Chùa Thiên Niên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chùa Thiên Niên
(Thiên Niên Cổ Tự)
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa chỉlàng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiGiáo hội Phật giáo Việt Nam
Khởi lậpthời Lý Nam Đế (544 – 548)
Quản lýGiáo hội Phật giáo Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo

Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ Tự, còn được gọi là chùa Trích Sài là một ngôi chùa nằm ngay sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết, chùa ra đời thời Lý Nam Đế (544 – 548). Nơi đây thời vua Lê Thánh Tông, đã được ban tặng cho các cung nữ để làm đất sinh nhai. Trang trại được đặt tên là Thiên Niên, ý nói được ban lâu dài.

Ngày 18 tháng 1 năm Giáp Ngọ (1234) cụ Bùi Quốc Khái mất, thương tiếc ông, người dân tạo tượng thờ và ghi danh ông trên "Thanh Bằng thịnh sự bia"),[1] khắc ngày 18 tháng 2 năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (1784).

Tại trang Thiên Niên này đến thời Minh Mạng (1820-1841), thì chùa được mang tên Thiên Niên Tự từ đó. Dấu vết vật chất hiện còn có niên đại sớm nhất là tấm bia đá niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ năm (1709), cho biết ngôi chùa đã có mặt dưới thời Lê sơ.

Chùa còn được thờ bà Chúa dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô - thứ phi của vua Lê Thánh Tông đã từng truyền nghề dệt lĩnh cho nhân dân trong vùng.[2]

Các di tích của làng cổ Trích Sài bao gồm cả Chùa Thiên Niên đều đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá, xếp hạng và tổ chức trùng tu hưởng ứng sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Làng Bằng Việt”. Hànộimới. 4 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Chùa Thiên Niên[liên kết hỏng]
  3. ^ Làng cổ dệt lĩnh Trích Sài[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]