Chợ Tân Định

Chợ Tân Định
Mặt tiền chợ vào năm 2015
Map
Thông tin chung
Tên cũChợ Phú Hòa (thế kỷ 19)
Tình trạngĐang sử dụng
DạngChợ truyền thống
Quốc giaViệt Nam
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ314–336 Hai Bà Trưng, Tân Định, Quận 1
Tọa độ10°47′24″B 106°41′24″Đ / 10,789904°B 106,689996°Đ / 10.789904; 106.689996 (Chợ Tân Định)
Xây dựng
Khởi công1926
Khánh thành26 tháng 7 năm 1927; 96 năm trước (1927-07-26)
Nhà thầu chínhSociété Indochinoise d’Études et de Constructions (SIDEC)
Chi phí xây dựng110.000 piastre

Chợ Tân Định là một ngôi chợ nằm trên đường Hai Bà Trưng thuộc địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời tại thành phố.[1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Chợ Tân Định có địa chỉ tại số 314–336 đường Hai Bà Trưng, phường Tân Định, Quận 1,[2] ngay góc đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Hữu Cầu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, chợ có tên là chợ Phú Hòa, do khi đó nằm trên địa bàn làng Phú Hòa cũ. Theo tác giả Tim Doling, có lẽ do nằm gần nhà thờ Tân Định thuộc làng Tân Định kế cận nên dần về sau chợ Phú Hòa cũng được gọi là chợ Tân Định.[3]

Năm 1926, Hội đồng thành phố Sài Gòn đã thông qua việc xây mới chợ với kinh phí 110.000 piastre.[4] Chợ Tân Định mới do nhà thầu Pháp Société Indochinoise d'Études et de Constructions (SIDEC) thiết kế và thi công.[5] Theo tờ báo Les Annales Coloniales, lễ khánh thành chợ được tổ chức vào ngày 26 tháng 7 năm 1927, với sự tham dự của các quan chức hàng đầu lúc bấy giờ như Thống đốc Nam Kỳ, Chủ tịch Hội đồng thuộc địa, thị trưởng Sài Gòn.[6][7]

Chợ Tân Định lúc bấy giờ được xem là chợ nhà giàu vì giá bán thường cao hơn các chợ khác. Nguồn hàng là rauthịt tươi ngon, sản xuất từ Gia Định. Nơi đây cũng được xem như vựa kinh doanh vải vụn lớn và rẻ nhất Sài Gòn.[1][8]

Mặt trước của chợ nổi bật theo kiến trúc Pháp với ba tháp chuông, một tháp nằm giữa, hai tháp hai bên. Những năm 50–60 của thế kỷ trước, hai bên hông chợ còn có bãi đậu xe hơi, phía sau là bến xe ngựa.[a][1][8]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thời điểm đó xe ngựa kéo rất phổ biến trên đường phố Sài Gòn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Những ngôi chợ gắn bó với người Sài Gòn một thủa”. Báo điện tử VnExpress. 26 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Danh sách hệ thống chợ đạt tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Lê Vân (4 tháng 5 năm 2022). “Trăm năm 'kẻ chợ' Sài thành: Ai đi ở chợ 'chảnh'?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Gouvernement général de l'Indochine (1926). Rapports au Conseil de Gouvernement. Session ordinaire de 1926. Imprimerie d'Extrême-Orient. tr. 89. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Minh Lương, ‎Các Ngọc (2000). Đời chợ. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 85. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ “Inauguration d'un marché à Saigon”. Les Annales Coloniales. 3 tháng 9 năm 1927. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Nguyễn Đức Hiệp (12 tháng 12 năm 2019). “Chuyện lễ khai thị hai ngôi chợ xưa ở Sài Gòn”. Tạp chí điện tử Người Đô Thị. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ a b “Tân Định nay trên đất Sài Gòn xưa”. Tuổi Trẻ Online. 15 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.