Bước tới nội dung

Cao nguyên Kon Hà Nừng

Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng
Vị trí của Cao nguyên Kon Hà Nừng
Vị tríNằm trên 3 huyện Mang Yang, Đăk Pơ, KBang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, Việt Nam
Thành phố gần nhất
Tọa độ14°28′27″B 108°32′27″Đ / 14,47417°B 108,54083°Đ / 14.47417; 108.54083
Diện tích4.135 km²
Thành lập
  • năm 2021 (năm 2021): tỉnh Gia Lai
Cơ quan quản lýUBND tỉnh Gia Lai

Cao nguyên Kon Hà Nừng là một cao nguyên ở tỉnh Gia Lai, trải rộng trên diện tích các huyện Kbang, Mang Yang, Đăk Pơ và thị xã An Khê, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào 09/2021.

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng hay Cao nguyên Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai có diện tích lên đến hơn 413.500ha. Nơi này bao gồm toàn bộ diện tích của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, một phần diện tích của 5 huyện: Chư Păh, Đak Đoa, Mang Yang, Đak Pơ, Kbang và thị xã An Khê. 3 vùng chức năng của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng bao gồm: 2 vùng lõi là Vườn quốc gia Kon Ka KinhKhu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Cao nguyên Kon Hà Nừng có tầm quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái nguyên sơ, nơi sinh sống của các loài động, thực vật quý hiếm được đưa vào Sách Đỏ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Kon Hà Nừng cũng là khu dự trữ có diện tích rừng nhiệt đới tương đối lớn ở Tây Nguyên.

Được biết, hệ sinh thái tại hai vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng còn tương đối nguyên vẹn và có giá trị đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho các khu rừng ở Tây Nguyên. Đặc biệt hơn, đây không chỉ là nơi sinh trưởng của các loài động, thực vật mà còn là khu vực sinh sống của một bộ phận người dân tộc BahnarJrai.

Vị trí và giáp ranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu dự trữ Sinh quyển Kon Hà Nừng nằm toàn bộ trên Cao nguyên Kon Hà Nừng, nằm ở phía bắc tỉnh Gia Lai. Phía bắc và phía tây giáp với cao nguyên Măng Đen (Kon Tum), phía đông giáp tỉnh Bình ĐịnhKhu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Cao nguyên Kon Hà Nừng có độ cao trung bình từ 400m (thung lũng sông Ba) - 1748m (đỉnh Kon Ka Kinh). Dạng đất chủ yếu là đất feralit trên đá bazan. Khoáng sản ở đây không phong phú, chủ yếu là các mỏ quặng bôxit.

Đa dạng sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng có hệ sinh thái phong phú và đa dạng nhất nhì Việt Nam với khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp. Ngoài ra còn có 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát và nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi đây là mái nhà chung của hàng ngàn hàng vạn loài động, thực vật, bao gồm cả con người cùng tồn tại một cách hài hòa.

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng là một hệ sinh thái có đa dạng các loài động vật từ thú, lưỡng cư, đến bò sát, các loài chim... Kon Hà Nừng là nơi trú ngụ của 3 loài thú đặc hữu của Đông Dương bao gồm Voọc Chà vá chân xám, vượn đen má hung Trung Bộ và mang Trường Sơn. Voọc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) là một loài thuộc bộ linh trưởng có tính đặc hữu quý hiếm - Đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng - Của Việt Nam. Hiện ngoài thiên nhiên chỉ còn hơn 1000 cá thể. Trong đó, Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng tự hào là khu vực có nhiều cá thể Voọc Chà vá chân xám sinh sống nhất với hơn 400 cá thể.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Cao nguyên Kon Hà Nừng tại Wikispecies
  • Atlat địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục - 2009
  • Atlat hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản Đồ - 2008