Cổng thông tin:Hà Lan/Những bài viết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đội Đức tiến vào thủ đô Amsterdam của Hà Lan
Quân đội Đức tiến vào thủ đô Amsterdam của Hà Lan

Trận Hà Lan (tiếng Hà Lan: Slag om Nederland) là một phần trong "Kế hoạch Vàng" (tiếng Đức: Fall Gelb) - cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp (Bỉ, Luxembourg, Hà Lan) và Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trận chiến bắt đầu ngày 10 và kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1940 khi quân đội chính quy của Hà Lan ra hàng Đức, và Hà Lan trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên rơi vào tay quân đội Đức Quốc xã. Trong trận chiến nước Pháp thì đây là chiến dịch quân sự ngắn nhất và ít thiệt hại nhất đối với Đức. Riêng lực lượng của Hà Lan tại tỉnh Zeeland còn tiếp tục kháng cự với Wehrmacht cho đến ngày 17 tháng 5, khi mà Đức Quốc xã hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ.

Trận Hà Lan là một trong những trường hợp đầu tiên quân dù được sử dụng để đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trước khi bộ binh tiếp cận mục tiêu. Không quân Đức đã huy động lực lượng lính dù nhằm đánh chiếm nhiều sân bay lớn của Hà Lan ở trong và xung quanh các thành phố chính như Rotterdam và Den Haag để nhanh chóng tràn ngập quốc gia này và vô hiệu hóa các lực lượng của Hà Lan.

Trận chiến đã kết thúc ngay sau cuộc oanh tạc Rotterdam của không quân Đức cùng với mối đe doạ tiếp đó của Đức về việc hủy diệt các thành phố lớn của Hà Lan bằng các đòn ném bom khủng bố huỷ diệt nếu quốc gia này không chịu khuất phục. Bộ Tư lệnh tối cao Hà Lan, biết rằng không thể ngăn chặn được các máy bay ném bom của đối phương, đã quyết định đầu hàng để tránh cho các thành phố khác của mình phải chịu số phận tương tự. Đức Quốc xã sau đó đã chiếm đóng Hà Lan, cùng với nước Pháp và các quốc gia Vùng Đất Thấp khác; cho đến khi lãnh thổ Hà Lan được hoàn toàn giải phóng tháng 5 năm 1945. [ Đọc tiếp ]


Một bông hoa tulip, còn gọi là “Phó Vương”, trong một catalog tại Hà Lan năm 1637. Củ của nó có giá từ 3000 tới 4200 florin tùy vào kích cỡ. Một thợ thủ công lành nghề khi ấy kiếm được khoảng 300 florin mỗi năm.
Một bông hoa tulip, còn gọi là “Phó Vương”, trong một catalog tại Hà Lan năm 1637. Củ của nó có giá từ 3000 tới 4200 florin tùy vào kích cỡ. Một thợ thủ công lành nghề khi ấy kiếm được khoảng 300 florin mỗi năm.

Cơn sốt hoa tulip (tên tiếng Hà Lan còn có: tulpenmanie, tulpomanie, tulpenwoede, tulpengektebollengekte) là một giai đoạn trong Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan, giá thỏa thuận của một củ tulip khi ấy mới xuất hiện tăng vọt tới mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ tulip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử (hay bong bóng kinh tế),mặc dù một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng Kipper- und Wipperzeit trong giai đoạn 1619-22, một chuỗi các vụ phá giá đồng tiền kim loại tại Châu Âu để lấy chiến phí cũng có những đặc điểm tương tự với một bong bóng.

Sự kiện này trở nên nổi tiếng sau cuốn sách “Những ảo giác nổi tiếng và sự điên loạn của đám đông” xuất bản năm 1841 của nhà báo Anh Charles Mackay. Theo Mackay, đã có lúc người ta sẵn sàng trả 5 ha đất để có một củ tulip loại Semper Augustus.Mackay cho rằng những nhà đầu tư như thế phá sản khi giá giảm và thương mại Hà Lan phải chịu một cú sốc nặng nề. Mặc dù cuốn sách của Mackay ngày nay vẫn được in lại rộng rãi, nhưng ghi chép của ông còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều học giả hiện đại tin rằng cơn sốt này không bất thường như những gì Mackay miêu tả, một số thậm chí còn cho rằng biến động về giá thậm chí còn chưa tới mức của một bong bóng.

Nghiên cứu về cơn sốt hoa tulip rất khó khăn vì dữ liệu từ những năm 1630 rất hạn chế, đa phần trong số đó lại đến từ những nguồn thiên lệch và khắt khe với giới đầu cơ. Mặc dù những lời giải thích này nhìn chung không được chấp nhận nhưng một số nhà kinh tế hiện đại đã đề xuất những lời giải thích hợp lý cho sự lên xuống của giá cả thay vì đổ lỗi cho cơn sốt đầu cơ. Ví dụ như các loại hoa khác như lan dạ hương cũng rất đắt khi mới xuất hiện nhưng rồi cũng hạ rất nhanh. Giá cũng có thể bị đẩy lên cao vì hy vọng vào một sắc lệnh của Quốc hội cho phép hủy bỏ hợp đồng chi phí nhỏ, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro về phía người mua.


Schokland (mun. Noordoostpolder) nguyên trước đây là một hòn đảo của Hà Lan Zuiderzee. Schokland mất tình trạng là đảo khi Nordoostpolder được lấn biển năm 1942. Phần còn lại ngày nay vẫn còn nhìn thấy là một phần hơi nhô lên ở đất lấn biển và một phần tường chắn khu cảng 'Middelbuurt'.

Do mực nước biển dâng lên, Schokland chuyển từ một khu định cư hấp dẫn thời Trung Cổ thành một nơi bị ngập lụt đe dọa thường xuyên cho đến thế kỷ 19. Đến lúc ấy, những cư dân của Schokland đã lui về 3 vùng đất cao là: Emmeloord, Molenbuurt, và Middelbuurt. Một trận lụt lớn năm 1825 đã phá hủy hàng loạt và năm 1859 thì chính phủ quyết định kết thúc các khu định cư ở trên Schokland.

Ngày nay, Schokland là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng và có bảo tàng Schokland, đây cũng là di sản thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận ở Hà Lan. [ Đọc tiếp ]


Ada của Hà Lan, được miêu tả trong một bức thêu ở thế kỉ XVI
Ada của Hà Lan, được miêu tả trong một bức thêu ở thế kỉ XVI

Ada của Hà Lan (khoảng 11881223) là nữ bá tước của Hà Lan từ năm 1203 đến năm 1207. Bà là con gái của Thierry VII, bá tước của Hà LanAdélaïde xứ Clèves.

Kể từ khi cha bà mất, năm 1203, bà đã phải chống lại người chú Guillaume, công hầu xứ Frise, người đang đòi lấy Hà Lan. Ada kết hôn với Louis II, bá tước xứ Looz để củng cố địa vị của mình. Ít lâu sau khi bị bắt bởi những tên ủng hộ Guillaume, bà đã bị cầm tù tại thành trì Leyde. Bởi hiệp ước xứ Bruges, Guillaume vui lòng chấp nhận coi Ada và Louis như là bá tước của Hà Lan, nhưng Ada đã đồng ý từ bỏ gia tài của mình vào năm 1207 để lấy lại sự tự do. Ada và Louis không giữ đúng lời hứa của mình và chiến tranh nổ ra. Cuộc chiến này thường diễn ra một cách nhanh chóng là do một cuộc xung đột quan trọng mang tính quốc tế một phần là giữa những vị vua nước Pháp và những người nhà Hohenstaufen và phần kia là những vị vua Anh quốc và những người thuộc đế chế Guelfe. Guillaume đã đạt được kết quả là giữ được Hà Lan quanh co giữa hai doanh trại, Louis và Ada từ bỏ tham vọng của họ. Họ mất mà không có con nối dõi. [ Đọc tiếp ]


Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie hay VOC trong tiếng Hà Lan, có nghĩa: Công ty liên hiệp Đông Ấn Hà Lan) là một công ty thương mại, thành lập năm 1602 khi quốc hội Hà Lan trao 21 năm độc quyền thực hiện những hoạt động thực dân tại châu Á. Đây là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới và là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu. Công ty này cũng có thể được gọi là Đại tập đoàn đầu tiên trên thế giới, ngoài chức năng thương mại, công ty này còn sở hữu quyền lực chính phủ, có khả năng mở các cuộc chiến tranh, thương lượng hiệp ước, đúc tiền và thành lập thuộc địa.

Công ty Đông Ấn Hà Lan là một công ty buôn bán quan trọng trên thế giới trong hai thế kỷ, thường xuyên đóng góp 18% lãi xuất hàng năm trong vòng 200 năm. Công ty bắt đầu tụt dốc cuối thế kỷ 18 do tình trạng tham nhũng. VOC phá sản và chính thức tan rã năm 1800. Những quyền sở hữu và các món nợ bị chính phủ Cộng hòa Batavian của Hà Lan chiếm giữ. Lãnh thổ của VOC trở thành Lãnh thổ Đông Ấn Hà Lan và bành trướng trong thế kỷ 19 chiếm đóng cả quần đảo Indonesia và trong thế kỷ 20 thành lập nên quốc gia Indonesia. [ Đọc tiếp ]


Cối xay gió ở Kinderdijk
Cối xay gió ở Kinderdijk

Kinderdijk là một làng ở Alblasserwaard thuộc tỉnh Nam Holland, Hà Lan, nằm cách thành phố Rotterdam 15 km về phía Đông. Vì nằm dưới mực nước biển và cạnh hai sông LekNoord, một hệ thống cối xay gió được làm từ năm 1740 để bơm nước ra sông, tránh ngập lụt. Với 19 chiếc, Kinderdijk là nơi tập trung nhiều cối xay gió nhất Hà Lan.

Lúc đầu cối xay gió được làm bằng đá, dần dần sau đó con người cải tiến bằng những chất liệu nhẹ hơn như gỗ với hình bát giác và cánh quạt sải dài lợi dụng được nhiều sức gió để guồng nước đổ ra sông. Cư dân đến sinh sống ở vùng này từ thế kỷ 11. Họ đã cải tạo bãi than bùn, mở rộng khu vực này để trồng trọt và sinh sống bằng cách đào kênh dẫn nước, dùng cối xay gió cuốn nước đổ ra sông lớn quanh vùng.

Hệ thống cối xay gió của làng Kinderdijk được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1997. [ Đọc tiếp ]


Sông Rhine là một trong những con sông quan trọng nhất châu Âu.
Sông Rhine là một trong những con sông quan trọng nhất châu Âu.

Sông Rhine hay Sông Rhein (tiếng Anh: Rhine; tiếng Đức: Rhein; tiếng Hà Lan: Rijn; tiếng Pháp: Rhin; tiếng Ý: Reno; tiếng Romansh: Rain; tiếng Slovenia: Ren; tiếng Romania: Rin; tiếng Bồ Đào Nha: Reno; tiếng Latin: Rhenus) là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất châu Âu, dài 1.320 km (Trong cuốn sách và các tài liệu từ nửa đầu của thế kỷ 20 thì chiều dài của con sông này vẫn được liệt kê là 1.230 km, lập luận Kremer. Trong từ điển hiện đại, lại phát biểu rằng 1.320 km. Lỗi có lẽ do cách ghi chép chữ số), có lưu lượng trung bình hơn 2.000 mét khối trên một giây. Tên của sông Rhine bắt nguồn từ từ tiếng Đức cổ Rhine, mà từ này lại bắt nguồn từ từ tiếng Đức trên trung: Rin, từ gốc Ấn-Âu nguyên thủy *reie- ("chảy, chạy"). Sông Reno trong tiếng Ý có chung gốc này.

Sông Rhein bắt nguồn từ hồ Tomasee trên dãy núi Alps thuộc địa phận Thụy Sĩ. Nó chảy vào hồ Bodensee rồi hướng lên phía Bắc tới biên giới Đức-Pháp, chảy qua Strasbourg (Pháp), chảy vào lãnh thổ Đức bắt đầu từ Karlsruhe qua Bonn, Köln, Düsseldorf, v.v... và chảy sang Hà Lan. Trong lãnh thổ Hà Lan, Rhein chia thành 2 phân lưu là sông Waalsông Lek. Sông Rhein đổ vào biển Bắc gần Rotterdam. Các phụ lưu lớn của Rhein là sông Main (Đức), sông Mosel (Pháp, Luxembourg, Đức), sông Neckar (Đức), sông Lahn (Đức) và sông Ruhr (Đức). [ Đọc tiếp ]


Cờ
Cờ
Đế quốc Hà Lan
Đế quốc Hà Lan

Đế quốc Hà Lan (tiếng Hà Lan: Nederlands-koloniale Rijk) bao gồm các vùng lãnh thổ ở nước ngoài thuộc tầm kiểm soát của Hà Lan từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Người Hà Lan sau Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong việc thiết một đế quốc thực dân, nhưng dựa trên cuộc chinh phục quân sự trước đó của Tây Ban NhaBồ Đào Nha, và không phát hiện và thực dân. Đối với điều này, họ đã được hỗ trợ bởi các kỹ năng của họ trong việc vận chuyển và thương mại và tăng của chủ nghĩa dân tộc đi theo cuộc đấu tranh giành độc lập từ Tây Ban Nha. Cùng với Anh , Hà Lan bước đầu xây dựng tài sản thuộc địa trên cơ sở của nhà nước tư bản gián tiếp của công ty chủ nghĩa thực dân , thông qua công ty Đông và Tây Ấn. Những chuyến đi thăm dò của Hà Lan được dẫn đầu chẳng hạn như là Willem Barents, Henry HudsonAbel Tasman đã tiết lộ cho người châu Âu những vùng lãnh thổ rộng lớn mới. Với sức mạnh hải quân Hà Lan tăng lên nhanh chóng là một lực lượng lớn từ cuối thế kỷ 16, Hà Lan thống trị thương mại toàn cầu trong nửa sau của thế kỷ 17. Họ là bá chủ của biển khơi suốt thời gian này.

Hôm nay, Hà Lan là một phần của Vương quốc Hà Lan . Tính đến ngày 10 Tháng 10 năm 2010, các quốc gia thành phần bên trong Vương quốc Hà Lan là Hà Lan, Aruba, Curaçao, và Sint Maarten. [ Đọc tiếp ]