Chợ Bà Chiểu

Chợ Bà Chiểu
Đường Phan Đăng Lưu trước chợ Bà Chiểu
Địa điểm Việt Nam
Tọa độ
Địa chỉPhường 1, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày khai trươngXuất hiện từ thế kỷ 19
Xây dựng năm 1947; 77 năm trước (1947)
Chủ công trìnhTrần Văn Chơi
Quản lýBan quản lý chợ Bà Chiểu
Chủ sở hữuỦy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Hàng hóa bánĐồ gia dụng, quần áo, may mặc, nhu yếu phẩm, đồ si
Ngày mở cửa thông thườngHoạt động không nghỉ
Số lượng sạp hàng800
Tổng diện tích sàn bán lẻ8.465 mét vuông (2,092 mẫu Anh)

Chợ Bà Chiểu là một chợ lớn toạ lạc tại khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây bày bán mọi loại sản phẩm từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép, nón lá tới nhu yếu phẩm hàng ngày và đặc biệt là đồ si.

Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ Xổm, sau trở thành chợ trung tâm của tỉnh Gia Định và ngày nay là chợ trung tâm của quận Bình Thạnh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Chợ đã xuất hiện từ thế kỷ 19, đến năm 1942 được ông Trần Văn Chơi (biệt danh là "ông Tư Chơi") cho xây cất với tổng diện tích là 8.465 m². Mãi cho đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa. Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng. Chợ từng là chợ đầu mối lớn của Sài Gòn cũ, chuyên cung cấp rau củ từ Hóc Môn, Củ Chi, Đà Lạt...

Khi chợ Bà Chiểu được xây cất lại, người ta mới chuyển mặt chợ ra đường Phan Đăng Lưu - Lê Quang Định như ngày nay, trên địa bàn Bình Hòa, trung tâm tỉnh Gia Định. Nhà ông Trần Văn Chơi hiện nay là ban quản lý chợ Bà Chiểu, giáp ranh với nhà ông tỉnh trưởng Gia ĐịnhĐốc phủ sứ Trần Quang Nhã.

Giải thích về tên gọi Bà Chiểu, nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất xuất hiện từ thời vua Tự Đức, tức trong khoảnh thời gian từ năm 1847 đến năm 1883. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên". Còn tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé đến Sài Gòn, cho rằng trước đây chợ Bà Chiểu quay mặt ra một rạch nhỏ ăn từ kênh Nhiêu Lộc trở vào. Hai giải thích về tên gọi Bà Chiểu đều thống nhất rằng có khu vực nước nôi tự nhiên trước mặt chợ, được người dân tin tưởng dựng ngôi miếu nữ thần thờ bên ao nước gọi là Bà Chiểu.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ho, Tuong (25 tháng 1 năm 2020). “Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa”. Tuoi Tre Online. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2022.