Cổng thông tin:Lịch sử/Câu nói nổi tiếng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chép mã dưới đây:

{{Chủ đề:Lịch sử/Câu nói nổi tiếng/Định dạng
| image =
| size = 
| rollover = 
| quote= Danh ngôn
| speaker = Người nói
| description = 
| source = 
}}

Lưu trữ[sửa mã nguồn]

Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.


Trong một cuộc cách mạng thường chỉ có hai loại người: những người gây ra nó và những người sẽ hưởng lợi từ nó.

— Napoléon Bonaparte, Hoàng đế Pháp

Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã


Kế một năm, chi bằng trồng lúa. Kế 10 năm, chi bằng trồng cây. Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời. Trồng một, gặt một, ấy là lúa. Trồng một, gặt mười, ấy là cây. Trồng một, gặt trăm, ấy là người"

— Quản Trọng, Chính trị gia thời Xuân Thu

Kể ra, thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể thi hành. Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không hết lòng hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hoà. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy

— Nguyễn Trãi, Công thần khai quốc nhà Lê

Trong những hoàn cảnh khác nhau, tình cảm của nhân loại biến ảo vô thường làm sao! Những thứ hôm nay chúng ta thích, thường là những thứ ngày mai chúng ta ghét, những thứ hôm nay chúng ta theo đuổi thường là những thứ ngày mai chúng ta né tránh, những thứ hôm nay chúng ta mong muốn thường là những thứ ngày mai chúng ta sợ hãi, thậm chí là hồn siêu phách lạc.

— Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất thế giới


Nếu các anh [thành viên bồi thẩm] cảm thấy chắc chắn hành động theo tinh thần của phẩm giá đó, bất kì khi nào các anh tới tòa án để đưa ra phán quyết dựa trên chính nghĩa công chúng, các anh phải nhớ rằng với quyền trượng và huy hiệu tất cả các anh nhận sự ủy thác của lòng tự tôn cổ xưa của Athena

— Demosthenes, Chính khách và nhà hùng biện Hy Lạp

Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.


Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang.


Cứ lên án tôi đi. Điều đó chẳng quan trọng. Lịch sử sẽ xóa án cho tôi

— Fidel Castro, nói năm 1953, khi còn là một luật sư trẻ tuổi tự biện hộ tại phiên tòa xét xử cuộc tấn công thất bại do ông dẫn đầu vào pháo đài Moncada ở tỉnh Santiago de Cuba.

Lịch sử là gì? Là tiếng vang của quá khứ đến tương lai, là sự phản xạ của tương lai về quá khứ.

— Victor Hugo, đại văn hào người Pháp.

Lịch sử là gì? Sự dối trá mà tất cả mọi người đều đồng ý...

— Voltaire, đại văn hào, tác giả, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp.

Nền văn minh là dòng chảy với những bờ đất. Dòng chảy đôi khi tràn ngập con người, trộm cướp, la hét và làm những điều mà các sử gia thường ghi lại, trong khi trên bờ, không được chú ý, con người dựng tổ ấm, yêu nhau, nuôi dưỡng con cái, ca hát, làm thơ và thậm chí dựng tượng. Câu chuyện của nền văn minh là câu chuyện của những điều xảy ra trên bờ. Sử gia là những kẻ bi quan bởi họ tìm đến dòng chảy mà bỏ qua bờ đất.

— Will Durant, nhà sử học, triết gia và tác giả người Hoa Kỳ.

Cái nhìn đầu tiên vào Lịch sử cho chúng ta thấy rằng hành động của con người xuất phát từ nhu cầu, lòng nhiệt huyết, tính cách và tài năng; và khiến chúng ta tin rằng những nhu cầu, lòng nhiệt huyết và mối quan tâm đó là nguồn động cơ duy nhất của hành động.

— Georg Wilhelm Friedrich Hegel, triết gia người Đức.

Sự quyến rũ của lịch sử và bài học bí ẩn mà nó cho ta chính là điều này: thời đại nối thời đại trôi qua, chẳng gì thay đổi nhưng không gì giống như trước nữa.

— Aldous Huxley, nhà văn người Anh

Lịch sử lặp lại, ban đầu là bi kịch, sau là hài kịch.

— Karl Marx, là nhà tư tưởng người Đức

Thứ mực viết lên lịch sử chẳng qua là định kiến hay thay đổi.

— Mark Twain, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ.