Chính lưu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ lưu (tiếng Anh: mainstream) hay còn gọi là dòng chính, chính tuyến, chính lưu, chính thống, thịnh hành, là luồng tư tưởng đang được phổ biến rộng khắp vào thời điểm hiện tại.[1][2] Khi đi kèm với danh từ chỉ một đơn vị, tổ chức, thì thuật ngữ này thường được hiểu là chính quy hoặc có uy tín. Chính lưu bao gồm toàn bộ nền văn hóa đại chúngvăn hóa truyền thông, có đặc thù là được các phương tiện truyền thông đại chúng truyền bá rộng rãi. Thịnh hành hay chính thống được phân biệt với các tiểu văn hóavăn hóa phản kháng, ngoài ra thái cực đối lập với nó là hâm mộ cuồng tín và thuyết ngoài rìa.

Cụm từ này đôi khi được các tiểu văn hóa sử dụng với ý nghĩa xấu, miệt thị vì họ vốn xem văn hóa thịnh hành, văn hóa chủ đạo có vẻ bề ngoài không chỉ chiếm độc quyền mà còn thấp kém về tính nghệ thuật và thẩm mỹ.[3]

Trong truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ điển Di sản Ngôn ngữ Anh Hoa Kỳ (American Heritage Dictionary of the English Language), ấn hành lần thứ năm (năm 2011) (định nghĩa "thịnh hành" (mainstream) là "Luồng tư tưởng, sức ảnh hưởng hoặc một hoạt động đang chiếm ưu thế").
  2. ^ Từ điển Di sản Ngôn ngữ Anh Hoa Kỳ (American Heritage Dictionary of the English Language), ấn hành lần thứ năm (năm 2011) (định nghĩa "chiếm ưu thế" (prevailing) là "Xu thế chung; phổ biến rộng khắp...").
  3. ^ Michaela Pysnakova. "Understanding the Meaning of Consumption of Everyday Lives of 'Mainstream' Youth in the Czech Republic" (Hiểu về ý nghĩa nhu cầu trong cuộc sống thường ngày của giới trẻ "thịnh hành" ở Cộng hòa Séc) nằm trong cuốn New Perspectives on Consumer Culture Theory and Research (Những góc nhìn mới về lý thuyết và nghiên cứu văn hóa người tiêu dùng), tr. 64 (Các bài xã luận của Pavel Zahrádka và Renáta Sedláková. Nhà xuất bản Các học giả thành phố Cambridge (Cambridge Scholars Publishing), năm 2013).