Captain (lớp khinh hạm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Captain (lớp tàu hộ tống))
Tàu frigate HMS Cosby, một ví dụ của phân lớp Buckley
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác  Hải quân Hoàng gia Anh
Lớp con
Thời gian đóng tàu 1941 – 1943
Thời gian phục vụ 1943 – 1956
Hoàn thành 78
Bị mất
  • 7 bị đánh chìm
  • 8 tổn thất toàn bộ
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu frigate
Trọng tải choán nước
  • 1.140 tấn Anh (1.158 t) (Evarts)
  • 1.400 tấn Anh (1.422 t) (Buckley)
Chiều dài
  • 289 ft 6 in (88,24 m) (Evarts)
  • 306 ft (93 m) (Buckley)
Sườn ngang
  • 35 ft (11 m) (Evarts)
  • 36 ft 9 in (11,20 m) (Buckley)
Mớn nước
  • 9 ft (2,7 m) (Evarts)
  • 11 ft (3,4 m) (Buckley)
Số boong tàu 7
Công suất lắp đặt
  • 7.040 bhp (5.250 kW) (Evarts)
  • 13.500 shp (10.070 kW) (Buckley)
Tốc độ
Tầm xa
  • 5.000 nmi (9.300 km) ở tốc độ 15 kn (28 km/h; 17 mph) (Evarts)
  • 5.500 nmi (10.200 km) ở tốc độ 15 kn (28 km/h; 17 mph) (Buckley)
Số tàu con và máy bay mang được
  • xuồng săn cá voi 27 foot (8,2 m) kiểu Hải quân Hoàng gia Anh
  • xuồng tiêu chuẩn kiểu Hải quân Hoa Kỳ
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 156 (Evarts)
  • 186 (Buckley)
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Radar kiểu SA & SL
  • Asdic Type 128D hoặc Type 144
  • Ăng-ten định vị MF
  • Ăng-ten định vị cao tần Kiểu FH 4
Vũ khí

Lớp tàu frigate Captain bao gồm 78 tàu frigate của Hải quân Hoàng gia Anh được chế tạo tại Hoa Kỳ và hạ thủy vào các năm 19421943. Chúng được chuyển giao cho Anh Quốc theo thỏa thuận Chương trình Cho thuê-Cho mượn (theo đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp vật tư chiến tranh cho Anh và các nước Đồng Minh khác từ năm 1941 đến năm 1945). Các con tàu được trích ra từ hai lớp tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ (nguồn gốc là những tàu hộ tống khu trục Anh): 32 chiếc Kiểu GMT (Evarts) và 46 chiếc Kiểu TE (Buckley). Khi về đến Anh, các con tàu được Hải quân Hoàng gia Anh cải biến, khiến cho chúng khác biệt so với các tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ.

Những tàu frigate lớp Captain phục vụ trong vai trò hộ tống đoàn tàu vận tải, chiến tranh chống ngầm, tàu kiểm soát tuần duyên và tàu chỉ huy trong cuộc Đổ bộ Normandy. Trong suốt Thế chiến II lớp tàu này đã tham gia vào hoạt động đánh chìm ít nhất 34 tàu ngầm Đức quốc xã và một số hạm tàu nổi đối phương khác; 15 trong số 78 chiếc frigate lớp Captain đã bị đánh chìm hay bị loại bỏ như là một tổn thất toàn bộ. Sau chiến tranh mọi chiếc lớp Captain còn sống sót (ngoại trừ một chiếc HMS Hotham) được hoàn trả cho Hải quân Hoa Kỳ vào cuối năm 1947, nhằm giảm bớt khoản tiền phải thanh toán trong Chương trình Cho thuê-Cho mượn. Chiếc frigate lớp Captain cuối cùng được hoàn lại sở hữu của Hoa Kỳ vào tháng 3, 1956.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Ý định ban đầu của Bộ Hải quân Anh là những con tàu này sẽ được đặt tên theo những hạm trưởng từng phục vụ Phó đô đốc Horatio Nelson trong Trận Trafalgar; nhưng khi việc chế tạo tiếp diễn, người ta phải tìm ngược thêm trong lịch sử tên của những đô đốc và hạm trưởng nổi tiếng.[1]

Trong tổng số 78 tàu frigate được đặt tên, 66 chiếc được mang những cái tên chưa từng bao giờ đặt cho một tàu chiến Anh Quốc trước đây. Lawford, Louis, Manners, Moorsom, Mounsey, Narborough, PasleySeymour đã từng được đặt cho những tàu khu trục trong giai đoạn Thế chiến I.[1] HMS Rupert là chiếc thứ năm được đặt cái tên này kể từ năm 1666.[1] Torrington là chiếc thứ tư được đặt cái tên này kể từ năm 1654.[1] Holmes đã được sử dụng một lần vào năm 1671, và Fitzroy từng được đặt cho một tàu khảo sát vào năm 1919.[1]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hai chiếc thuộc phân lớp Buckley đang được chế tạo

Vào tháng 6 năm 1941, tận dụng những lợi điểm của Chương trình Cho thuê-Cho mượn, của Hoa Kỳ, chính phủ Hoàng gia Anh đề nghị phía Hoa Kỳ thiết kế, chế tạo và cung cấp một kiểu tàu hộ tống phù hợp cho chiến tranh chống tàu ngầm trong bối cảnh giữa đại dương.[2] Những đặc trưng cụ thể bao gồm một chiều dài 300 foot (90 m), đạt vận tốc tối đa 20 hải lý trên giờ (37 km/h), dàn pháo chính đa dụng (chống hạm lẫn phòng không) và một cầu tàu dạng mở.[3]

Hải quân Hoa Kỳ đã từng xem xét về triển vọng của một kiểu tàu như vậy từ năm 1939; và khi Đại tá Hải quân Edward L. Cochrane thuộc Văn phòng Tàu chiến Hải quân Mỹ trong chuyến viếng thăm Anh vào năm 1940 đã xem xét các kiểu tàu corvettetàu khu trục lớp Hunt, và đã đưa ra một thiết kế cho loại tàu này.[4] Nhu cầu về một kiểu tàu chiến như thế này sẽ rất lớn, nên cần phải giải quyết một "nút thắt cổ chai" trong quá trình chế tạo: sản xuất hộp số giảm tốc xoắn ốc kép cần thiết cho động cơ tuốc bin hơi nước của tàu khu trục.[5][3] Việc sản xuất hộp số giảm tốc không thể dễ dàng tăng tốc, vì chỉ riêng những máy móc chính xác cần thiết cũng phải mất một năm để chế tạo.[3] Do đó một thiết kế đang sẵn sàng và đã được chứng minh của hệ thống động lực diesel-điện, vốn được sử dụng trên tàu ngầm, sẽ được áp dụng.

Khi phía Anh đề đạt những yêu cầu này, Đô đốc Harold Rainsford Stark, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ, quyết định xúc tiến những kế hoạch này và đề xuất chấp nhận đặt hàng của Anh.[6] Hãng thiết kế hàng hải Gibbs & Cox được giao nhiệm vụ thiết kế đã thực hiện nhiều thay đổi cho quy trình chế tạo và bản thiết kế gốc cùa Đại tá Cochrane; đáng kể nhất là xóa bỏ một "nút thắt cổ chai" khác: thay thế kiểu hải pháo 5 inch/38 caliber đa dụng đang rất cần cho mọi loại tàu chiến (từ thiết giáp hạm cho đến tàu khu trục hạm đội) bằng kiểu pháo 3 inch/50 caliber, vốn cho phép bố trí thêm một khẩu pháo thứ ba bắn thượng tầng tại vị trí B phía trước cầu tàu.[3] Ngoài ra thiết kế gốc yêu cầu có tám động cơ để đạt được tốc độ tối đa 24 hải lý trên giờ (44 km/h); nhưng việc phải nhường ưu tiên cho những chương trình khác khiến chỉ sử dụng bốn cụm động cơ diesel, nên rút ngắn chiều dài lườn tàu và làm giảm tốc độ tối đa khoảng 4 hải lý trên giờ (7 km/h).[7] Thiết kế có lớp vỏ giáp tương đối nhẹ, ví dụ như những tấm thép sử dụng cho phân lớp Buckley chỉ có chiều dày từ 1/2 inch đến 7/16 inch, trong khi thép 1/4 inch được sử dụng cho phần lớn lườn tàu và sàn tàu.[8]

Kết quả thiết kế là một con tàu có thể chế tạo nhanh chóng (ví dụ Halsted được chế tạo chỉ trong 24,5 ngày[9]) với chi phí chỉ bằng một nữa so với một tàu khu trục hạm đội,[6] (3,5 triệu Đô la Mỹ[10] so với 10,4 triệu Đô la cho một chiếc lớp Benson lượng choán nước 1.620 tấn,[11] hoặc 6,4 triệu Đô la cho một chiếc tàu khu trục lớp Hunt.[12])

Vào ngày 15 tháng 8, 1941, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt chuẩn y việc chế tạo 50 chiếc theo thiết kế lớp Evarts mới, số hiệu BDE 1–50 (British destroyer escort) như một phần của Chương trình 1799.[3][13] Lớp Buckley với động cơ turbine-điện không thuộc về đơn đặt hàng đầu tiên, nhưng được chuẩn y sau đó theo Luật Công cộng 440 thông qua vào ngày 6 tháng 2, 1942.[14] Hải quân Hoàng gia đã đặt hàng vào tháng 11, 1941 cho bốn xưởng tàu: Xưởng hải quân Boston, Xưởng hải quân Mare Island, Xưởng hải quân PhiladelphiaXưởng hải quân Puget Sound.[6] Khi Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến, họ cũng sử dụng thiết kế BDE.[6] Kiểu xếp lớp BDE được duy trì bởi sáu tàu khu trục hộ tống đầu tiên (BDE 1, 2, 3, 4, 12 và 46) chuyển giao cho Anh. Trong số 50 chiếc được đặt hàng đầu tiên, Hải quân Hoàng gia chỉ nhận được một chiếc, số còn lại được xếp lại lớp thành tàu khu trục hộ tống (DE) vào ngày 25 tháng 1, 1943 và chuyển cho Hải quân Hoa Kỳ.[6] Cho đến cuối Thế Chiến II, Hải quân Hoàng gia đã nhận được tổng cộng 32 chiếc phân lớp Evarts và 46 chiếc phân lớp Buckley từ các Xưởng hải quân Boston, Xưởng hải quân Mare Island và hãng đóng tàu Bethlehem Steel.[6][3]

Hải quân Hoàng gia Anh xếp loại những con tàu này như những tàu frigate, vì chúng không có các ống phóng ngư lôi để được xếp lớp như một tàu khu trục.[15] Với những người đã từng quen thuộc với những con tàu do Anh thiết kế, lớp Captain khá lạ lẫm với nhiều đặc điểm không quen thuộc.[16] Những người từng phục vụ trên tàu lại thấy những chi tiết này đẹp mắt.[16] Trong số những khác biệt so với những con tàu do Anh thiết kế còn có việc bố trí giường ngủ thay vì võng, và cấu trúc lườn tàu được hàn thay vì lắp ghép bằng đinh tán.[17][18]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Phân lớp Evarts được trang bị hệ thống động cơ diesel-điện theo cách sắp xếp sử dụng cho tàu ngầm.[3] Hai trục chân vịt sẽ được kết nối với bốn động cơ Winton 278A 16-xy-lanh có tổng công suất 7.040 bhp (5.250 kW) thông qua bốn máy phát điện General Electric (GE) (4.800 kW), cung cấp năng lượng cho bốn động cơ điện, sản sinh ra công suất trục 6.000 shp (4.500 kW), giúp con tàu đạt được tốc độ tối đa 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph). Thiết kế ban đầu dự định có hai hộ thống động lực như vậy để có được công suất trục 12.000 shp (8.900 kW), nhằm đạt được tốc độ thiết kế 24 hải lý trên giờ (44 km/h; 28 mph); nhưng việc sản xuất động cơ không theo kịp tốc độ đóng lườn tàu, nên chỉ có một hệ thống động cơ được trang bị.[3][7]

Để đạt được tốc độ nhanh hơn, phân lớp Buckley được trang bị hệ thống động cơ turbine-điện.[3] Hai nồi hơi ống nước Foster-Wheeler kiểu Express "D" cung cấp hơi nước cho các turbine hơi nước GE công suất 13.500 shp (10.070 kW), và vận hành những máy phát điện công suất 9.200 kW. [19] Động cơ điện công suất 12.000 shp (8.900 kW) vận hành hai trục chân vịt, mỗi trục nối với chân vịt ba cánh bằng chất liệu đồng-mangan nguyên khối đường kính 8,5 foot (2,6 m).[19][20] Hệ thống động lực turbine-điện này được xem là khá tiên tiến vào thời đó, cho dù những tàu quét mìn lớp Catherine cũng có cách bố trí hệ thống động lực tương tự.

Các cải tiến của Hải quân Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn những chiếc lớp Captain đi đến Anh sẽ ghé vào cảng Belfast, nơi chúng được cải biến cho tương thích với những tiêu chuẩn của Hải quân Anh.[21] Danh sách có tổng cộng 109 thay đổi và bổ sung được đưa ra cho phân lớp Evarts, và 94 cải tiến dành cho phân lớp Buckley.[21]

Khác biệt đáng kể nhất là những chiếc frigate phân lớp Buckley của Hải quân Hoàng gia Anh không có các ống phóng ngư lôi,[16] trong khi các tàu khu trục hộ tống lớp Buckley của Hoa Kỳ có một dàn ba ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm) ngay phía sau ống khói (còn phân lớp Evarts không được thiết kế để mang ngư lôi).[22] Việc giảm bớt trọng lượng bên trên do tháo dỡ các ống phóng ngư lôi, cũng như việc cắt giảm vũ khí trước đó, đã khiến làm giảm chiều cao khuynh tâm và con tàu có xu hướng chòng chành nặng trong bối cảnh các cơn sóng ngắn tại biển Bắc Đại Tây Dương. Nhiều giải pháp đã được cân nhắc bao gồm việc tái trang bị các ống ngư lôi hay thay thế các khẩu pháo 3 inch/50 caliber Hoa Kỳ bằng các khẩu 4,5 inch của Anh nặng hơn, nhưng đều không khả thi do sự tắc nghẽn cổ chai trong sản xuất và các xưởng tàu Anh bị quá tải công việc. Cuối cùng vấn đề được giải quyết bằng cách tăng thêm số bom chìm con tàu mang theo ở sàn trên, và bổ sung đồ dằn cho lườn tàu, giúp làm giảm độ chòng chành đến mức chấp nhận được.[23]

Các cải tiến khác bao gồm:

Thiết bị hàng hải[sửa | sửa mã nguồn]

Một chòi gác ("crow's nest" – tổ quạ) được đặt trên cột ăn-ten chính.[24] Một xuồng săn cá voi dài 27 foot (8 m) tiêu chuẩn của Hải quân Hoàng gia được bố trí bên mạn trái của ống khói, bổ sung cho xuồng tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ bên mạn phải;[25] tăng thêm số phao Carley cứu sinh: các phao lớn trên giá trượt phía sau ống khói và phao nhỏ phía sau bệ đèn pha tìm kiếm.[26] Tấm chắn gió được lắp trên khu vực mép trước cầu tàu, và khu vực phía sau đuôi tàu được lắp mái che bằng vải bạt để che đỡ sóng gió tốt hơn cho kíp vận hành mìn sâu.[24] Các vây giảm lắc được kéo dài và đặt sâu hơn, một quy trình thường phải mất ba tuần mới hoàn tất.[22]

Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]

HMS Stayner (phân lớp Buckley) hoạt động như tàu frigate kiểm soát tuần duyên; lưu ý khẩu pháo 2-pounder (40 mm) "pom-pom" bố trí trước mũi tàu

Các khẩu pháo phòng không Bofors 40 mmOerlikon 20 mm được trang bị thay vào chỗ các dàn ống phóng ngư lôi được tháo dỡ,[27] và bệ Mk. IV dành cho pháo được thay thế bằng kiểu bệ Mk. IVA đơn giản hơn.[28] Những chiếc lớp Captain phục vụ trong vai trò tuần duyên nhằm săn đuổi các tàu E-boat đối phương được trang bị pháo bổ sung.[27] Trên một số chiếc, các tấm chắn được lắp trên các khẩu pháo chính hoặc là miếng chắn sóng biển và mảnh đạn được lắp cho khẩu pháo B.[24] Ống phóng pháo sáng 2-inch được lắp trên khẩu pháo B, từ ba đến sáu ống tùy theo khẩu pháo có hay không có miếng chắn tương ứng.[24] Một khẩu pháo 2-pounder (40 mm) "pom-pom" được bổ sung trước mũi những chiếc frigate phục vụ cho lực lượng tuần duyên.[29]

Cách bố trí cầu tàu được thay đổi đáng kể; dễ nhận ra nhất là việc bổ sung một tháp chỉ huy và kiểm soát hỏa lực hai tầng để cải thiện tầm nhìn và bảo vệ tốt hơn các thiết bị. Ống phóng thẳng đứng để phóng pháo sáng thả dù được bố trí hai bên cầu tàu.[24]

Vũ khí chống ngầm[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng bom chìm mang theo được chứa thêm ở sàn trên hai bên mạn tàu, cho phép có tổng cộng khoảng 200 quả; ngoài các hộp khói hóa chất của Hải quân Hoa Kỳ đặt phía đuôi tàu, những phao khói của Hải quân Anh được gắn trên các quả mìn sâu.[30] Ăn-ten định hướng tần số trung bình (MF/DF) được đặt phía trước cầu tàu, và một ăng-ten định hướng cao tần (HF/DF: High-frequency Direction Finding, "Huffduff") Kiểu FH 4 được bố trí trên đỉnh cột ăng-ten chính.[30] Ngoài ra, con tàu còn có một bộ th sóng vô tuyến theo các tần số liên lạc giữa các tàu U-boatE-boat, do một thủy thủ thành thạo tiếng Đức vận hành. Những chiếc lớp Captain sau này được trang bị hệ thống sonar (Asdic) Kiểu 144,[28] vốn là bản nâng cấp từ Kiểu 128D,[31] và một bộ mồi bẫy âm thanh Foxer được trang bị phía đuôi tàu (cũng như hầu hết các tàu hộ tống vượt đại dương) từ năm 1944 để đối phó với loại ngư lôi dò âm G7es (GNAT) của Hải quân Đức.[30]

Hoa tiêu và thông tin liên lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Những bộ phận bằng thép chung quanh bệ la bàn (binnacle) được thay thế bằng kim loại màu (không có từ tính).[28] Ngoài hệ thống dẫn đường LORAN tầm xa tiêu chuẩn của Hải quân Hoa Kỳ, các con tàu được bổ sung một bộ dẫn đường tầm ngắn GEE của Hải quân Hoàng gia. [30] Chúng cũng được trang bị một bộ truy vấn radar, cho phép nhận dạng bạn thù (IFF: Identification Friend or Foe) trên những con tàu được trang bị tương đương; cùng với một bộ đèn tác chiến bốn màu gắn trên cột ăng-ten chính[30] để giúp nhận diện tàu bạn lúc chiến đấu ban đêm.[32]

Ngụy trang và phù hiệu biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy trình tiêu chuẩn của Hải quân Hoàng gia Anh, mọi chiếc lớp Captain đều có số hiệu lườn lớn được sơn hai bên mạn phía mũi và phía đuôi tàu, thường là màu xanh, đỏ hay đen.[33][34] Đội hộ tống (mà phần lớn các tàu lớp Captain được phân bổ) có phù hiệu riêng của họ, những phù hiệu đặc trưng và nhiều màu sắc này được sơn lên bên hông ống khói; và nếu con tàu đảm trách vai trò soái hạm của vị tư lệnh đội hộ tống, nó sẽ có một vòng sơn (thường là xanh hay đỏ) chung quanh đỉnh ống khói.[30] Mực nước của các con tàu luôn luôn được sơn đen.[34]

Có tổng cộng năm sơ đồ ngụy trang được áp dụng cho lớp Captain.[30] Chúng rời xưởng tàu với màu trắng kèm theo những khối đa giác màu xanh nhạt, là sơ đồ ngụy trang của Hải quân Hoa Kỳ tại các vùng vĩ tuyến Bắc. Với những con tàu được phân công hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương, một sơ đồ phối hợp xanh nhạt, xanh đậm và xanh lá với những mảng trắng được áp dụng vì người ta tin rằng chúng hòa hợp với màu nước biển trong thời tiết xấu.[30] Những chiếc được phân cho Lực lượng Kiểm soát Tuần duyên vào năm 1944 để hoạt động tại eo biển Manche, cùng những chiếc hoạt động như tàu chỉ huy trong Chiến dịch Neptune có sơ đồ ngụy trang đen, xanh, xám nhạt và trắng.[30] Những chiếc được phân cho Chi hạm đội 16 (Harwich) và Chi hạm đội 21 (Sheerness) để hoạt động tại Bắc Hải và eo biển Manche có cấu trúc thượng tầng được ngụy trang những mảng ngang xám nhật và xám đậm, giống như được Hải quân Hoa Kỳ áp dụng.[30] Đến đầu năm 1945, một sơ đồ ngụy trang được áp dụng cho mọi con tàu của Hải quân Hoàng gia Anh bao gồm màu trắng với một sọc xanh da trời suốt lườn tàu.[30]

Cải biến thành tàu chỉ huy trong cuộc đổ bộ Normandy[sửa | sửa mã nguồn]

HMS Dacres sau khi cải biến thành tàu chỉ huy trong cuộc đổ bộ Normandy; lưu ý cột ăng-ten chính nhỏ hơn bổ sung để mang thêm nhiều ăng-ten vô tuyến

Ba chiếc frigate lớp Captain (Dacres (K472), Kingsmill (K484)Lawford (K514)) được chọn để cải biến thành tàu chỉ huy nhằm phục vụ trong Chiến dịch Neptune, hoạt động hải quân trong khuôn khổ cuộc Đổ bộ Normandy. Pháo 3 in (76 mm) cùng toàn bộ thiết bị mìn sâu phía đuôi tàu được tháo dỡ, và cấu trúc thượng tầng được kéo dài để lấy chỗ cho nhân sự Ban tham mưu. Hai nhà tạm cấu trúc trên sàn tàu để chứa thiết bị thông tin, bổ sung một cột ăn-ten để tăng cường thiết bị liên lạc và các dàn radar mới. Hỏa lực phòng không cũng được tăng cường thêm bốn khẩu Oerlikon 20 mm, và các bộ radar mới bao gồm: radar Kiểu 271 bước sóng cen-ti mét chỉ thị mục tiêu, radar Kiểu 291 cảnh báo không trung, cùng các bộ nhận dạng bạn thù (IFF: Identification Friend or Foe) 242 và 253 kèm theo.[3][35] Thành phần thủy thủ đoàn giảm xuống còn 141 người, nhưng lại tăng thêm một ban tham mưu bao gồm 64 người. [3]

Thủy thủ đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp Captain có một thủy thủ đoàn tiêu biểu gồm 156 (Evarts) hoặc 186 (Buckley) sĩ quan và thủy thủ.[19] Hầu hết thủy thủ đều là tân binh mới nhập ngũ sau khi Thế chiến II bùng nổ nên không có kinh nghiệm về quân sự hay khả năng đi biển, và phải được huấn luyện tùy theo phân ngành mà họ chọn để phục vụ. Sau sáu tuần huấn luyện quân sự cơ bản và đáp ứng được những yêu cầu về thể chất, họ sẽ bước sang giai đoạn huấn luyện chuyên môn ngành.[36] Nhiều hạ sĩ quan cao cấp là những thủy thủ Hải quân Hoàng gia trước chiến tranh và được đề bạt lên hạ sĩ quan.[36]

Nhân sự phòng máy phải đối mặt với một khó khăn khác khi hệ thống động cơ mới chưa từng được Hải quân Hoàng gia sử dụng. Ban đầu họ được huấn luyện cùng với nhân sự Hải quân Hoa Kỳ tại các cơ sở huấn luyện đặc thù cạnh các nhà máy của hãng General Electric Company ở ClevelandSyracuse, và được cấp chứng chỉ sau khi kết thúc đợt huấn luyện. Sau này việc huấn luyện diễn ra ngay tại Anh. [37]

Thủy thủ đoàn được vận chuyển sang Hoa Kỳ để nhận tàu; họ được đưa lên các tàu chở quân, là những tàu biển chở hành khách trước chiến tranh như Queen Mary, đưa đi theo tuyến đường Clyde hay Liverpool đến New York.[38] Khi đến New York, họ được đưa về Trung tâm huấn luyện HMS Saker cho đến khi được phân bổ về một tàu lớp Captain.[38] Sau này một số chiếc lớp Captain được vận chuyển vượt Đại Tây Dương bởi một thủy thủ đoàn thuộc Hải quân Hoàng gia Canada; tại Anh họ sẽ được nhận những tàu frigate lớp River được Anh chế tạo cho Canada.[38]

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc lớp Captain chủ yếu được phân bổ về các đội hộ tống để hoạt động bảo vệ chiến tranh chống ngầm cho các đoàn tàu vận tải mà chúng hộ tống. Một nhóm bốn hay nhiều hơn tàu frigate hoạt động phối hợp trong một đội hộ tống, dưới sự chỉ huy thống nhất của một tư lệnh, sẽ áp dụng chiến thuật cho toàn đội hiệu quả hơn hoạt động riêng lẽ, nhất là trong hoàn cảnh không nhìn thấy nhau.[39]

Một số chiếc lớp Captain được cải biến thành tàu chỉ huy nhằm phục vụ trong cuộc Đổ bộ Normandy, và như những tàu thuộc lực lượng Kiểm soát Tuần duyên. Những chiếc Captain thuộc lực lượng này (vốn còn bao gồm những tàu phóng lôi, tàu tuần tra và tàu pháo) đã đánh chìm ít nhất hai tàu ngầm bỏ túi đối phương,[40] và tham gia vào việc tiêu diệt ít nhất 26 tàu E-boat,[41] một tàu KFK (tàu tuần tra ngụy trang như tàu cá),[42] hai tàu quét mìn [42] cũng như bắn rơi một máy bay ném bom Junkers Ju 88.[43]

Tàu ngầm bị đánh chìm có tàu frigate lớp Captain tham gia[44][45]
Ngày Tàu ngầm Vị trí đánh chìm Tàu Số phận thủy thủ đoàn tàu ngầm
17 tháng 10, 1943 U-841 59°57′B 31°06′T / 59,95°B 31,1°T / 59.950; -31.100 (U-841 sunk) Byard 27 tử trận và 27 sống sót
21 tháng 11, 1943 U-538 45°40′B 19°35′T / 45,667°B 19,583°T / 45.667; -19.583 (U-538 sunk) Foley 55, tử trận toàn bộ
23 tháng 11, 1943 U-648 42°40′B 20°37′T / 42,667°B 20,617°T / 42.667; -20.617 (U-648 sunk) Bazely, Blackwood, Drury 50, tử trận toàn bộ
25 tháng 11, 1943 U-600 40°31′B 22°07′T / 40,517°B 22,117°T / 40.517; -22.117 (U-600 sunk) Bazely, Blackwood 54, tử trận toàn bộ
8 tháng 1, 1944 U-757 50°33′B 18°03′T / 50,55°B 18,05°T / 50.550; -18.050 (U-757 sunk) Bayntun 49, tử trận toàn bộ
26 tháng 2, 1944 U-91 49°45′B 26°20′T / 49,75°B 26,333°T / 49.750; -26.333 (U-91 sunk) Affleck, Gore, Gould 36 tử trận và 16 sống sót
1 tháng 3, 1944 U-358 45°46′B 23°16′T / 45,767°B 23,267°T / 45.767; -23.267 (U-358 sunk) Affleck, Gore, Gould, Garlies 50 tử trận và 1 sống sót
16 tháng 3, 1944 U-392 35°55′B 05°41′T / 35,917°B 5,683°T / 35.917; -5.683 (U-392 sunk) Affleck 52, tử trận toàn bộ
6 tháng 5, 1944 U-765 52°30′B 28°28′T / 52,5°B 28,467°T / 52.500; -28.467 (U-765 sunk) Bickerton, Bligh, Aylmer 37 tử trận và 11 sống sót
25 tháng 6, 1944 U-269 50°01′B 02°59′T / 50,017°B 2,983°T / 50.017; -2.983 (U-269 sunk) Bickerton 13 tử trận và 39 sống sót
29 tháng 6, 1944 U-988 49°37′B 03°41′T / 49,617°B 3,683°T / 49.617; -3.683 (U-988 sunk) Duckworth, Cooke, Domett, Essington 50, tử trận toàn bộ
18 tháng 7, 1944 U-672 50°03′B 02°30′T / 50,05°B 2,5°T / 50.050; -2.500 (U-672 sunk) Balfour 52 sống sót
21 tháng 7, 1944 U-212 50°27′B 00°13′T / 50,45°B 0,217°T / 50.450; -0.217 (U-212 sunk) Curzon, Ekins 49 tử trận toàn bộ
26 tháng 7, 1944 U-214 49°58′B 03°30′T / 49,967°B 3,5°T / 49.967; -3.500 (U-214 sunk) Cooke 48, tử trận toàn bộ
5 tháng 8, 1944 U-671 50°23′B 00°06′Đ / 50,383°B 0,1°Đ / 50.383; 0.100 (U-671 sunk) Stayner 47 tử trận và 5 sống sót
14 tháng 8, 1944 U-618 47°22′B 04°39′T / 47,367°B 4,65°T / 47.367; -4.650 (U-618 sunk) Duckworth, Essington 61, tử trận toàn bộ
24 tháng 8, 1944 U-445 47°21′B 05°50′T / 47,35°B 5,833°T / 47.350; -5.833 (U-445 sunk) Louis 52, tử trận toàn bộ
26 tháng 1, 1945 U-1051 53°39′B 05°23′T / 53,65°B 5,383°T / 53.650; -5.383 (U-1051 sunk) Aylmer, Bentinck, Calder, Manners 47, tử trận toàn bộ
27 tháng 1, 1945 U-1172 52°24′B 05°42′T / 52,4°B 5,7°T / 52.400; -5.700 (U-1172 sunk) Tyler, Keats, Bligh 52, tử trận toàn bộ
3 tháng 2, 1945 U-1279 61°21′B 02°00′Đ / 61,35°B 2°Đ / 61.350; 2.000 (U-1279 sunk) Bayntun, Braithwaite 48, tử trận toàn bộ
14 tháng 2, 1945 U-989 61°36′B 01°35′T / 61,6°B 1,583°T / 61.600; -1.583 (U-989 sunk) Bayntun, Braithwaite 47, tử trận toàn bộ
17 tháng 2, 1945 U-1278 61°32′B 01°36′Đ / 61,533°B 1,6°Đ / 61.533; 1.600 (U-1278 sunk) Bayntun 48, tử trận toàn bộ
27 tháng 2, 1945 U-1208 49°56′B 06°06′T / 49,933°B 6,1°T / 49.933; -6.100 (U-1208 sunk) Duckworth, Rowley 49, tử trận toàn bộ
26 tháng 3, 1945 U-399 49°56′B 05°22′T / 49,933°B 5,367°T / 49.933; -5.367 (U-399 sunk) Duckworth 46 tử trận và 1 sống sót
27 tháng 3, 1945 U-722 57°09′B 06°55′T / 57,15°B 6,917°T / 57.150; -6.917 (U-722 sunk) Fitzroy, Redmill, Byron 44, tử trận toàn bộ
27 tháng 3, 1945 U-905 58°34′B 05°46′T / 58,567°B 5,767°T / 58.567; -5.767 (U-905 sunk) Conn 45, tử trận toàn bộ
29 tháng 3, 1945 U-1169 49°58′B 05°25′T / 49,967°B 5,417°T / 49.967; -5.417 (U-1169 sunk) Duckworth, Rowley 49, tử trận toàn bộ
30 tháng 3, 1945 U-965 58°19′B 05°31′T / 58,317°B 5,517°T / 58.317; -5.517 (U-965 sunk) Conn, Rupert, Deane 51, tử trận toàn bộ
8 tháng 4, 1945 U-1001 49°19′B 10°23′T / 49,317°B 10,383°T / 49.317; -10.383 (U-1001 sunk) Fitzroy, Byron 45, tử trận toàn bộ
8 tháng 4, 1945 U-774 49°58′B 11°51′T / 49,967°B 11,85°T / 49.967; -11.850 (U-774 sunk) Bentinck, Calder 44, tử trận toàn bộ
15 tháng 4, 1945 U-1063 50°08′B 03°53′T / 50,133°B 3,883°T / 50.133; -3.883 (U-1063 sunk) Cranstoun, Burges 29 tử trận và 17 sống sót
15 tháng 4, 1945 U-285 50°13′B 12°48′T / 50,217°B 12,8°T / 50.217; -12.800 (U-285 sunk) Grindall, Keats 44, tử trận toàn bộ
21 tháng 4, 1945 U-636 55°50′B 10°31′T / 55,833°B 10,517°T / 55.833; -10.517 (U-636 sunk) Bentinck, Bazely, Drury 42, tử trận toàn bộ
29 tháng 4, 1945 U-286 69°29′B 33°37′Đ / 69,483°B 33,617°Đ / 69.483; 33.617 (U-286 sunk) Cotton 51, tử trận toàn bộ
Tàu frigate lớp Captain bị đánh chìm hay hỏng nặng
Ngày Tàu Sự cố Tổn thất
1 tháng 3, 1944[46] Gould Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-358 và đắm về phía Tây Nam Ireland tại tọa độ 45°46′B 23°16′T / 45,767°B 23,267°T / 45.767; -23.267 (Gould sunk).[47] Tử trận toàn bộ 123 người.[47]
8 tháng 6, 1944[48] Lawford Trúng bom lượn từ máy bay Không quân Đức, phần đuôi tàu đắm ngoài khơi bãi Gold hai ngày sau cuộc đổ bộ Normandy [49] 26 người tử trận.[50]
11 tháng 6, 1944[51] Halstead Trúng ngư lôi từ tàu E-boat trong eo biển Manche làm nổ tung mũi tàu, bị loại bỏ như một tổn thất toàn bộ.[51] 27 người tử trận.[51]
15 tháng 6, 1944[52] Blackwood Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-764 làm nổ tung mũi tàu, phần còn lại đắm vào ngày hôm sau.[53] 60 người tử trận.[52]
26 tháng 6, 1944[54] Goodson Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-984 khoảng 38 hải lý (70 km) về phía Nam Portland Bill ở tọa độ 50°00′B 02°48′T / 50°B 2,8°T / 50.000; -2.800 (Goodson sunk); được kéo về cảng và xem như tổn thất toàn bộ.[55] Không thương vong.[56]
22 tháng 8, 1944[57] Bickerton Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-354 trong biển Barents tại tọa độ 72°42′B 19°11′Đ / 72,7°B 19,183°Đ / 72.700; 19.183 (Bickerton sunk), hư hại nặng và tự đánh đắm.[58] 39 người tử trận.[59]
1 tháng 11, 1944[60] Whitaker Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-483 ngoài khơi Malin Head, gần Loch Swilly, Ireland; được kéo về cảng Belfast nhưng hư hại nặng và xem như tổn thất toàn bộ.[60] 92 người tử trận.[60]
2 tháng 11, 1944[61] Mounsey Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-295 ngoài khơi bán đảo Kola, Nga; nhưng cố lết quay trở lại cảng và xoay sở quay trở lại Belfast.[62][61] 10 người tử trận.[61]
6 tháng 12, 1944[63] Bullen Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-775 và đắm ngoài khơi Cape Wrath ở tọa độ 58°42′B 04°12′T / 58,7°B 4,2°T / 58.700; -4.200 (Bullen sunk).[63][64] 55 người tử trận.[65]
25 tháng 12, 1944[66] Dakins Trúng thủy lôi ngoài khơi bờ biển Bỉ; được kéo đến Antwerp nhưng hư hại nặng và xem như tổn thất toàn bộ.[66] Không thương vong.[66]
26 tháng 12, 1944[67] Capel Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-486 và đắm về phía Đông Bắc Cherbourg ở tọa độ 49°50′B 01°41′T / 49,833°B 1,683°T / 49.833; -1.683 (Capel sunk)[68][69] 76 người tử trận.[69]
26 tháng 12, 1944[67] Affleck Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-486 ngoài khơi Cherbourg làm hư hại nặng đuôi tàu; được kéo về cảng và xem như tổn thất toàn bộ. [70][68] 9 người tử trận.[71]
26 tháng 1, 1945[72] Manners Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-1051 ngoài khơi Isle of Man;[73][74] được kéo về cảng Barrow-in-Furness và xem như tổn thất toàn bộ. [73] 43 người tử trận.[73]
15 tháng 4, 1945[75] Ekins Trúng thủy lôi tại khu vực cửa sông Scheldt; được kéo về cảng và đưa vào ụ tàu, nhưng hư hại nặng và xem như tổn thất toàn bộ.[76] Không thương vong.[77]
27 tháng 4, 1945[78] Redmill Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-1105 tại tọa độ 54°23′B 10°36′T / 54,383°B 10,6°T / 54.383; -10.600 (Redmill torpedoed); cách về phía Tây vịnh Sligo 25 hải lý (46 km); được kéo về cảng Belfast nhưng hư hại nặng[78][79] và xem như tổn thất toàn bộ.[78] 24 người tử trận.[78]
29 tháng 4, 1945[80] Goodall Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-286 và đắm ngoài khơi bán đảo Kola, tại tọa độ 69°29′B 33°38′Đ / 69,483°B 33,633°Đ / 69.483; 33.633 (Goodall sunk).[81] Goodall trở thành tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh cuối cùng bị đánh chìm trong Thế Chiến II.[80] 98 người tử trận.[80]

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, đa số những chiếc frigate lớp Captain còn sống sót đều được hoàn trả cho Hoa Kỳ càng nhanh càng tốt nhằm giảm bớt chi phí mà Anh phải thanh toán cho Hoa Kỳ theo Chương trình Cho thuê-Cho mượn. Chiếc tàu cuối cùng được hoàn trả là Hotham, vốn được sử dụng sau chiến tranh như một trạm phát điện nổi tại Singapore cho đến đầu năm 1948, khi nó quay trở về Portsmouth và phục vụ như căn cứ của nhóm nghiên cứu Hải quân Hoàng gia, và phục vụ như nền tảng thử nghiệm động cơ turbine khí.[82] Hotham trên danh nghĩa được hoàn trả vào ngày 25 tháng 4, 1952, nhưng tiếp tục được chuyển cho Anh theo Chương trình Viện trợ quân sự.[83] Cuối cùng con tàu bị tháo dỡ một phần được trả cho Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 3, 1956. [83][84]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Collingwood 1998, tr. 203.
  2. ^ Franklin 1999, tr. 5.
  3. ^ a b c d e f g h i j k Lenton 1998, tr. 198–199.
  4. ^ Franklin 1999, tr. 6–7.
  5. ^ Training Publications Division (1966) [1948]. “Chapter 7: Reduction Gears and Related Equipment”. Engineering, Operation and Maintenance. Navpapers 10813-B . Washington, DC: Bureau of Naval Personnel. tr. 225–9.
  6. ^ a b c d e f Franklin 1999, tr. 7.
  7. ^ a b Friedman 2004, tr. 143.
  8. ^ Franklin 1999, tr. 15.
  9. ^ Franklin 1999, tr. 18.
  10. ^ Halsey 1943.
  11. ^ Friedman 2004, tr. 141.
  12. ^ Friedman 2004, tr. 140.
  13. ^ Morison 1956, tr. 34.
  14. ^ Franklin 1999, tr. 11–12.
  15. ^ Collingwood 1998, tr. 33.
  16. ^ a b c Collingwood 1998, tr. 7.
  17. ^ Collingwood 1998, tr. 20.
  18. ^ Collingwood 1998, tr. 17.
  19. ^ a b c Lenton 1974, tr. 14.
  20. ^ Franklin 1999, tr. 17.
  21. ^ a b Collingwood 1998, tr. 30–31.
  22. ^ a b Franklin 1999, tr. 21.
  23. ^ Friedman, Norman (1982). U.S. Destroyers: An Illustrated Design History. Annapolis: Naval Institute Press. tr. 159–161. ISBN 0-87021-733-X.
  24. ^ a b c d e Elliott 1972, tr. 261.
  25. ^ Franklin 1999, tr. 43.
  26. ^ Elliott 1972, tr. 259.
  27. ^ a b Elliott 1972, tr. 262.
  28. ^ a b c Collingwood 1998, tr. 31.
  29. ^ Collingwood 1998, tr. 104.
  30. ^ a b c d e f g h i j k Elliott 1972, tr. 264.
  31. ^ Franklin 1999, tr. 42.
  32. ^ Admiralty 1951, tr. 169.
  33. ^ Franklin 1999, tr. 121.
  34. ^ a b Elliott 1972, tr. 269.
  35. ^ Collingwood 1998, tr. 150.
  36. ^ a b Collingwood 1998, tr. 25–26.
  37. ^ Collingwood 1998, tr. 12–13.
  38. ^ a b c Collingwood 1998, tr. 10.
  39. ^ Collingwood 1998.
  40. ^ Collingwood 1998, tr. 120.
  41. ^ Collingwood 1998, tr. 124; Collingwood 1998, tr. 139.
  42. ^ a b Collingwood 1998, tr. 116.
  43. ^ Collingwood 1998, tr. 154.
  44. ^ Niestle 1998.
  45. ^ uboat.net
  46. ^ Collingwood 1998, tr. 78.
  47. ^ a b uboat.net: Gould.
  48. ^ Collingwood 1998, tr. 152.
  49. ^ Collingwood 1998, tr. 152-153.
  50. ^ Collingwood 1998, tr. 153.
  51. ^ a b c Collingwood 1998, tr. 131.
  52. ^ a b Collingwood 1998, tr. 64.
  53. ^ uboat.net: Blackwood.
  54. ^ Collingwood 1998, tr. 96.
  55. ^ uboat.net: Goodson.
  56. ^ Collingwood 1998, tr. 97.
  57. ^ Franklin 1999, tr. 112.
  58. ^ uboat.net: Bickerton.
  59. ^ Naval-history.net: Bickerton.
  60. ^ a b c Franklin 1999, tr. 145.
  61. ^ a b c Collingwood 1998, tr. 165.
  62. ^ Ruegg & Hague 1993, tr. 69.
  63. ^ a b Collingwood 1998, tr. 189.
  64. ^ uboat.net: Bullen.
  65. ^ Collingwood 1998, tr. 190.
  66. ^ a b c Collingwood 1998, tr. 134.
  67. ^ a b Collingwood 1998, tr. 85.
  68. ^ a b Collingwood 1998, tr. 85–86.
  69. ^ a b uboat.net: Capel.
  70. ^ uboat.net: Affleck.
  71. ^ Collingwood 1998, tr. 86.
  72. ^ Collingwood 1998, tr. 101–102.
  73. ^ a b c uboat.net: Manners.
  74. ^ Collingwood 1998, tr. 101.
  75. ^ Collingwood 1998, tr. 137.
  76. ^ Collingwood 1998, tr. 137–138.
  77. ^ Collingwood 1998, tr. 138.
  78. ^ a b c d Collingwood 1998, tr. 175.
  79. ^ uboat.net: Redmill.
  80. ^ a b c Ould 2004, tr. 1.
  81. ^ uboat.net: Goodall.
  82. ^ Collingwood 1998, tr. 146–147.
  83. ^ a b DANFS: Hotham.
  84. ^ Lenton 1974, tr. 16.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Bài đăng tạp chí[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn trực tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn khác[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]