếm đóng Hoàng Châu rồi tiếp tục nam hạ đến Tongju.

Quân Liêu cuối cùng cũng tiến đến thành phố Tongju của Cao Ly, nơi Khang Triệu (Gang Jo) và 30.000 quân Cao Ly đang chờ đợi. Khang Triệu mai phục trên một con đèo hẹp mà quân Liêu chắc chắn sẽ phải vượt qua. Tại đây, Khang Triệu đã trực tiếp dẫn quân tấn công ba theo ba cánh khi quân Liêu đến. Quân Liêu buộc phải rút lui và 10.000 quân Liêu đã chết trong cuộc phục kích này. Quân Liêu lại tấn công thành Tongju của Cao Ly nhưng phải chịu thất bại nhục nhã với thương vong nặng nề.

Chỉ huy quân Liêu đã phát động một cuộc tấn công khác vào thành phố Tongju, với mục tiêu chính là bắt sống Khang Triệu. Quân Liêu bị quân Cao Ly đánh bại lần thứ ba và buộc phải rút lui một lần nữa. Trong một nỗ lực cuối cùng, quân Liêu tấn công Tongju một lần nữa, nhưng lần này, Khang Triệu không trực tiếp dàn dựng cuộc tấn công mà thay vào đó chơi cờ vây với một trong những trung úy của mình vì nghĩ rằng chiến thắng là điều hiển nhiên. Cùng lúc đó, tướng quân Liêu là Yelu Pennu đã dẫn quân Liêu tấn công và chiếm pháo đài Sanshu của Cao Ly. Tuy nhiên, sau khi nghe nguồn tin Khang Triệu không hề có biện pháp nào để ngăn cản quân Liêu. Sau đó, một trong những người của Khang Triệu đã kể lại kế hoạch của mình cho quân đội nhà Liêu. Quân Liêu sau đó đã xuyên thủng hàng phòng ngự của thành phố Tongju. Sau khi quân Liêu mở cuộc tấn công bất ngờ, quân Cao Ly trong thành Tongju đã bị đánh bại. Cuối cùng 30.000 binh sĩ Cao Ly trong thành Tongju đã bị giết và Khang Triệu đã bị quân Liêu bắt sống.[7] Khang Triệu từ chối đầu hàng vua Liêu Thánh Tông nên đã bị vua Liêu hạ lệnh chém đầu vào ngày 24 tháng 11 âm lịch năm 1010 (tức là ngày 31 tháng 12 dương lịch năm 1010).[8]

Quân Liêu tiếp tục nam hạ, rồi chiếm đóng và đốt cháy kinh đô Khai Thành (Kaesong) của Cao Ly.[9][10] Khương Hàm Tán (Gang Gam-han) đã thúc giục Hiển Tông trốn khỏi cung điện Khai Thành (Kaesong), không đầu hàng quân Liêu xâm lược. Hiển Tông làm theo lời khuyên của Khương Hàm Tán và trốn thoát khỏi kinh đô đang bốc cháy. Hiển Tông và Khương Hàm Tán cùng triều đình Cao Ly di chuyển sâu về phía nam đến tận thành Naju.[11] Bất chấp thất bại này, Hiển Tông vẫn giữ được yêu sách của mình đối với sáu thành trì phía đông sông Áp Lục.

Sau đó Hiển Tông hứa sẽ tái khẳng định mối quan hệ triều cống với nhà Liêu với điều kiện quân Liêu phải rút lui.[12] Một cuộc nổi dậy của nhân dân Cao Ly (trong đó có Thiên Thu Vương thái hậu tham gia) đã bắt đầu quấy rối lực lượng quân Liêu của vua Liêu Thánh TôngXiao Baiya. Không thể thiết lập được chỗ đứng và tránh các cuộc phản công của quân Cao Ly đã tập hợp lại, quân Liêu của vua Liêu Thánh TôngXiao Baiya đã rút lui vào năm 1011 khi không giành được lợi lộc gì to lớn, mặc khác cuộc xâm lược Cao Ly lần này đã khiến cho nhà Liêu lãng phí nguồn tài nguyên quý giá và làm giảm ngân khố quốc gia.[13]

Sau cuộc chiến thì Thiên Thu Vương thái hậu quay về nơi lưu đày là Hoàng Châu để tiếp tục sinh sống.

Sau đó, Hiển Tông cầu hòa nhưng hoàng đế nhà Liêu là Liêu Thánh Tông yêu cầu ông phải đích thân đến nhà Liêu triều cống và nhượng lại các khu vực biên giới trọng điểm (6 thành trì phía đông sông Áp Lục) cho nhà Liêu. Triều đình Cao Ly từ chối các yêu cầu của nhà Liêu, dẫn đến một thập kỷ thù địch giữa hai quốc gia. Trong thời gian đó cả hai bên đều củng cố biên giới để chuẩn bị cho chiến tranh.[13][9]

Vua Liêu Thánh Tông đã phái quân Liêu liên tục tấn công vào 6 thành trì phía đông sông Áp Lục của Cao Ly vào các năm 1015, 10161017, nhưng không thể đánh chiếm được 6 thành trì này của Cao Ly.[14]

Bản đồ quân đội nhà Liêu (đời vua Liêu Thánh Tông) xâm lược Cao Ly (đời vua Cao Ly Hiển Tông) năm 1018 - 1019.

Từ mùa hè năm 1018, nhà Liêu (đời vua Liêu Thánh Tông) đã xây dựng một cây cầu bắc qua sông Áp Lục để chuẩn bị xâm lược Cao Ly lần nữa.

Vào tháng 12 năm 1018, 100.000 quân Liêu dưới sự chỉ huy của tướng quân Xiao Baiya đã vượt cầu vào lãnh thổ Cao Ly, nhưng gặp phải một cuộc phục kích của binh lính Cao Ly. Hiển Tông đã nghe tin về cuộc xâm lược nên triệu tập bá quan thương nghị. Lần này, nhiều quan chức thúc giục Hiển Tông bắt đầu đàm phán hòa bình, vì thiệt hại từ Chiến tranh Cao Ly-Khiết Đan lần thứ hai (1010 - 1011) đã là quá lớn, đã khiến Cao Ly khó phục hồi. Tuy nhiên, Khương Hàm Tán (Gang Gam-chan) khuyên Hiển Tông nên tuyên chiến với quân Liêu, vì quân địch ít hơn nhiều so với những cuộc xâm lược trước. Khương Hàm Tán tình nguyện làm quyền Thứ trưởng Bộ chiến tranh trong suốt thời gian chiến tranh ở tuổi 71. Hiển Tông sau đó ra lệnh cho quân đội của mình chiến đấu chống lại quân xâm lược nhà Liêu. Tướng quân Khương Hàm Tán (Gang Gam-chan), người không có kinh nghiệm quân sự từ khi còn là quan chức chính phủ, đã trở thành chỉ huy của quân đội Cao Ly gồm khoảng 208.000 người (quân Liêu vẫn có lợi thế, thậm chí đông hơn 2 chọi 1, vì quân Liêu hầu hết đều được trang bị, trong khi người Cao Ly thì không), và tiến quân về phía sông Áp Lục.

Gần khu định cư Heunghwajin có một con suối nhỏ ở phía đông. Khương Hàm Tán ra lệnh xây đập ngăn chặn dòng suối cho đến khi quân Liêu bắt đầu vượt qua, và khi quân Liêu đi được nửa đường, Khương Hàm Tán ra lệnh phá hủy con đập để nước nhấn chìm phần lớn quân Liêu. Sau đó Khương Hàm Tán tấn công quân địch với 12.000 kỵ binh Cao Ly, bất ngờ bắt chúng, gây tổn thất nặng nề và cắt đứt đường rút lui của chúng.[15] Thiệt hại là rất lớn, nhưng quân Liêu do Xiao Baiya chỉ huy vẫn không từ bỏ chiến dịch của mình bất chấp việc luôn gặp phải những thách thức từ quân Cao Ly phòng thủ và điều kiện mùa đông ở phía tây bắc.

Quân Liêu vượt qua Seoyeong, tiến đến Hoàng Châu thì bị dân quân Cao Ly do Thiên Thu Vương thái hậu chỉ huy liên tục tập kích, quấy phá suốt ngày đêm. Nhờ quân số vượt trội nên quân Liêu của Xiao Baiya vẫn chiếm được Hoàng Châu. Thiên Thu Vương thái hậu chỉ huy dân quân Cao Ly rút về phía nam. Quân Liêu nam hạ chiếm Tongju rồi tiến tới kinh đô Khai Thành (Kaesong) của Cao Ly nhưng bị đánh bại bởi lực lượng Cao Ly do tướng Khương Hàm Tán chỉ huy.[15]

Tượng Khương Hàm Tán (Gang Gam-chan) ở Công viên Nakseongdae, Seoul, Hàn Quốc.

Khương Hàm Tán sau đó đã cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho quân Liêu và cho quân tiến hành quấy rối họ không ngừng. Quân Liêu tiếp tục tiến về kinh đô Khai Thành nhưng gặp phải sự kháng cự gay gắt và các cuộc tấn công liên tục từ quân dân Cao Ly do Thiên Thu Vương thái hậu chỉ huy. Kiệt sức, tướng Liêu là Xiao Baiya nhận ra rằng nhiệm vụ không thể hoàn thành nên quyết định rút lui về phía bắc.[15] Sau khi theo dõi hướng di chuyển của quân Liêu, Khương Hàm Tán biết rằng quân Liêu sẽ rút khỏi cuộc chiến và đi ngang Quy Châu (Gwiju). Do đó Khương Hàm Tán đã dàn quân chờ đợi quân Liêu của Xiao Baiya tại pháo đài Quy Châu (Gwiju), nơi ông ta đã chạm trán lớn với quân Liêu đang rút lui vào ngày 10 tháng 3 năm 1019. Nản lòng và đói khát, quân Liêu bị quân Cao Ly đánh bại. Quân đội của Khương Hàm Tán tiêu diệt gần hết 90.000 quân Liêu trong trận Quy Châu này.[15] Nhiều người khác bị quân Cao Ly bắt sau khi đầu hàng dọc theo bờ sông. Chỉ có tướng Xiao Baiya và vài nghìn quân Liêu còn lại may mán sống sót và thoát khỏi thất bại nặng nề ở Quy Châu.[16]

Khương Hàm Tán trở về kinh đô Khai Thành (Kaesong) và được chào đón như một anh hùng quân sự đã cứu Cao Ly. Sau chiến tranh, Khương Hàm Tán từ giã quân đội và triều đình để nghỉ ngơi vì ông ta đã quá già và đã trở thành anh hùng dân tộc. Thiên Thu Vương thái hậu thì quay về nơi lưu đày là Hoàng Châu để tiếp tục sinh sống.

Quân Liêu đầu hàng Cao Ly được chia ra các tỉnh Cao Ly và định cư trong các cộng đồng biệt lập và được canh gác. Những tù nhân này được đánh giá cao nhờ kỹ năng săn bắn, giết mổ, lột da và thuộc da. Trong vài thế kỷ tiếp theo, họ phát triển thành tầng lớp Bạch Đinh (백정, 白丁, Baekjeong, nghĩa là "những người bán thịt, những tên đồ tể"), tầng lớp thấp nhất của người dân Cao Ly.

Năm 1020, vua Liêu Thánh Tông của nhà Liêu đã tập hợp một đội quân Liêu lớn khác để chuẩn bị tiến hành một cuộc xâm lược khác vào Cao Ly (đời vua Cao Ly Hiển Tông).[17]

Tuy nhiên, hiểu được khó khăn để đạt được thắng lợi quyết định, hai nước LiêuCao Ly đã ký hiệp ước hòa bình vào năm 1022. Cao Ly và Liêu đạt được thỏa thuận hòa bình qua thương lượng và thiết lập quan hệ bình thường. Nhà Liêu không bao giờ xâm lược Cao Ly nữa. Cả nhà LiêuCao Ly đều bước vào một thời kỳ hòa bình và văn hóa đạt đến đỉnh cao.

Trong khí đó, Hiển Tông ra lệnh biên soạn Bát vạn đại tạng kinh, gồm 6.000 quyển. Đây là bản khắc quan trọng và đầy đủ nhất về học thuyết Phật giáo trên thế giới và nó còn có giá trị về mặt thẩm mỹ chứng tỏ một trình độ tay nghề cao.

Đầu năm 1029, nhờ công lao trong các cuộc chiến chống quân Liêu xâm lược, Thiên Thu Vương thái hậu (dì của Hiển Tông) được Hiển Tông cho quay về triều đình Khai Thành (Kaesong). Bà ta qua đời tại Sùng Đức cung vào ngày 20 tháng 1 năm 1029, thọ 65 tuổi.

Trong năm 1029, Hiển Tông phái sứ giả sang kết minh với Hưng Liêu của Thiên Hưng hoàng đế Đại Diên Lâm (hậu duệ đời thứ 7 của Bột Hải Cao Vương) để cùng chống lại nhà Liêu (đời vua Liêu Thánh Tông). Tuy nhiên sang năm 1030 thì vương quốc Hưng Liêu của Thiên Hưng hoàng đế Đại Diên Lâm bị nhà Liêu tiêu diệt. Hiển Tông thấy vậy đã xưng thần nạp cống với người Khiết Đan nhà Liêu.

Năm 1030 Hiển Tông phong cho Khương Hàm Tán 81 tuổi làm Thừa tướng của Cao Ly.

Khi qua đời vào ngày 17 tháng 6 năm 1031, Hiển Tông được truy thụy là Thái Hiếu Đức Thành Thế Tư Nguyên Văn Đại vương (大孝德威达思元文大王), cho táng tại Tuyên lăng (宣陵). Vương tử Vương Khâm kế vị, tức Cao Ly Đức Tông.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu cung[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyên Trinh Vương hậu Kim thị (원정왕후 왕씨; ? – 1018), con gái của Cao Ly Thành TôngVăn Hòa Vương hậu, Hiển Tông nguyên phối, hiệu Huyền Đức Vương hậu (玄德王后), khi mất được ban thụy là Nguyên Trinh. Không con.
  2. Nguyên Hòa Vương hậu Thôi thị (원화왕후 최씨), con gái của Cao Ly Thành TôngDiên Xương Cung phu nhân, em gái Nguyên Trinh. Nguyên xưng Hằng Xuân Điện Vương phi (항춘전왕비), sau cải thành Thường Xuân Điện Vương phi (상춘전왕비). Thụy là Nguyên Hòa.
  3. Nguyên Thành Vương hậu Kim thị (원성왕후 김씨; ? – 1028), con gái của Kim Ân Phó (金殷傅) và An Sơn Quận Đại phu nhân Lý thị (安山郡大夫人 李氏).
  4. Nguyên Huệ Vương hậu Kim thị (원혜태후 김씨; ? – 1022), em gái Nguyên Thành.
  5. Nguyên Dung Vương hậu Liễu thị (원용왕후 유씨), con gái của Kính Chương Thái tử, con trai của Cao Ly Đới TôngTuyên Nghĩa Vương hậu, do đó bà là cháu gọi Hiến Trinh Vương hậu là cô mẫu.
  6. Nguyên Mục Vương hậu Từ thị (원목왕후 서씨; ? – 1057), con gái của Từ Nột (徐訥) và Lợi Xuyên Quận Đại phu nhân Thôi thị (利川郡大夫人 崔氏). Nguyên phong Thục phi, được truy phong Vương hậu dưới thời Văn Tông.
  7. Nguyên Bình Vương hậu Kim thị (원평왕후 김씨; ? – 1028), em gái Nguyên ThànhNguyên Huệ. Nguyên là Phu nhân, được truy phong Vương hậu.
  8. Nguyên Thuận Thục phi Kim thị (원순숙비 김씨), con gái của Kim Nhân Vị (金因渭), sơ phong Đức phi, sau cải Thục phi.
  9. Nguyên Chất Quý phi Vương thị (원질귀비 이씨), con gái của Vương Khả Đạo (王可道), chị em với Kính Mục Hiền phi của Cao Ly Đức Tông.
  10. Quý phi Dữu thị (귀비 유씨), không rõ gốc gác, nguyên là cung nhân, sau được nâng lên Quý phi.
  11. Cung nhân Hàn Huyên Anh (궁인 한훤영), con gái Hàn Lận Khanh (韓藺卿).
  12. Cung nhân Lý thị (궁인 이씨), con gái Lý Ngạn Thuật (李彦述).
  13. Cung nhân Phác thị (궁인 박씨), con gái Phác Ôn Kỳ (朴溫其).

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Vương tử[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Cao Ly Đức Tông Vương Khâm (고려 덕종 왕흠), mẹ là Nguyên Thành Vương hậu.
  2. Vương tử Vương Tú (1016), chết sớm, không rõ mẹ[18].
  3. Cao Ly Tĩnh Tông Vương Hanh (고려 정종 왕형), mẹ là Nguyên Thành Vương hậu.
  4. Cao Ly Văn Tông Vương Huy (고려 문종 왕휘), mẹ là Nguyên Huệ Vương hậu.
  5. Tĩnh Giản Vương Vương Cơ (정간왕 왕기; 1021 – 1069), mẹ là Nguyên Huệ Vương hậu. Sơ phong Khai Thành Quốc công (開城國公), Bình Nhưỡng Công (平壤公). Khi mất mới truy phong tước Vương. Sinh được 3 trai 1 gái. Người con gái lấy Cao Ly Thuận Tông, phong hiệu Trinh Ý Vương hậu (貞懿王后).
  6. Kiểm hiệu thái sư Vương Trung (검교태사 왕충), mẹ là Cung nhân Hàn Huyên Anh. Lấy một công chúa không rõ phong hiệu, con của Đức Tông[18].

Vương nữ[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Hiếu Tĩnh Công chúa (효정공주; ? – 1030), mẹ là Nguyên Hòa Vương hậu, cháu ngoại Cao Ly Thành Tông. Không rõ hôn sự, mất sớm.
  2. Thiên Thọ Điện chủ (천수전주), mẹ là Nguyên Hòa Vương hậu. Không rõ sự tích.
  3. Nhân Bình Vương hậu (인평왕후) Kim thị, mẹ là Nguyên Thành Vương hậu, Cao Ly Văn Tông Vương Huy nguyên phối.
  4. Cảnh Túc Công chúa (경숙공주), mẹ là Nguyên Thành Vương hậu. Không rõ sự tích.
  5. Hiếu Tư Vương hậu (효사왕후) Kim thị, mẹ là Nguyên Huệ Vương hậu, Cao Ly Đức Tông Vương Khâm nguyên phối.
  6. Hiếu Kính Công chúa, mẹ là Nguyên Bình Vương hậu. Không rõ sự tích.
  7. Kính Thành Vương hậu (선의왕후; ? – 1086) Kim thị, mẹ là Nguyên Thuận Thục phi, Cao Ly Đức Tông Vương Khâm nguyên phối.
  8. Vương A Chí (왕아지), mẹ là Cung nhân Phác thị, hạ giá lấy Kiểm hiệu thiểu giám Tĩnh Dân Tương (井民相).

Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Twitchett & Tietze 1994, p.104.
  2. ^ Hyun 2013, p. 191.
  3. ^ Bowman 2000, p. 203: "Fearful of plots against him, Mokchong summons Kang Cho from his administrative post in the northwest. However, Kang Cho himself engineers a successful coup in which Mokchong is assassinated."
  4. ^ Bowman 2000, p. 203: "Liao initiates a fresh attack on Koryo's northern border with the ostensible purpose of avenging the murdered Mokchong."
  5. ^ Ebrey & Walthall 2014, [1], tr. 171, tại Google Books
    "In 1010, on the pretext that the rightful king had been deposed without the approval of the Liao court, the Khitan emperor personally led an attack that culminated in the burning of the Goryeo capital."
  6. ^ a b “대도수(大道秀)”. Encyclopedia of Korean Culture (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ “한국사데이터베이스”. db.history.go.kr. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ Twitchett & Tietze 1994, p. 111.
  9. ^ a b Simons 1995, p. 93: "a second Liao incursion resulted in heavy losses, the sacking of Kaesong, and the imposition of Liao suzerainty over the Koryo state." p. 95: "a prelude to more invasions during the reign of King Hyonjong (1010-1031) and the occupation of Kaesong, the Koryo capital."
  10. ^ Hatada, Smith Jr & Hazard 1969, p. 52: "in the reign of King Hyŏnjong (1010-1031) there were numerous Khitan invasions, and even the capital Kaesŏng was occupied."
  11. ^ Nahm 1988, p. 89.
  12. ^ Simons 1995, p. 93: "a second Liao incursion resulted in heavy losses, the sacking of Kaesong, and the imposition of Liao suzerainty over the Koryo state."
  13. ^ a b Twitchett, Denis C.; Franke, Herbert; Fairbank, John King (1978). The Cambridge History of China: Volume 6, Alien Regimes and Border States, 907-1368 (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 111. ISBN 9780521243315. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ Twitchett, Denis C.; Franke, Herbert; Fairbank, John King (1978). The Cambridge History of China: Volume 6, Alien Regimes and Border States, 907-1368 (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 111. ISBN 9780521243315. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016. From 1015 to 1019 there was incessant warfare, with attacks on Koryŏ in 1015, 1016, and 1017 in which victory went sometimes to Koryŏ, sometimes to the Khitan, but in sum were indecisive.
  15. ^ a b c d Twitchett, Denis C.; Franke, Herbert; Fairbank, John King (1978). The Cambridge History of China: Volume 6, Alien Regimes and Border States, 907-1368 (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 111–112. ISBN 9780521243315. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016. In 1018 a huge new expeditionary force was mobilized by the Khitan and placed under the command of Hsiao P'ai-ya. The army crossed the Yalu late in 1018 but was ambushed by a superior Koryŏ force, suffering severe losses. The Koryŏ army had also cut their line of retreat, and so Hsiao P'ai-ya marched south, planning to take the capital Kaegyŏng, as in 1011. But this time the Koreans had prepared defenses around the capital, and the Khitan, constantly harried by Korean attacks, were forced to retreat toward the Yalu. At Kuju, between the Ch'a and T'o rivers, they were encircled and attacked by the main Koryŏ forces, which almost annihilated the Khitan army. Only a few thousand men managed to return to the Liao border. This was by far the worst defeat suffered by the Khitan during Sheng-tsung's reign, and in consequence Hsiao P'ai-ya was stripped of all his titles and offices and disgraced.
  16. ^ Twitchett & Tietze 1994, p. 112.
  17. ^ Twitchett & Tietze 1994, p.112.
  18. ^ a b Cao Ly sử - Thế gia, quyển 4, Hiển Tông