Centropyge

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Centropyge
C. interrupta
C. bicolor
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Pomacanthidae
Chi (genus)Centropyge
Kaup, 1860
Loài điển hình
Holacanthus tibicen[1]
Cuvier, 1831
Các loài
34 loài, xem trong bài

Centropyge là một chi cá biển thuộc họ Cá bướm gai, cũng là chi có số lượng loài đông nhất trong họ. Các loài thuộc chi này được tìm thấy ở cả ba đại dươngẤn Độ Dương, Thái Bình DươngĐại Tây Dương.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của chi được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: kentron (bắt nguồn từ κέντρον, "gai, ngạnh") và pyge (bắt nguồn từ πυγή, "phía sau"), hàm ý đề cập đến 4 gai ở vây hậu môn (thực chất chỉ có 3)[2].

Hình thái chung[sửa | sửa mã nguồn]

C. tibicen

Đa số các loài Centropyge có chiều dài cơ thể không vượt quá 10 cm. C. tibicen, loài điển hình, cũng là loài có kích thước lớn nhất được biết đến trong chi, với chiều dài tối đa được ghi nhận là 19 cm.

Hầu hết các thành viên trong chi Centropyge là những loài đa dạng màu sắc, nhưng cũng có một số ít loài lại có màu sắc sẫm tối, như C. noxC. deborae là hai loài có màu đen toàn cơ thể mà không bất kỳ vệt đốm nào. C. tibicen cũng có màu đen nhưng lại có một vệt trắng ngay giữa thân.

Ngoài ra, một số loài có thể có nhiều kiểu hình khác nhau, như C. loricula có đến ba kiểu hình tùy theo vùng địa lý mà quần thể của chúng đang sống[3]; C. flavissima có hai kiểu hình khác biệt ở hai đại dương[4]; còn C. venusta cũng có nhiều kiểu hình tương tự như hai loài trước đó[5].

Một số loài có sự khác biệt giữa giới tính đực và cái (dị hình giới tính), như C. ferrugataC. interrupta, được phân biệt dựa vào màu sắc ở vây lưng: vây lưng của cá đực có các vạch màu xanh lam óng, trong khi cá cái không có đặc điểm này[6][7].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Lưỡng tính[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài Centropyge có xu hướng sống theo từng nhóm nhỏ, trong đó một con cá đực trưởng thành đứng đầu đàn và thống trị những con cá cái trong hậu cung của nó[8]. Những con cá cái "chốn hậu cung" cũng phân chia thứ bậc khác nhau. Ở C. bicolor, những con cá cái lớn được quan sát là có phạm vi lãnh thổ lớn hơn và có tần suất sinh sản cao hơn những con cá cái nhỏ[9]. Những con cá cái lớn cũng tỏ ra hung hăng với những con cá cái nhỏ hơn, mục đích là để giữ vững thứ bậc của nó trong hậu cung[9].

C. vrolikii

Hầu hết Centropyge là những loài lưỡng tính tiền nữ (cá cái có thể chuyển giới thành cá đực vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời), giống với chi Genicanthus trong cùng họ[8]. Nếu cá đực thống trị biến mất, con cá cái lớn nhất đàn sẽ chuyển giới thành cá đực và tiếp tục thống trị những con cá cái còn lại, một hành vi được quan sát ở nhiều loài Centropyge.

Cá đực của một số loài có thể chuyển đổi trở lại thành cá cái trong một vài trường hợp nào đó. Người ta tiến hành thí nghiệm cho các cặp C. ferrugata đực sống cùng nhau. Kết quả quan sát cho thấy, những con đực thua cuộc trong lúc cạnh tranh với con còn lại của cặp sẽ chuyển đổi giới tính trở thành cá cái[7]. Ngoài C. ferrugata, có thêm 3 loài trong chi này được biết là có khả năng chuyển đổi qua lại giữa giới tính đực và cái, là C. acanthops, C. fisheriC. flavissima[10].

Loài mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài Centropyge là loài mẫu để cá đuôi gai Acanthurus pyroferus chưa trưởng thành bắt chước kiểu màu, như C. flavissima, loài có phạm vi phổ biến ở các đảo quốc trên Thái Bình Dương[11]. Ở những khu vực mà C. flavissima ít xuất hiện, cá con A. pyroferus được biết là sẽ bắt chước kiểu màu của C. vrolikii[12], C. heraldi[13] hoặc C. bicolor[14].

Lai tạp[sửa | sửa mã nguồn]

Có 16 ghi nhận về sự lai tạp giữa các loài Centropyge với nhau[15]:

  • C. bispinosa × C. loricula
  • C. bispinosa × C. ferrugata
  • C. bispinosa × C. multicolor
  • C. bispinosa × C. shepardi
  • C. eibli × C. flavissima
  • C. eibli × C. vrolikii
  • C. flavissima × C. vrolikii
  • C. loricula × C. ferrugata
  • C. loricula × C. potteri
  • C. loricula × C. shepardi
  • C. ferrugata × C. multicolor
  • C. bicolor × C. heraldi
  • C. potteri × C. fisheri
  • C. venusta × C. multifasciata
  • C. fisheri × C. resplendens (nhân tạo)[16]
  • C. resplendens × C. argi (nhân tạo)[17]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

C. bispinosa
C. argi
C. loricula
C. fisheri

Có tất cả 34 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, được xếp vào 3 phân chi, bao gồm:

Phân chi Centropyge[18][sửa | sửa mã nguồn]

Phân chi Paracentropyge[19][sửa | sửa mã nguồn]

(Một số nhà khoa học vẫn xem Paracentropyge là một chi hợp lệ)

Phân chi Xiphypops[20][sửa | sửa mã nguồn]

Incertae sedis[sửa | sửa mã nguồn]

Hai loài dưới đây nằm trong nhóm incertae sedis (vị trí chưa chắc chắn) do chưa được xếp vào phân chi nào:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Centropyge. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order ACANTHURIFORMES (part 1)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Jennifer K. Schultz và cộng sự (2007). “Genetic connectivity among color morphs and Pacific archipelagos for the flame angelfish, Centropyge loriculus (PDF). Marine Biology. 151: 167–175.
  4. ^ Kang-Ning Shen; Chih-Wei Chang; Erwan Delrieu-Trottin; Philippe Borsa (2016). “Lemonpeel (Centropyge flavissima) and yellow (C. heraldi) pygmy angelfishes each consist of two geographically isolated sibling species” (PDF). Marine Biodiversity. 47 (3): 831–845.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Lemon TYK (18 tháng 11 năm 2014). “Variations and forms of Paracentropyge venusta”. Reef Builders. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Jack T. Moyer; Akinobu Nakazono (1978). “Population structure, reproductive behavior and protogynous hermaphroditism in the angelfish Centropyge interruptus at Miyake-Jima, Japan”. Japanese Journal of Ichthyology. 25 (1): 25–39.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Yoichi Sakai; Kenji Karino; Tetsuo Kuwamura; Yasuhiro Nakashima; Yukiko Maruo (2003). “Sexually Dichromatic Protogynous Angelfish Centropyge ferrugata (Pomacanthidae) Males Can Change Back to Females” (PDF). Zoological Science. 20 (5): 627–633.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ a b Pyle (2003), sđd, tr.143
  9. ^ a b Tzo Zen Ang; Andrea Manica (2010). “Benefits and Costs of Dominance in the Angelfish Centropyge bicolor”. Ethology. 116 (9): 855–865. doi:10.1111/j.1439-0310.2010.01798.x.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Mitcheson & Liu, sđd, tr.18
  11. ^ Randall & Randall, sđd, tr.457–458
  12. ^ Guiasu & Winterbottom, sđd, tr.289–290
  13. ^ Randall (1993), sđd, tr.2
  14. ^ D. Woodland (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3673. ISBN 978-9251045893.
  15. ^ Yi-Kai Tea và cộng sự (2020). “Angels in disguise: sympatric hybridization in the marine angelfishes is widespread and occurs between deeply divergent lineages” (PDF). Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 287 (1932): 1–8. doi:10.1098/rspb.2020.1459.
  16. ^ F. U. Baensch; C. S. Tamaru (2009). “Captive hybridization of two geographically isolated pygmy angelfish species, Centropyge fisheri and Centropyge resplendens (PDF). Journal of Fish Biology. 75 (10): 2571–2584.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  17. ^ Jake Adams (15 tháng 2 năm 2012). “Resplendent Cherubfish is a new captive bred hybrid pygmy angelfish from Reef Culture Technologies”. Reef Builders. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ Pyle (2003), sđd, tr.263
  19. ^ Pyle (2003), sđd, tr.319
  20. ^ Pyle (2003), sđd, tr.331

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]