Centropyge eibli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Centropyge eibli
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Pomacanthidae
Chi (genus)Centropyge
Loài (species)C. eibli
Danh pháp hai phần
Centropyge eibli
Klausewitz, 1963

Centropyge eibli là một loài cá biển thuộc chi Centropyge trong họ Cá bướm gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1963.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp của loài cá này được đặt theo tên của Irenäus Eibl-Eibesfeldt, một nhà dân tộc học, đồng thời cũng là một nhà ngư học bán thời gian người Úc. Ba mẫu vật thuộc loài này đã được Eibl-Eibesfeldt thu thập trong một chuyến thám hiểm Ấn Độ Dương[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. eibli có phạm vi phân bố chủ yếu ở Trung và Đông Ấn Độ Dương, trải dài sang một phần Tây Thái Bình Dương. Loài cá này được ghi nhận từ MaldivesSri Lanka, băng qua biển Andaman (bao gồm quần đảo Andaman và Nicobar) trải dài xuống phía nam đến các đảo phía tây Indonesia, bao gồm cả đảo Giáng Sinh (Úc), giới hạn đến đảo Flores ở phạm vi phía đông[1]. Ở phía nam, C. eibli được ghi nhận tại bãi cạn Rowleyrạn san hô Scott và Seringapatam, xa nhất ở phía nam là rạn san hô Ningaloo (đều thuộc Tây Úc)[3].

C. eibli sống gần các rạn san hô viền bờ và các rạn san hô trong các đầm phá ở độ sâu đến 25 m[4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở C. eibli là 15 cm[4]. Cơ thể của C. eiblimàu lục xám nhạt với các dải sọc mảnh màu cam, hơi nâu ở hai bên thân. Vây đuôi và cuống đuôi có màu đen thẫm, viền màu lam ánh kim ở rìa vây đuôi. Viền xanh lam sáng cũng xuất hiện trên vây lưng và vây hậu môn; một dải cận rìa của hai vây này có màu vàng cam. Mắt có vòng viền màu cam[3][5].

Số gai ở vây lưng: 14; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 15–17[4].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Acanthurus tristis chưa trưởng thành (bắt chước C. eibli)

Thức ăn chủ yếu của C. eibli là các loài tảo sợi. Chúng sống theo từng nhóm, và một con đực đầu đàn thống trị toàn bộ con cá cái trong hậu cung của nó[1].

C. eibli được ghi nhận là đã tạo ra những cá thể lai với hai loài họ hàng của nó, Centropyge vrolikiiCentropyge flavissima, ở những khu vực mà phạm vi của chúng chồng lấn lên nhau[6][7].

Ngoài ra, Acanthurus tristis, một loài trong họ Cá đuôi gai, đã bắt chước màu sắc hoa văn của C. eibli trong suốt giai đoạn còn là cá con đến khi gần trưởng thành. A. tristis có thể dễ dàng phân biệt được dựa vào ngạnh ở cuống đuôi, là điểm đặc trưng của các loài cá đuôi gai[8].

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

C. cocosensis, một loài Centropyge có phạm vi giới hạn ở quần đảo Cocos (Keeling)đảo Giáng Sinh, nhưng không được DiBattista và các cộng sự công nhận là một loài hợp lệ[9]. C. cocosensis có thể là một loài lai giữa C. flavissimaC. eibli, dựa trên các nghiên cứu về di truyền. C. cocosensis lại tiếp tục lai tạo với nhau, và cả với những loài bố mẹ của chúng, C. flavissimaC. eibli, tạo ra các biến thể màu sắc liên tục ở C. cocosensis[10].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Pyle, R.; Myers, R.F.; Rocha, L.A. (2010). Centropyge eibli. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165855A6149788. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165855A6149788.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 1)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ a b D. J. Bray (2020). “Eibl's Angelfish, Centropyge eibli Klausewitz 1963”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ a b c Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2019). Centropyge eibli trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2019.
  5. ^ Joe Shields (biên tập). Centropyge eibli Centropyge”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Yi-Kai Tea và cộng sự (2020). “Angels in disguise: sympatric hybridization in the marine angelfishes is widespread and occurs between deeply divergent lineages” (PDF). Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 287 (1932): 1–8. doi:10.1098/rspb.2020.1459.
  7. ^ Joseph D. DiBattista và cộng sự (2012). “Twisted sister species of pygmy angelfishes: discordance between taxonomy, coloration, and phylogenetics” (PDF). Coral Reefs. 31 (3): 839–851. doi:10.1007/s00338-012-0907-y.
  8. ^ Randall, sđd, tr.2
  9. ^ Joseph D. DiBattista; Michelle R. Gaither; Jean-Paul A. Hobbs; Luiz A. Rocha; Brian W. Bowen (2016). “Angelfishes, Paper Tigers, and the Devilish Taxonomy of the Centropyge flavissima Complex”. Journal of Heredity. 107 (7): 647–653. doi:10.1093/jhered/esw062. PMID 27651391.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Joseph D. DiBattista; Michelle R. Gaither; Jean-Paul A. Hobbs; Luiz A. Rocha; Brian W. Bowen (2017). “Response to Delrieu-Trottin et al.: Hybrids, Color Variants and the Consistently Devilish Taxonomy of Pygmy Angelfishes”. Journal of Heredity. 108 (3): 337–339. doi:10.1093/jhered/esx009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  • J. E. Randall (1993). “Acanthurus tristis, a valid Indian ocean surgeonfish (Perciformes: Acanthuridae)”. Nhà xuất bản J.L.B. Smith Institute of Ichthyology: 1–8. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)