Certified Management Accountant
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 8 năm 2020) |
Chứng chỉ Kế toán Quản trị (tiếng Anh: Certified Management Accountant [1]) được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (tiếng Anh: Institute of Management Accountants [2]) là một chứng chỉ nghề nghiệp kế toán.
Chương trình học CMA
[sửa | sửa mã nguồn]Phần 1: Financial Planning, Performance and Control với 5 môn học:
- External Financial Report Decision
- Planning, Budgeting and Forecasting
- Performance Management
- Cost Management
- Internal Controls
- Technology and Analytics
Phần 2: Financial Decision Making với 6 môn học:
- Financial Statement Analysis
- Corporate Finance
- Decision Analysis
- Risk Management
- Investment Decisions
- Professional Ethics
Kỳ thi CMA
[sửa | sửa mã nguồn]Hiệp hội IMA tổ chức 3 Testing Window CMA mỗi năm, bao gồm Tháng 1 – Tháng 2, Tháng 5 – Tháng 6 và Tháng 9 – Tháng 10. Trong mỗi Testing Window có một số ngày học viên có thể lựa chọn để đăng ký thi. Học viên cần đăng ký, đóng phí và xác định ngày dự thi trong thời gian sớm nhất có thể để chọn được ngày thi theo yêu cầu của mình.
Khi tham dự kỳ thi CMA, học viên lưu ý mang theo các loại giấy tờ cần thiết là passport hoặc CMND kèm theo thẻ tín dụng có chữ ký, và thư xác nhận đăng ký thi (Confirmation Letter). Học viên đến trước giờ thi 30 phút để hoàn tất các thủ tục dự thi, đọc kỹ các quy định và hướng dẫn trong kỳ thi.
Hình thức thi: trắc nghiệm và tự luận, bao gồm 2 phần thi – Phần 1 và Phần 2. Thời gian cho mỗi phần thi là 4 giờ, với 100 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận (mỗi câu tự luận được hoàn thành trong 30 phút). Phần thi tự luận sẽ hiện ra sau khi thí sinh làm xong phần trắc nghiệm. Lưu ý, thí sinh hoàn thành và đúng đáp án ít nhất 50% phần trắc nghiệm mới có thể chuyển qua phần tự luận. Điểm tối đa là 500, thí sinh đạt 360 điểm được xem là đậu.