Chồng chập lượng tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chồng chập lượng tử (hay chồng chất lượng tử, xếp lớp lượng tử) là việc áp dụng nguyên lý chồng chập vào cơ học lượng tử. Nguyên lý chồng chập vốn là sự cộng véctơ các véctơ sóng trong giao thoa. Trong cơ học lượng tử, các véctơ hàm sóng, hay véctơ trạng thái được cộng. Điều này xảy ra khi một hệ lượng tử có cùng lúc nhiều giá trị có thể đo được cho một tính chất vật lý (như năng lượng).

Thuyết lượng tử nguyên sinh là một thuyết của nguyên tửphân tử. Trong mô hình phát triển ban đầu của BohrHeisenberg, nó đòi hỏi thế giới phân chia thành 2 thành phần. Một phần là hệ thống được nghiên cứu, ở đó các miêu tả sử dụng thuyết lượng tử, và phần còn lại gắn với quan sát viên. Sự phân thế giới thành 2 phần này là tính chất của mọi cấu trúc trong cơ học lượng tử. Chồng chập lượng tử chính là trọng tâm của các cấu trúc này.

Cụ thể chồng chập lượng tử có thể được phát biểu là "nếu một hệ lượng tử có thể được phát hiện ở một trong 2 trạng thái, AB với các tính chất khác nhau, nó cũng có thể được phát hiện ở trạng thái tổ hợp của chúng, aA + bB, ở đó ab là các số bất kỳ".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]